ALBERT EINSTEIN

ALBERT EINSTEIN

NGUỒN CẢM HỨNG SÁNG TẠO

VÔ BIÊN KHÔNG DỨT

NHỮNG QUYỂN SÁCH VÀ BÀI VIẾT LIÊN QUAN từ những năm 2000

 của Nguyễn Xuân Xanh

 

Tập tin:Albert Einstein signature 1934.svg – Wikipedia tiếng Việt

Chúng ta không là gì cả. Nhưng những gì chúng ta đi tìm là tất cả.

Friedrich Hölderlin

Thật là một số phận hạnh phúc khi người ta say mê công việc đến hơi thở cuối cùng.

Albert Einstein

Để dễ tìm cho độc giả, dưới đây tôi xin tập hợp lại những quyển sách viết, dịch và bài viết của tôi liên quan đến nhà bác học vĩ đại Albert Einstein đã được giới thiệu trên trang mạng rosetta.vn.. Công việc nghiên cứu Einstein đầu tiên của tôi bắt đầu bằng quyển sách EINSTEIN vào Năm vật lý thế giới 2005 được UNESCO tuyên bố, hoàn tất cuối năm 2006, và được xuất bản tại nxb Tổng hợp năm 2007. Sau đó, tôi cho ra mắt tiếp phiên bản tiếng Việt Thuyết tương đối hẹp và rộng của Einstein được ông viết cho đại chúng, 2014, một tác phẩm kinh điển trong vật lý học đã vắng mặt tại Việt Nam gần một trăm năm qua; và bản dịch chung với Đỗ Thị Thu Trà quyển sách Albert Einstein – Măt Nhân Bản, của hai tác giả Helen Dukas và Banesh Hoffmann, thư ký và cộng sự của Einstein được viết năm 1979, vào dịp sinh nhật thứ 100 năm của ông. Còn lại là một số bài viết về Einstein của tôi sau đó như được trình bày dưới đây. Hy vọng trong tương lai gần chúng tôi còn xuất bản thêm một vài quyển sách nữa của và về Einstein.

Einstein không phải là họa sĩ, nhà soạn nhạc, hay nhà văn theo nghĩa thường. Nhưng những gì ông đã khám phá trong khoa học bằng tài năng và trí tuệ đặc biệt của ông, cũng như di sản tư tưởng toát ra từ ngòi bút sắc bén, đầy hình tượng và nhân bản của ông để lại là những bức tranh tuyệt đẹp về vũ trụ và những giá trị cao quý của con người được nhân loại ngưỡng mộ hơn trăm năm qua, và rất có ý nghĩa cho tư duy và hiểu biết của con người trong thế kỷ 21.

Tôi đã cố gắng 15 năm qua vẽ lại bức tranh đó với những phương tiện và sức lực hạn hẹp, hy vọng được chút gì để truyền đạt cảm hứng cho cộng đồng Việt Nam, nhất là cho các bạn trẻ yêu khoa học, chân lý và tính nhân bản. Mời quý đọc giả cùng làm cuộc hành trình.

 

Đối với những con người hành động, nhận thức một lần về chân lý là không đủ; ngược lại, nhận thức này phải được luôn luôn làm mới lại một cách không mệt mỏi nếu không muốn nó bị mai một. Nhận thức giống một bức tượng cẩm thạch đứng giữa sa mạc và luôn luôn có nguy cơ bị gió cát chôn vùi. Những bàn tay siêng năng phải luôn luôn không ngừng hoạt động để cho cẩm thạch có thế tiếp tục lấp lánh dưới ánh mặt trời.

Albert Einstein

 

CÓ MỘT THỜI PHỤC HƯNG EINSTEIN

TẠI VIỆT NAM?

               

Bằng những công trình của Einstein, chân trời của nhân loại được nới rộng ra vô vàn, và đồng thời hình ảnh của chúng ta hiểu về vũ trụ đã đạt tới một sự hoàn thiện và hài hoà mà người ta đến nay chỉ có thể mơ ước.

Tài năng lớn của Einstein không hề giới hạn vào khoa học. Bằng cách bóc trần những thói quen suy nghĩ cơ bản nhất và tự nhiên nhất mà đến nay không được ai chú ý, ông đã đem lại sự can đảm cho mọi người để phát hiện và dẹp bỏ những thành kiến và sự tự mãn bắt rễ sâu trong mỗi nền văn hoá dân tộc.

Niels Bohr

 

     

Tôi ít nhất có thể linh cảm được rằng, trong vật lý, nơi Albert Einstein là người đại diện nổi tiếng thế giới, đã diễn ra những điều tuyệt vời hơn tất cả những gì óc giả tưởng có thể sáng tác, và quan trọng hơn, có tác dụng biến đổi cho nhân loại và bức tranh thế giới của nó hơn tất cả những gì văn học có thể mang lại.

Thomas Mann

 

Sách EINSTEIN (2007). Giải vàng sách hay quốc gia 2008.

Đây là quyển sách tiểu sử đầu tiên về nhà bác học vĩ đại Albert Einstein dành cho người Việt Nam, ra mắt năm 2007, nhân dịp thế giới kỷ niệm 2005 là năm thần kỳ của Albert Einstein, người mà năm 1905, ở tuổi 26, với 5 bài báo đã thay đổi vĩnh viễn bộ mặt vật lý thế giới, trong đó có bài báo về Thuyết tương đối hẹp có tính cách mạng, chứng minh thời gian và không gian là những đại lượng tương đối. Bài báo có những hệ quả sâu rộng cho ngành vật lý, trong đó có công thức nổi tiếng E = mc2. UNESCO kêu gọi lấy năm 2005 làm Năm vật lý thế giới. Quyển sách được dư luận chào đón rất nhiệt tình, được báo Tuổi Trẻ trích đăng nhiều kỳ. Nhiều nhân cách tên tuổi trong cộng đồng học thuật Việt Nam đã dành cho EINSTEIN những lời khen ngợi hết sức trân trọng. Xin trích vài ý kiến dưới đây. Phạm Xuân Yêm, Nguyên giáo sư vật lý Đại học Paris VI và Giám đốc nghiên cứu CNRS, Paris, nhà vật lý rất uy tín và người từng viết nhiều bài báo vật lý đại chúng có giá trị cho cộng đồng, đã viết:

Không những đây là một cuốn sách hay nhất bằng tiếng Việt, mà ngay cả so với một số sách báo Pháp và Anh mà tôi đọc nhân dịp 2005 là năm vật lý toàn cầu để kỷ niệm đúng một thế kỷ sự ra đời của năm thần kỳ của Einstein cũng như của hai thuyết tương đối hẹp và lượng tử, chưa thấy có quyển sách nào viết về Einstein cho đại chúng mà nội dung phong phú với một ngôn từ sáng sủa đến thế.

Phạm Xuân Yêm, Paris

Xuất bản đầu tiên ngày 31-7-2006, nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 400 trang.

Giải Vàng Sách Hay Quốc Gia 2008. Đã in đến lần thứ 12 (2016).

 

Giá trị lớn của cuốn sách là đã trình bày sinh động quá trình tuy duy, phương pháp luận, tố chất của Einstein dẫn đến những phát minh đó. Đọc cuốn sách này, bạn đọc không nhất thiết phải am hiểu về vật lý lý thuyết hoặc thuyết tương đối. Bạn đọc trẻ có thể học được từ cuốn sách này những đức tính quý báu cho cuộc đời mình – đó là sự lao động trung thực, đức tính hoài nghi những chân lý được coi là vĩnh hằng, yêu tự do tư tưởng, đấu tranh không khoan nhượng những giáo điều không hề được thực tế chứng minh, sự dấn thân vì chân lý, vì hòa bình, vì tương lai của nhân loại. Những đức tính như óc tò mò, trí tưởng tượng, sự kiên trì, không chịu khuất phục trước bất cứ quyền lực áp đặt nào … là những bài học sinh động mà các bạn đọc có thể tìm thấy qua những phát biểu, những ví dụ sinh động trong cuộc đời của Einstein. Chương 10 – “Einstein, Con người giải phóng” và hai phần kết thúc cuốn sách là nhận xét của những nhân chứng lịch sử và phần trích dẫn những phát biểu trong kho tàng tư tưởng của Einstein có giá trị giáo dục đặc biệt cao đối với bất cứ ai coi trọng quyền tự do tư tưởng, sáng tạo, nhân cách trung thực, thái độ cầu thị, bao dung và rộng mở trước những ý tưởng táo bạo.

Lê Đăng Doanh, Hà Nội

Xem đầy đủ tại đây:

https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/ts-le-dang-doanh-gioi-sach-einstein/

Đây là một công trình cực kỳ “ấn tượng”, tôi ganh tị với các độc giả Việt Nam bây giờ nói chung, và các em sinh viên nói riêng, được có một cuốn sách tiếng Việt về một vĩ nhân của loài người, viết bởi một học giả thật sự am hiểu vấn đề, dày công thu thập tài liệu, với một văn phong trong sáng, thân tình. Nếu như 40-50 năm về trước mà tôi có một quyển như vầy để đọc thì chắc bây giờ tôi khá hơn hiện nay rất nhiều.

Trần Hữu Dũng, Dayton, Ohio

Xin xem tiếp ý kiến của GS. Hoàng Tụy, nhà văn Nguyên Ngọc và GS. Jürgen Renn, Giám đốc Viện Max Planck nghiên cứu lịch sử khoa học tạo Berlin, trong sách, (hoặc của Nguyên Ngọc tại đây: https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/nha-van-nguyen-ngoc-gioi-thieu-sach-einstein/)

Tác giả và EINSTEIN (ảnh bìa đầu tiên) trong Hội sách Thành phố tháng 3, 2008.

Sau một năm, EINSTEIN đã in được 5 lần.

Xác nhận Giải Vàng Sách Hay của Hội Xuất Bản Việt Nam năm 2008 cho tác phẩm Einstein

BÁO TUỔI TRẺ VÀ ALBERT EINSTEIN

VÀ NHỮNG GÌ ĐÃ XẢY RA XUNG QUANH QUYỂN SÁCH EINSTEIN

Sau khi EINSTEIN ra mắt cuối tháng 7, 2006, thì những ngày cuối tháng 2, và đầu tháng 3, 2007, nhật báo Tuổi Trẻ đã trích đăng năm kỳ liên tiếp với tiêu đề

“Albert Einstein – Đi tìm chân lý”

Kỳ 1: Người “mơ mộng”

27/02/2007 01:47 GMT+7

https://tuoitre.vn/nguoi-mo-mong-188763.htm

Kỳ 2: Lật đổ trật tự cũ

28/02/2007 03:04 GMT+7

https://tuoitre.vn/albert-einstein—ky-2-lat-do-trat-tu-cu-188933.htm

Kỳ 3: Giã từ nước Đức

01/03/2007 01:17 GMT+7

https://tuoitre.vn/gia-tu-nuoc-duc-189093.htm

Kỳ 4: Giấc mơ “hòa bình vĩnh cửu”

02/03/2007 06:42 GMT+7

https://tuoitre.vn/giac-mo-hoa-binh-vinh-cuu-189229.htm

Kỳ 5: Nhà giáo dục nhân bản

03/03/2007 05:15 GMT+7

https://tuoitre.vn/nha-giao-duc-nhan-ban-189385.htm

Loạt bài này đã giúp quảng bá trên quy mô cả nước cho EINSTEIN. Số lượng ấn bản (tirage) của Tuổi Trẻ lúc đó lên tới khoảng 450.000/ngày, là số lượng lớn nhất lúc đó của một nhật báo in tại Việt Nam. Ngày 8-3-2007 sau đó, Thời Báo Kinh tế Sài gòn, dưới quyền Tổng biên tập Võ Như Lanh, cũng đã đăng bài điểm sách về EINSTEIN với những lời khen ngợi và nhận xét sâu sắc của TS Lê Đăng Doanh. Các báo Thanh Niên (Phạm Xuân Yêm), Người Lao độngSài gòn Giải Phóng (Hồng Lê Thọ), Câu lạc bộ Khoa học-Kỹ thuật Việt Kiều (TSKH Trần Hà Anh), Tia Sáng (Nguyên Ngọc), Báo Nhịp Cầu Đầu Tư, và nhiều blogs đều giới thiệu. Có thể nói, đa số những tờ báo lớn ở Việt Nam đều viết về quyển sách với niềm vui và thích thú.

Đặc biệt Đài Truyền hình Việt Nam VTV1 ngày 28. 3. 2007 đã phát đi bài giới thiệu về quyển sách trong mục Mỗi ngày một quyển sách:

http://www.youtube.com/watch?v=akTHkFcGtnA

(phân nửa) và tiếp theo:

http://www.youtube.com/watch?v=6fWvKQ5F-g8

Ở hải ngoại, một loạt bài bình luận và phỏng vấn tích cực xuất hiện trên các báo điện tử như diendan, vietsciences, “ăn mài văn chương”. Các bạn Việt kiều Đức, qua lời kêu gọi của Ủy Ban Tương Trợ, đã quyên góp mua “1000 quyển EINSTEIN cho Việt Nam” để tặng các trường học, thư viện cả nước. Một công ty dược phẩm EU lớn đã mua 1.000 quyển in riêng cho họ để tặng các khách hàng của họ.

TS Lê Đăng Doanh đã kêu gọi:

“Tôi mong rằng thư viện các trường đại học, các viện nghiên cứu sẽ đặt cuốn sách này ở vị trí trang trọng, mong các thầy giáo cùng với câu lạc bộ học sinh, sinh viên cùng đọc, cùng trao đổi về cuốn sách này vì nó đóng góp cho việc đổi mới phương pháp học tập và giảng dạy ở nhà trường chúng ta. […] Mong rằng cuốn sách này sẽ chắp cánh cho trí tuệ và tâm hồn các thế hệ trẻ Việt Nam trên bước đường chinh phục những đỉnh cao của khoa học, đóng góp xứng đáng cho công cuộc phát triển đất nước và chấn hưng dân tộc” và “các vị manh thường quân hãy tặng cuốn sách này đến các thư viện công cộng hay những học sinh, sinh viên hiếu học làm món quà tinh thần quý giá”.

Có thể nói, Albert Einstein đã “bùng nổ” ở Việt Nam. Sau bao nhiêu năm ngưỡng mộ giờ đây mọi người có thể nhìn thấy ông toàn diện. Người Việt Nam đã có “Einstein của mình”, cũng như Einstein bắt đầu “có mặt” ở Việt Nam với công chúng. Sau ngót 100 năm, vì hoàn cảnh chính trị, Việt Nam đã “lỡ hẹn” với ông trong những đợt sóng ngưỡng mộ năm 1919 khi ánh sáng được xác nhận lệch trên trời, và 1979 khi thế giới kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của ông, giờ đây người Việt Nam có thể ngưỡng mộ ông trước một bức tranh màu sắc và phong phú chưa từng có được bổ sung từ những nghiên cứu mới nhất về ông của “Năm vật lý thế giới” do UNESCO kêu gọi. Tôi tin rằng, đó là Thời Phục Hưng Einstein tại Việt Nam.

 

                                                             

Ai một lần được tiếp xúc với những tài năng vĩ đại sẽ thay đổi thước đo tinh thần cho cuộc đời, và cuộc tiếp xúc như thế là điều thú vị nhất cuộc đời có thể mang lại được.

Hermann von Helmholtz

Nhà vật lý-bác học Đức thế kỷ 19

Tôi khiêm tốn hy vọng rằng những nghiên cứu, biên soạn kiên trì về nhà bác học vĩ đại Albert Einstein sẽ góp phần làm một cuộc tiếp xúc như thế giữa Einstein người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Ông là người đã thay đổi được thước đo của thời gian, không gian, khối lượng, và thế giới quan khoa học, định kiến con người, thì hy vọng có thể truyền cảm hứng, nhận thức, để thay đổi thước đo tinh thần của những người tiếp xúc ông, dù họ hoạt động trong lãnh vực nào. Đất nước cũng đang cần một sự thay đổi thước đo tinh thần toàn diện để phát triển lên những giá trị cao hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

CẬP NHẬT (8/1/2021): Tác giả nhận được thêm vài ý kiến của các học giả sau đây về ý nghĩa của Einstein, với lòng biết ơn và trân trọng:

Tri thức và khoa học là không biên giới, nhưng ở đâu trí thức và khoa học được phổ biến, ở đó cái Thiện và Chân lý sẽ được tôn vinh. Trong ý nghĩa đó, đóng góp của anh Nguyễn Xuân Xanh rất đáng được trân trọng và biểu dương.

Huỳnh Bửu Sơn

Nhà kinh tế tài chánh trong Nhóm Thứ Sáu

 

Trước khi bước qua thế kỷ 21, Tạp chí TIME đã bình chọn Albert Einstein là “nhân vật có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20” (Person of Century). Ông không chỉ là nhà bác học thiên tài mà còn là một nhà hiền triết của nhân loại, không chỉ là tên của một vĩ nhân mà còn là tên của một thời đại, thời đại Einstein. Thế nhưng không phải ai cũng có cơ hội biết đến và cảm nhận được tầm vóc khoa học và tầm vóc văn hóa của ông. Trong suốt 15 năm qua, có một người đã miệt mài “đưa” Einstein bằng tiếng Việt vào Việt Nam cho người Việt ta, nhất là người trẻ, đó chính là học giả Nguyễn Xuân Xanh, người được mệnh danh là “nhà Einstein học” của Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của ông về Einstein là cuốn Einstein. Ở góc độ của người làm giáo dục, tôi thấy cuốn sách quý này đã và sẽ góp phần lan tỏa mạnh mẽ tinh thần khoa học và tinh thần nhân bản của Eintein tại Việt Nam, đặc biệt là góp phần truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần khoa học, giấc mơ khoa học cho thế hệ trẻ Việt Nam. Tôi mong tác phẩm Eintein của học giả Nguyễn Xuân Xanh có mặt rộng rãi ở các thư viện, trường học và tiếp tục đến tay đông đảo độc giả, nhất là độc giả trẻ trên khắp cả nước. Việt Nam ta sẽ có thêm nhiều nhà khoa học giỏi với tinh thần nhân văn sâu sắc khi được nuôi dưỡng bởi những tác phẩm văn hóa khoa học quý giá như thế này.

Giản Tư Trung

Nhà giáo dục, Viện trưởng viện IRED

ĐỌC EINSTEIN

Hai trong rất nhiều trang có thể tìm thấy trên mạng:

  1. Trang đọc sách EINSTEIN của Tu viện Tường Vân, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, TP Hồ Chí Minh

Einstein – Nguyễn Xuân Xanh

2. CUỘC ĐỜI ALBERT EINSTEIN / NGUYỄN XUÂN XANH / PHẦN 1 / AUDIOBOOK / ĐI và ĐỌC:

Dec 12, 2020

https://www.youtube.com/watch?v=x3RogopfHdo

Có thể áp dụng cho người khiếm thị.

Từ nhiều năm qua có một số video đọc sách EINSTEIN như thế.

 

SÁCH THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP VÀ RỘNG CỦA ALBERT EINSTEIN

VIẾT CHO ĐẠI CHÚNG

Sách Thuyết tương đối hẹp và rộng của Einstein (2014)

Đây là quyển sách của Einstein viết cho đại chúng, sau gần 100 năm được dịch sang tiếng Việt và có mặt tại Việt Nam. Ngày 14. 1. 2016 đài VTV đã phát đi bài giới thiệu rất súc tích trên mục Mỗi ngày một quyển sách:

“THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP VÀ RỘNG” – NGUỒN CẢM HỨNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC:

https://vtv.vn/moi-ngay-mot-cuon-sach/thuyet-tuong-doi-hep-va-rong-nguon-cam-hung-kham-pha-khoa-hoc-20160114133200962.htm

 

Lần đâu tiên xuất bản năm 2014 tại nxb Tổng hợp TP HCM,

300 trang hơn, với lời dẫn nhập Cuộc lệch giờ trăm năm

 

Thuyết tương đối rộng đối với tôi trước đây và ngay cả bây giờ, như một thành tựu lớn nhất của tư duy con người về tự nhiên, sự kết hợp của chiều sâu triết học, trực giác vật lý và nghệ thuật toán học một cách đáng ngạc nhiên.

Max Born

 

Thưa Quý Ngài! Các quan niệm về không gian và thời gian mà tôi muốn trình bày với Quý Ngài là phát triển từ miếng đất vật lý thực nghiệm. Sức mạnh của chúng là ở chỗ đó. Khuynh hướng chúng là triệt để. Từ giờ phút này trở đi, không gian xét riêng và thời gian xét riêng chỉ còn là cái bóng, và chỉ có một thể liên kết của cả hai mới giữ vững được tính độc lập.

Hermann Minkowski

Đây là bản dịch đầu tiên tiếng Việt của quyển sách nổi tiếng Thuyết tương đối hẹp và rộng, do chính tay Einstein viết cho đại chúng. Lời nói đầu của ông cho quyển sách viết:

Cuốn sách nhỏ này mong muốn truyền đạt một sự hiểu biết thấu đáo khả dĩ về lý thuyết tương đối đến những bạn đọc mà, từ một quan điểm triết học và khoa học tổng quát, có mối quan tâm đến lý thuyết, nhưng không nắm vững công cụ toán học của ngành vật lý lý thuyết. Cuốn sách tuy ngắn, nhưng đòi hỏi ở phía người đọc một trình độ học vấn phổ thông, khá nhiều kiên nhẫn và ý chí mạnh. Tác giả đã nỗ lực cao nhất để trình bày những ý tưởng cơ bản cho rõ ràng và dễ hiểu, và xét toàn bộ, đúng theo trình tự và mối quan hệ mà chúng đã thực sự hình thành. Lấy sự sáng tỏ làm trọng, tôi thấy không thể tránh khỏi việc lặp đi lặp lại mà không chú ý đến vẻ thanh nhã trong cách trình bày. Tôi tuân thủ nguyên tắc của nhà vật lý lý thuyết thiên tài L. Boltzmann: ta nên để vẻ thanh nhã cho người thợ may hay thợ giày chăm chút. Tôi tin mình không giấu giếm trước bạn đọc những rối rắm vốn nằm sẵn trong bản chất của sự vật. Ngược lại, tôi đã trình bày các cơ sở vật lý và thực nghiệm của lý thuyết một cách ‘ghẻ lạnh’, để những bạn đọc nào ít quen thuộc hơn với vật lý sẽ không có cảm giác như một người đi dạo chỉ thấy cây mà chẳng thấy rừng. Hy vọng quyển sách mang lại cho ai đó những giờ hứng khởi của sự gợi mở.

Albert Einstein

Tháng 12 năm 1916

Werner Heisenberg, lúc còn là sinh viên, rất giỏi toán, muốn theo đuổi ngành này, nhưng khi đọc quyển sách Thuyết tương đối, đã quyết định:

“…Vì thế tôi quyết định, trong thời gian học tiếp của tôi trên đại học, bằng mọi giá đi nghe các bài giảng về thuyết tương đối của Einstein.

Bằng trải nghiệm đó, nguyện vọng ban đầu học toán của tôi đã âm thầm được chuyển sang hướng Vật lý lý thuyết không hay biết, ngành mà tôi lúc đó hầu như không ý thức là gì.

Quyển sách trên được Einstein xuất bản năm 1917 bằng tiếng Đức. Năm 1919, ông nổi danh như cồn sau khi độ lệch ánh sáng trên trời ông tiên đoán được đoàn thám hiểm Anh xác nhận, quyển sách đó được dịch ngay sang các tiếng nước ngoài. Đầu tiên sang tiếng Anh, năm 1920. Sau đó sang tiếng Nhật năm 1921, và tiếng Hoa năm 1922. Vậy mà đến năm 2014 viên ngọc quý đó của ngành vật lý hiện đại mới được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Từ sự kiện đó, trong phiên bản tiếng Việt, tôi viết lời dẫn nhập với cái tên Cuộc lệch giờ trăm năm. Ngoài ra trong phần phụ lục của quyển sách còn có thêm những bài viết của Einstein, Eddington, Planck, Poincaré, Newton và Mach xung quanh chủ đề thuyết tương đối do tôi sưu tầm và chuyển ngữ.

Sách Einstein, Thuyết tương đối hẹp và rộng (2018)

Với những lời bình rất trân trọng của Phạm Xuân Yêm (Paris), Nguyễn Trung (Hà Nội), Nguyễn Trọng Hiền (CalTech), và Phạm Việt Hưng (Úc) về quyển sách và ý nghĩa phong phú của nó cũng như của Thuyết tương đối.

Với thuyết tương đối Einstein, tư duy của nhân loại về vũ trụ đã bước lên tới một bậc thang mới. Tình huống giống như một bức tường từng ngăn cách chúng ta với sự thật thình lình bị sụp đổ: bây giờ các tầm xa và chiều sâu trước mắt chúng ta như được mở khóa mà những khả năng của chúng chưa được chúng ta hình dung hết. Chúng ta đã tiến một bước vĩ đại đến gần sự thấu hiểu bản chất của lý tính vốn nằm trong các diễn biến của thế giới vật lý.

Hermann Weyl

Thưa Quý Bà, Quý Ông,

Lý do tôi nhận lời mời của trường Đại học Eidgenössische Technische Hochschule (ETH) làm một bài diễn thuyết về Einstein là vì ngày nay, Toán học, Khoa học tự nhiên và Triết học đan kết chặt chẽ với nhau đến độ những người không chuyên môn cũng phải nghiên cứu những thắt nút cực kỳ phức tạp này. Bởi vì nếu chúng ta để họ một mình, chúng ta cuối cùng sẽ đuổi họ trở về các Ghetto của các ngành chuyên môn của họ.

Friedrich Dürrenmatt

Nhà văn và soạn kịch Thụy Sĩ

Tái bản nhân kỷ niệm 100 năm Thuyết tương đối rộng 1915-1916,

với lời tựa mới Một trăm năm nhân kỷ niệm 100 năm của thuyết này.

Vài trích dẫn:

Khoảng gần mươi năm nay ở Pháp các sách giáo khoa vật lý lớp 12 và thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đều có một chương bắt buộc dành cho thuyết tương đối hẹp với khái niệm cách mạng về thời gian giãn nở (càng bay nhanh càng trẻ lâu) và phương trình của thế kỷ E= mc2.

Các thày giáo Trung học, Đại học ngoài ngành, hay thậm chí chuyên ngành vật lý cũng nên tham khảo cuốn sách độc đáo và phong phú này của Einstein về thuyết tương đối hẹp và rộng được ông viết cho đại chúng để giải thích một cách trực quan các khái niệm mới lạ mang tính chất cách mạng như thời gian giãn nở, không gian đàn hồi cong uốn, cũng như những hệ quả sâu rộng của những khái niệm đó.

Trải qua hơn một thế kỷ, quyển sách Thuyết tương đối hẹp và rộng vẫn còn là một viên ngọc bích của vật lý hiện đại, và vẫn còn được tiếp tục tái bản và đọc trên thế giới. Nó được liệt vào hàng các tác phẩm “kinh điển” cần phải có trong tủ sách trí thức, nhất là của giới trẻ.

Phạm Xuân Yêm

Nguyên giáo sư Đại học Paris VI và giám đốc CNRS, Paris

 

Hôm nay sách đã tới, tôi đọc liền phần dẫn nhập. “Sự lệch giờ” lịch sử ngót một trăm năm và “sự cô đơn truyền kiếp” nhiều thế kỷ cho đến tận hôm nay của nước ta trong trào lưu phát triển của thế giới là nỗi đau lớn nhất của dân tộc Việt Nam ta. Đọc khoa học tự nhiên mà lại đau nỗi đau nhân thế! Chỉ còn lại một câu trả lời duy nhất: Mỗi người trong cả cộng đồng dân tộc chúng ta phải làm sao tự thức tỉnh sự cô đơn này và chung tay đưa đất nước vượt qua nó!

Hôm nay tôi đọc lại một lần nữa phần dẫn nhập anh viết cho “Thuyết tương đối hẹp và rộng – Albert Einstein” – tôi chưa muốn đọc vội vào bản thân quyển sách. Tôi có cảm tưởng tôi đang được nghe một tiếng kèn đánh thức đầy thôi thúc mọi người ra khỏi cái ngủ đã quá trễ. Anh viết hay quá, là chuyện khỏi phải nói. Song anh đang thôi thúc mọi người vượt qua “cái trễ trăm năm” – điều này quan trọng hơn nhiều. Cảm nghĩ này khiến tôi đề nghị anh phá cách: Anh nên cho đăng toàn văn phần dẫn nhập trên mọi trang mạng có thể. Tôi tha thiết mong anh làm việc này, vì đất nước này, anh ạ. Chào anh. Thân mến.

Nguyễn Trung

Nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt

 

Điều đó cũng có nghĩa là nếu chúng ta hôm nay, nhất là các bạn trẻ, đọc cuốn sách này của Einstein mà nhiều chỗ chưa hiểu, thì điều đó có hề gì?

Chắc gì một cuốn sách đọc hiểu hết đã thú vị hơn một cuốn sách có nhiều chỗ chưa hiểu?

Đây nhé, bạn hãy giở cuốn sách của Einstein ra, “Thuyết tương đối hẹp và rộng”, sẽ có vô số điều có thể kích thích trí tò mò của bạn. Thí dụ, ngay chương mở đầu: “Ý nghĩa vật lý của các định lý hình học”. [vân vân]

Phải nói rõ thêm rằng phần tư liệu lịch sử của cuốn sách là tuyệt vời. Tôi tìm thấy ở đó nhiều tư tưởng sâu sắc mà bất cứ một người yêu vật lý nào, thậm chí bất cứ ai có tư tưởng và quan tâm đến các tư tưởng triết học tự nhiên, cũng cần biết và nên biết.

Phạm Việt Hưng

Nhà báo khoa học và giảng viên đại học

 

Einstein viết “Tương Đối” cho bạn đọc phổ thông rất sớm. Lúc viết cuốn sách này, Einstein hãy còn rất trẻ, 37 tuổi đời. Vậy mà ông đã có lối dạy của những người đã từng nếm trải.

Einstein dạy cho tôi nghi ngờ mấy chữ “cao siêu khó hiểu” … Einstein chỉ cho thấy chẳng có chi khó hiểu cả. Người ta hiểu được thì mình cũng hiểu được.

Chúng ta học từ Einstein rất nhiều. Ngay cả lối giải thích cho quần chúng mình cũng bắt chước ông ấy. Tôi để ý thấy những nhà vật lý hàng đầu về sau, như Feynman, như Weinberg… trong cách nói chuyện khoa học với quần chúng, họ cũng học Einstein: trình bày phải trung thực và thoả đáng. Tôi đọc Einstein thấy ông là bậc thầy ở điều này.

Công trình nguyên thuỷ của Einstein, “Nền tảng của Lý thuyết Tương Đối Tổng Quát” cũng được viết như thế. Ngày nay hàng chục cuốn sách giáo khoa về Tương Đối đã được viết ra, nhưng cốt lõi của chúng vẫn từ những dòng chữ nguyên thuỷ của Einstein. Bạn đọc muốn nếm hương vị đến từ trăm năm trước mà vẫn còn tươi mới, muốn trải nghiệm giá trị kinh điển của một tác phẩm kinh điển? Hãy đọc Einstein.

Có lẽ vì thế mà cuốn sách này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và tái bản nhiều lần. Như Nguyễn Xuân Xanh đã có lần nói, rằng về thực chất, “cuốn sách của Einstein là di sản văn hoá thế giới.”

Nguyễn Trọng Hiền

Nhà Vật lý thiên văn, JPL/Caltech

ALBERT EINSTEIN – MẶT NHÂN BẢN

THE HUMAN SIDE (2017)

Albert Einstein – Mặt Nhân Bản – The Human Side (2017)

Do Đỗ Thị Thu Trà và Nguyễn Xuân Xanh chuyển ngữ từ Albert Einstein-The Human Side

của Helen Dukas và Banesh Hoffmann. Nxb Tổng hợp TP HCM, 2017,

gần 200 trang, với lời dẫn nhập Einstein, Sự nổi tiếng và Nước Mỹ của Nguyễn Xuân Xanh

 

Bây giờ ở những người anh hùng, những con người xứng đáng làm gương mẫu đích thực này, mối quan tâm về con người, về tên tuổi, về khuôn mặt và cử chỉ đối với chúng ta là chính đáng và tự nhiên.

Hermann Hesse

Vị anh hùng mới xuất hiện, như từ một bản thiết kế thần thánh, đúng vào lúc những người hùng cũ bị chôn vùi trong đống gạch vụn của chiến tranh. Chiến sĩ, vua chúa, chính trị gia, tu sĩ, lãnh đạo của giới công nghiệp – tất cả đều thất bại. Giai cấp thượng đẳng cũ bị tụt xuống thành hạ đẳng, Disenchantment (Sự giải mê) là tên thích đáng của một trong những quyển sách tinh tế nhất được viết về chiến tranh. Trước chiến tranh, giới trí thức có giá trị rất ít, nhưng sau chiến tranh, theo chân của Einstein, họ có giá trị nhiều hơn. Einstein giờ đây trở thành một lực, hay ít nhất một nhân vật nổi danh, trên thế giới.

Fritz Stern

Nhà sử học Mỹ gốc Đức

Khoa học của Einstein là một ‘sự đập phá thánh tượng’ mãnh liệt, sự đánh đổ các khái niệm quan trọng của Newton về không gian và thời gian tuyệt đối, những khái niệm rất dễ chịu và không gây sợ hãi. Khoa học của ông mở ra cánh cửa đến một thế giới chưa biết, một thế giới vượt qua khỏi quan niệm của giác gian – một thế giới vô hình với những tính chất huyền bí và hiệu ứng kỳ lạ. Một khi ai bước vào thế quan mới này, người đó không thể trở lại. Giống như một vị anh hùng huyền thoại trở về từ cuộc phiêu lưu tìm kiếm, bạn sẽ xuất hiện như một con người đã được biến đổi, với một quan niệm mới về thực tại. Đó là khoa học như một nghi thức truyền tâm ấn, khoa học như một sự thỏa mãn tâm linh. Các ý tưởng của Newton có lẽ cũng có một tác dụng tương tự lên các bộ óc triết học của đầu thế kỷ mười tám, bởi vì chúng cũng mở ra những mối liên kết giữa trời và đất, Hấp dẫn được xem như một lực vô hình huyền bí, có nguồn gốc nằm trong vật chất bởi những cơ chế ẩn mình và truyền đi tức thì xuyên qua không gian không thể giải thích được. Khoa học Newton nghiên cứu thực tại sờ mó được trong khi khoa học của Einstein vượt xa hơn. Một tượng thánh khác cho một thời đại khác.

Marcelo Gleiser

Nhà vật lý học Mỹ

Cơn sốt lễ kỷ niệm một trăm năm (sinh nhật của ông) dâng lên về một con người mà những ý tưởng đã định dạng lại vũ trụ. Ông là một Merlin thời hiện đại, làm hiện ra những khái niệm mới đáng ngạc nhiên về không gian và thời gian, thay đổi vĩnh viễn sự nhận thức của con người về vũ trụ – và về chính ông. Ông là cha đẻ của thuyết tương đối và báo hiệu thời đại nguyên tử với công thức nổi tiếng của ông: E = mc2. Tiếng tăm ghê gớm của ông không làm xói mòn nhân tính đơn giản của ông. Ông lên tiếng một cách can đảm chống lại bất công xã hội. Trong những năm cuối cùng, mặt những bộ đồ thùng thình, tóc bạc của ông không bao giờ chải giống như con chó chăn cừu, ông giúp bọn trẻ làm bài tập về hình học (mà ông ưa thích từ nhỏ, tác giả), vẫn yêu thích lái thuyền buồm, đánh các điệu nhạc Mozart ….

TIME số ngày 19.2.1979 viết nhân kỷ niệm sinh nhật 100 năm của Einstein

(Trong sách EINSTEIN)

Quyển sách này chứa đựng trích dẫn của Albert Einstein từ những lá thư của ông gửi đến nhiều đối tượng, hay từ những ghi chép của ông, về nhiều đề tài khác nhau, triết học, khoa học, chính trị, âm nhạc, nhân văn v.v… Trong những năm sống ở Princeton mỗi ngày ông nhận được một núi thư đủ loại. Việc sưu tầm và chọn lọc được cô thư ký riêng Helen Dukas và cộng tác viên vật lý Banesh Hoffmann của ông thực hiện. Đây cũng là hai tác giả từng có tác phẩm nổi tiếng “Albert Einstein: Người kiến tạo và Kẻ nổi loạn”, một trong những biography đầu tiên về ông.

Quyển sách Mặt Nhân Bản được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên năm 1979 tại Mỹ, lúc kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Einstein. Chỉ trong vòng vài tuần các quầy sách ở Mỹ đã bán hết 10.000 bản.

Chúng tôi rất vui mừng được thấy quyển sách này ra mắt độc giả Việt Nam trong dịp Tết Đinh Dậu 2017, do Đỗ Thị Thu Trà và tôi dịch và chú giải (Nxb Thành phố). Phần cuối quyển sách đăng lại bản gốc tiếng Đức của hầu hết những trích dẫn quan trọng có nguồn tiếng Đức để các độc giả quen thuộc ngôn ngữ này có thể thưởng thức văn phong của ông. AE có một văn phong tiếng Đức được công nhận là rất đặc sắc. Nhiều bài thơ của ông được chuyển ngữ sang tiếng Việt.

Một trong chúng tôi có viết thêm “Tiểu luận dẫn nhập” với tiêu đề “Einstein, Sự nổi tiếng, và Nước Mỹ”, nói lên tại sao Einstein nổi tiếng như thế, Einstein như một genius có ý nghĩa gì đối với nước Mỹ, và Nước Mỹ như vùng đất hứa có ý nghĩa gì đối với Einstein, và sự kết hợp của cả hai có ý nghĩa gì đối với sự phát triển khoa học của thế giới.

Nói như Werner Heisenberg, “Không gian trong đó một con người phát triển như một bản thể trí thức (geistiges Wesen) có nhiều chiều hơn không gian vật lý anh ta chiếm”, quyển sách này giúp hiểu thêm những “chiều khác” của Einstein.

Một trong những điều thú vị là Einstein đặt chân lên nước Mỹ đúng 100 năm sau Alexis de Tocqueville (bất diệt với tác phẩm Nền Dân trị Mỹ) và với trực giác chính trị nhạy bén, Einstein đã có những nhận xét sắc bén về nền dân chủ Mỹ giống như những nhận xét mà Tocqueville đã đưa ra 100 năm trước đó.

Mặt khác, cha đẻ tinh thần của “Viện nghiên cứu cao cấp Princeton”, nơi Einstein sẽ chuyển “Chiếc ghế Giáo Hoàng vật lý” về đó, biểu tượng của sự chuyển dịch trung tâm khoa học thế giới từ châu Âu sang châu Mỹ, là nhà giáo dục đại học Abraham Flexner. Ông đã lựa chọn tinh thần nào để làm hồn cho nó? Ông đã chọn tinh thần của Wilhelm von Humboldt để gửi gắm.

Einstein cũng chứng kiến sự kỳ thị chủng tộc tệ hại phát triển mạnh mẽ ở Mỹ những năm sau Thế chiến thứ hai, gần một trăm năm sau cuộc Nội chiến. Ông đã không ngần ngại nói lên tiếng nói chống đối của mình, cũng như có nhiều hành động đoàn kết với những người da màu, làm cho ông được họ yêu thương. Đề tài Einstein và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chỉ mới được biết đến nhiều gần đây. Một quyển sách không thể thiếu cho những ai muốn tìm hiểu hay ngưỡng mộ Einstein.

Nguyễn Xuân Xanh
Xuân Đinh Dậu 2017

Vài trích dẫn từ sách:

Tại sao không ai hiểu tôi và mọi người lại thích tôi?

Đo lường một cách khách quan, những gì mà một người có thể giành được từ Chân lý bằng những nỗ lực cháy bỏng là vô cùng ít ỏi. Nhưng sự phấn đấu (sẽ) giải phóng chúng ta ra khỏi sự trói buộc của cái ngã, và làm cho chúng ta trở thành những người cùng chí hướng của những con người vĩ đại nhất. 

Thật đáng thương làm sao khi một nhà vật lý lý thuyết đứng trước Tự nhiên – và trước các sinh viên của ông ta!

Nghiên cứu khoa học được dựa trên ý tưởng rằng tất cả mọi thứ xảy ra đều được qui định bởi các định luật tự nhiên, và điều này cũng đúng cho hành động của con người. Vì lẽ đó, một nhà khoa học sẽ khó có khuynh hướng tin rằng sự xảy ra của các sự kiện có thể chịu ảnh hưởng bởi một lời cầu xin, nghĩa là bởi một điều ước được gửi đến một Đấng siêu nhiên.

Tuy nhiên, phải thú nhận rằng, hiểu biết thực sự của chúng ta về những định luật này vẫn còn là một tác phẩm chắp vá và không hoàn chỉnh, do đó cuối cùng sự tin tưởng vào sự tồn tại của các định luật cơ bản bao quát trong Tự nhiên cũng còn được dựa trên một dạng đức tin. Tuy nhiên, đức tin này cho đến nay phần lớn đã được các thành công của nghiên cứu khoa học khẳng định là đúng.

Nhưng mặt khác, những ai nghiêm túc theo đuổi khoa học đều tin tưởng rằng một tinh thần (spirit, Geist) vô cùng ưu việt so với tinh thần của con người đang ngự trị trong các định luật của Vũ trụ, mà đối diện với nó, chúng ta, với sức lực khiêm tốn của mình, phải lùi bước khiêm nhường. Vì vậy, sự theo đuổi khoa học dẫn đến một loại cảm xúc tôn giáo đặc biệt […].

Những sự kiện ngoại cảnh, những cái có khả năng quyết định phương hướng tư duy và hành động của một người, có thể xảy đến trong mỗi đời người. Nhưng đối với hầu hết mọi người, những sự kiện như vậy không có tác động gì cả. Đối với tôi, khi còn là một cậu bé, cha tôi đã đem cho tôi xem một chiếc la bàn nhỏ, và ấn tượng vô cùng lớn mà nó tác động lên tôi chắc chắn đã có một vai trò quan trọng trong đời tôi.

Nếu một sinh viên già có thể nói đôi lời ngắn ngủi với các bạn, thì đó sẽ là điều này: Đừng bao giờ xem việc học tập của các bạn như một bổn phận, hãy xem nó như một cơ hội đáng ganh tị để hiểu biết tác dụng giải phóng của cái đẹp trong lãnh vực tinh thần, vì niềm vui cá nhân của các bạn, và vì lợi ích của cộng đồng mà sau này bạn sẽ phụng sự.

Albert Einstein

 

TÀI NĂNG, THIÊN TÀI, VÀ ÓC TÒ MÒ

TÀI NĂNG (talent) là người giải được những vấn đề đã được đặt ra mà chưa ai giải được.

THIÊN TÀI (genius) là người giải được những vấn đề chưa hề có ai đặt ra.

Arthur Schopenhauer, Nhà triết học Đức

“TÔI KHÔNG thông minh, tôi chỉ tò mò một cách đam mê.”

Albert Einstein

Einstein không những giải được nhiều bài toán của quá khứ, như hiệu ứng quang điện, chuyển động điểm cận nhật của sao Thủy (Mercury) mà còn khám phá cả một thiên hà như Thuyết tương đối rộng – do ông tự đặt ra mà chưa ai nghĩ đến – với những hệ quả sâu rộng và lâu dài của nó.

 

Thật là một số phận hạnh phúc khi người ta say mê công việc đến hơi thở cuối cùng. Nếu không, người ta sẽ phải gánh chịu quá nhiều sự ngu ngốc và điên rồ của con người, như những thứ này chủ yếu được thể hiện trong chính trị.Albert Einstein

Ở trên là mẫu viết tay của Albert Einstein trong thư gửi cho bạn thân ông, Michele Besso, ngày 24.7.1949. Besso là một thành viên của nhóm Akademie Olympia được thành lập thời sinh viên có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của Einstein.

 

“Tôi tin rằng hút thuốc điếu góp phần vào việc phán xét khách quan và điềm tĩnh trong mọi vấn đề của con người” (Einstein, 1950). Lái thuyền buồm là môn thể thao ưa thích của Einstein, vì nó “tiêu hao ít năng lượng nhất”.

                                 

KHÔNG MỘT NGÀY KHÔNG CÓ EINSTEIN

Và rồi Einstein ở đâu hôm nay? Trong những công việc tìm tòi, nghiên cứu của chúng ta, trong thí nghiệm, tính toán. Trong những sách giáo khoa đại học từ vật lý đến lịch sử của văn hóa. Trong những lời nói dí dỏm của chúng ta. Trong trái tim của bạn bè và đồng nghiệp của chúng ta gọi điện lúc nửa đêm kể cho nhau nghe về một ý tưởng ngớ ngẩn để giải một bài toán ngớ ngẩn làm sao. Trong trái tim của những nghệ sỹ, doanh nhân và người thợ điện và triết gia mà chúng ta gặp, những người muốn biết công thức E = mc2 có nghĩa gì khi họ biết chúng ta là những nhà vật lý. Trong tất cả những người trí thức biết làm thế nào để dễ thương, khiêm tốn, và đùa bỡn với truyền thông đại chúng. Trong những người tỏ rõ lập trường. Trong những cuộc biểu tình chống lại vũ khí hạt nhân. Trong tất cả những người trẻ biểu lộ một chút bất kính đối với quyền uy, và trong tất cả những người lớn tuổi có quyền uy nhưng có tư tưởng cấp tiến. Trong những người đã trốn chạy khỏi những gia đình bạo hành và áp bức, và những nhà giáo dục đầu óc hẹp hòi. Trong những sinh viên của chúng ta, những em có thể giải được một bài toán mà chúng ta không thể giải. Trong tất cả những người chúng ta nghĩ là những thiên tài thơ ngây không xem mình là quan trọng lắm. Trong tất cả những nhà vật lý cứng đầu và khó tính, những người nghĩ về những bài toán vật lý là lý do tồn tại của mình. Và trong tất cả những người tìm cách giải quyết những bài toán mà họ biết họ không thể hay sẽ không giải được.

Maria Spiropulu

Nhà nữ vật lý học hạt, Viện công nghệ Caltech, Pasadena, California

100 NĂM ÁNH SÁNG LỆCH TRÊN TRỜI

(1919-2019)

100 năm ánh sáng bị lệch trên trời

Tháng 11, năm 1919, các đoàn thám hiểm khoa học Anh quốc đã quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần, đo đạt độ lệch của ánh sáng khi đi qua mặt trời, đã đi đến kết luận không tiền khoán hậu: Xác nhận độ lệch của ánh sáng với một góc đúng theo tiên đoán của Thuyết tương đối rộng của Einstein. Qua đêm, Einstein nổi tiếng như cồn trên khắp hành tình. Lịch sử khoa học sang trang. Einstein là “người anh hùng” mới, thay thế sự ngự trị của Newton gần 250 năm. 100 năm sau, tháng 11, 2019, tạp chí Tuổi Trẻ Cuối Tuần đã đồng hành với tác giả trong việc kỷ niệm sự kiện chấn động này.

                        

 

Nếu con bọ bò dọc trên một cành cây cong, nó không biết rằng cành cây đó bị cong. Bố có diễm phúc nhận ra điều mà con bọ đã không thấy.

Einstein 1919

Minh họa Thuyết tương đối rộng với con trai Eduard của ông

 

Một Einstein tư lự, tháng 12 năm 1919 trên báo Berliner Illustrirte Zeitung.

Một người kiến tạo (creator) đồng thời cũng là kẻ “nổi loạn” (rebel).

LÝ THUYẾT HẠNH PHÚC CỦA EINSTEIN

Lý thuyết hạnh phúc của Einstein (2017)

Tháng 10, 2017, một sự kiện mới đầy ngạc nhiên xảy ra: Một trang giấy với một dòng chữ vỏn vẹn bằng tiếng Đức mà Einstein đã viết tay để làm quà tặng cậu bé phục vụ (bellboy) của Khách sạn Hoàng gia Tokyo − sau gần 100 năm − được đã bán đấu giá với mức giá ngoài sức tưởng tượng mọi người: 1.56 triệu đô la Mỹ! Ông nói gì trong trang giấy, và điều đó liên quan gì đến quan niệm hạnh phúc của ông trong cuộc sống? Chúng ta hãy theo dõi.

 

Cuộc sống tĩnh lặng và khiêm tốn mang lại nhiều hạnh phúc hơn là theo đuổi sự thành công đi kèm với bất ổn thường xuyên.

Stilles und bescheidenes Leben gibt mehr Glück als erfolgreiches Streben, verbunden mit beständiger Unruhe.

Albert Einstein

Tờ giấy khách sạn ở trên với một câu nói duy nhất của Einstein đã có trị giá $1.56 triệu sau gần 100 năm.

Vậy thì cả di sản khổng lồ của ông trị giá bao nhiêu?

Einstein lúc đến Kobe, 43t 

ALBERT EINSTEIN: CƠN ÁC MỘNG THI CỬ

Albert Einstein, Cơn ác mộng (thi cử)

“VÌ THẾ HÃY HỦY BỎ KỲ THI TÚ TÀI!” (“Darum fort mit der Reifeprüfung!”) là câu kết luận của ông.Einstein mô tả cơn ác mộng thi cử đối với ông như thế nào, và chủ trương nên hủy bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, một kỳ thi gây tai hại biết bao.

Albert Einstein lúc 17 tuổi

Một người hạnh phúc sẽ quá hài lòng với hiện tại để nghĩ nhiều về tương lai.

Albert Einstein

Mục đích của giáo dục không phải sản xuất ra các thợ may giỏi, thợ giầy giỏi, người buôn bán giỏi, hay chiến sĩ giỏi, mà để tạo ra các thợ may, thợ giầy, doanh nhân và chiến sĩ trước nhất thành người, theo nghĩa cao quý nhất của danh từ.

Johann Heinrich Pestalozzi

EINSTEIN ĂN GIÁNG SINH

Einstein ăn Giáng Sinh

Einstein ăn Giáng Sinh thế nào? Hãy xem.

VÀI NGỘ NHẬN VÊ ALBERT EINSTEIN

Vài ngộ nhận về Albert Einstein

Tác giả trả lời hai câu hỏi: 1) Ai là người hoàn tất trước Thuyết tương đối rộng, chính xác, giữa Albert Einstein và nhà toán học vĩ đại David Hilbert của Đại học Göttingen, cũng là người bạn của Einstein, sau khi có nhiều đồn đoán rằng Hilbert có thể là người tới đích trước; và 2) Sự thực hư câu tuyên bố về một tôn giáo cho tương lai cho nhân loại thường được gán cho Albert Einstein trên mạng.

 

    Albert Einstein                                      David Hilbert

MỘT TẤM ẢNH LỊCH SỬ CỦA EINSTEIN

Một tấm ảnh lịch sử của Einstein do Halsman chụp

Tấm ảnh Einstein mà báo TIME đã chọn cho số đặc biệt vinh danh Einstein năm 1999 như “Nhân vật của thế kỷ” là của nhà nhiếp ảnh nào?

 

Philippe Halsman | Albert Einstein (1947) | Artsy

Tấm ảnh trên là của nhiếp ảnh gia Philippe Halsman được thực hiện năm 1947 tại Princeton.

Trong số này, tạp chí TIME viết:“Ông là nhà khoa học ưu  việt trong một thế kỷ bao trùm bởi khoa học. Những tiêu chuẩn của thời đại – Bom (nguyên tử), Big Bang, Vật lý lượng tử và Điện tử – tất cả đều mang dấu ấn của ông” (Trong sách EINSTEIN).

 

BAO GIỜ CÓ MỘT ĐỀ THI VỀ ALBERT EINSTEIN

Bao giờ có một đề thi về nhà bác học Albert Einstein?

Câu hỏi tác giả đăt cho ngành giáo dục Việt Nam. Chúng ta muốn có một chất lượng cao cho giáo dục, một vị trí cao cho nền kinh tế, cho quốc gia, mà có thể bỏ qua nhà bác học vĩ đại này của mọi thời đại trong trường học và tư duy của chúng ta?

Einstein là người không đi tìm hạnh phúc của mình trên trái đất mà trên các vì sao, nhưng cũng không quên đấu tranh cho hạnh phúc dưới trần thế: cho một thế giới vĩnh cửu hòa bình và nhân bản.

SÓNG HẤP DẪN EINSTEIN ĐƯỢC NHÌN THẤY

Sóng hấp dẫn Einstein đã được nhìn thấy (2016)

Sau 100 năm, sóng hấp dẫn được Einstein tiên đoán từ thuyết tương đối rộng được nhìn thấy. Đây là một sensation! Các nhà khoa học Mỹ đã thiết kế các máy dò siêu nhạy cảm LIGO để đo được sóng hấp dẫn của sự sát nhập của hai lỗ đen xảy ra cách đây 1.3 tỷ năm ánh sáng, gây ra sự biến dạng không gian nhỏ hơn cả phần ngàn kích thước của một proton, hay một phần của 1021. “100 năm trước, Albert Einstein đã làm rung chuyển vũ trụ, và hôm nay chúng ta vẫn còn quay cuồng” như nhà viết sử Walter Isaacson nhận xét. Khám phá sóng hấp dẫn có lẽ là phép thử khó khăn nhất trong các phép thử đối với thuyết tương đối rộng của Einstein, và làm cho thuyết này càng thêm rực rỡ. Nó là đặc thù của thuyết tương đối rộng, và không có tương đương trong thuyết Newton. Dân chúng có thể công kênh ông, nếu ông còn sống.

    

Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần

“Các bạn giỏi quá xá!”

Ông đã mạo hiểm xa hơn các bức tường đang rực cháy của thế giới,

và trong tâm trí và tinh thần, ông đã đi qua vũ trụ vô biên. Lucretius (99-55BC)

 

100 NĂM EINSTEIN ĐẶT CHÂN LÊN NƯỚC MỸ

VÀ 90 NĂM THĂM  ĐÀI THIÊN VĂN MOUNT WILSON LỊCH SỬ

(1921-2021)

100 NĂM TRƯỚC, khi chiếc tàu Rotterdam cập bến cảng New York chủ nhật ngày 2. 4. 1921, Einstein lần đầu tiên đặt chân lên nước Mỹ, trong một chuyến đi thăm kéo dài gần 2 tháng. Thời gian thấm thoắt. Chuyến đi này, chuyến đầu tiên của ông ra khỏi phạm vi châu Âu, là một sự khám phá thú vị đối với ông, để rồi một thập kỷ sau, ông tiếp tục trở lại thêm 3 lần nữa vào những năm 1930-1931, 1931-1932, và 1932-1933, trước khi ông định cư vĩnh viễn tại Hoa Kỳ.

Albert Einstein and US President Harding - Stock Image - C023/2646 - Science Photo Library

Einstein và Elsa chụp chung với Tổng thống Harding (ở giữa) và Hàn lâm viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ tại Nhà Trắng, 1921.

Cũng 90 năm trước, năm 1931, Einstein đã đến thăm Đài thiên văn Mount Wilson ở hạt Los Angeles, California, và gặp gỡ các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ như Michelson, Millikan, nhất là nhà thiên văn học Edwin Hubble, người vừa mới quan sát thấy vũ trụ giãn nở, một sự kiện vô cùng có ý nghĩa, cũng như thấy dải Ngân hà của chúng ta không phải là thiên hà duy nhất trong vũ trụ.

Einstein tại Đài thiên văn Mount Wilson tháng 1, năm 1931.

Chúng ta hãy lần theo gót chân của Einstein: 100 năm Einstein đặt chân lên nước Mỹ

HIỆN TƯỢNG DO THÁI

MỘT LÝ GIẢI

11 Tháng Ba, 2021:

Tác giả cố gắng lý giải hiện tượng thành công của cộng đồng Do Thái trên thế giới thông qua những phát biểu của một số học giả gốc Do Thái và Einstein, kết hợp với Hiện tượng Quang điện mà Einstein đã lý giải được năm 1905 qua đó ông đã được trao Giải Nobel 1021 để tìm ra một “quy luật” nhất định hiểu được sự thành công của các cộng đồng Do Thái, và có thể soi sáng tình hình các cộng đồng Việt Nam, cái gì có thể sẽ làm cho họ thành công hơn:

 

Nét đặc trưng thứ hai của truyền thống Do Thái là sự đánh giá cao mọi loại khát vọng trí tuệlao động tinh thần. Chính do sự trân quý này mà theo tôi những người Do Thái đã đóng góp vào tất cả những tiến bộ của nhận thức trí thức theo nghĩa rộng nhất của từ trên một quy mô mà, nếu chú ý đến số lượng tương đối nhỏ và những trở ngại bên ngoài đáng kể họ phải đối mặt, những thứ không ngừng là lực cản trên con đường họ khắp mọi nơi, rất xứng đáng với sự công nhận của tất cả những người chân thật. Tôi tin rằng điều này không phải do một sự giàu có các tài năng thiên phú nào, mà do sự thật rằng sự trân quý thành tựu tinh thần ở những người Do Thái đã tạo ra một bầu không khí làm thuận lợi đặc biệt cho sự phát triển của các tài năng có thể có. Đồng thời, óc phê phán mạnh mẽ của họ giúp ngăn ngừa sự chạy theo bất cứ một quyền uy nào một cách mù quáng. (nghiêng được thêm vào)

(Albert Einstein, Từ quãng đời sau của tôi, sắp xuất bản tại Nxb Tổng hợp Thành phố HCM, 2022/23)

Chúng ta có thể đúc kết hiện tượng tài năng qua công thức:

Thành tựu nổi bật = Miếng đất cảm thụ có xung lực khát vọng trí tuệtrân quý thành tựu tinh thần + Hướng về Ánh sáng khai minh

Xem chi tiết: Hiện tượng Do Thái – Một lý giải

ALBERT EINSTEIN

TẤM GƯƠNG LỚN CỦA TƯ DUY ĐỘC LẬP

Mục đích (của giáo dục) phải là đào tạo những cá nhân biết tự hành động và tư duy độc lập, nhưng lại nhìn thấy nhiệm vụ cao cả nhất của cuộc đời trong sự phục vụ cộng đồng.

Albert Einstein

Sức mạnh lớn nhất của Einstein với tư cách nhà khoa học là tính không chạy theo lề thói. Ông từ chối chấp nhận quyền uy và quy ước. Điều đó đúng không những trong khoa học của ông. Nó cũng còn hiển nhiên trong cách nhìn chính trị và trong đời sống cá nhân của ông.

Walter Isaacson

Đừng bao giờ xem việc học của các bạn là một bổn phận, mà là cơ hội đáng ganh tị để học hỏi vẻ đẹp khai phóng trong lãnh vực trí tuệ – vì niềm vui cá nhân của bạn và vì lợi ích của cộng đồng mà công việc sau này của bạn sẽ thuộc về.

Albert Einstein

NGHỆ THUẬT LÀM THẦY

Nghệ thuật quan trọng nhất của người thầy là đánh thức niềm vui ở sáng tạo và nhận thức.

(Es ist die wichtigste Kunst des Lehrers, die Freude am Schaffen und am Erkennen zu wecken.)

Albert Einstein

Xem chi tiết: A. Einstein: Tấm gương lớn của Tư duy độc lập

EINSTEIN THĂM SINGAPORE 100 NĂM TRƯỚC

(1922-2022)

Ngày 2 tháng 11 đúng 100 năm trước, trên đường đi thăm Nhật Bản, Albert Einstein đã ghé thăm Singapore. Đối với Singapore, ngày này trở nên một sự kiện lịch sử.

Einstein và vợ Elsa (cầm bó hoa) trong buổi đón tiếp tại dinh thự Belle Vue của Ngài Meyer ở Oxley Rise, Singapore, 1922

Xem chi tiết: Albert Einstein thăm Singapore 100 năm trước

ER = EPR

SPACE-TIME GEOMETRY AND QUANTUM ENTANGLEMENT

HAY LÀ CUỘC ĐI TÌM MỐI LIÊN HỆ GIỮA TƯƠNG ĐỐI VÀ LƯỢNG TỬ

Bản thân Einstein đã là một hiện tượng phi thường: tôi nghĩ chúng ta sẽ không bao giờ thăm dò hết được chiều sâu trí tuệ của ông. Có bao giờ ông ấy nghĩ ER=EPR không nhỉ? Ai biết được? Nhưng điều rất rõ ràng là phần còn lại của cộng đồng vật lý đã coi hai ý tưởng là hoàn toàn tách biệt.

Leonard SusskindNature, December 15, 2022

Center for Jewish History on Twitter: "From the collection of @lbinyc is a photo of Albert Einstein smoking a pipe, circa 1930. Einstein was born in Ulm, Germany in 1879. He developed NathanRosen.jpg https://upload.wikimedia.org/wikipedia/ru/f/f2/Boris_Podolsky.jpg

Albert Einstein, Nathan Rosen, và Boris Podolsky

Vật lý lý thuyết có rất nhiều ý tưởng gây kinh ngạc, nhưng hai trong số những ý tưởng kỳ lạ nhất là rối lượng tử và lỗ sâu. Ý tưởng đầu tiên, được dự đoán bởi lý thuyết cơ học lượng tử, mô tả một kiểu tương quan đáng ngạc nhiên giữa các vật thể (thường là các nguyên tử hoặc hạt hạ nguyên tử) không có liên kết vật lý rõ ràng nào với nhau. Trong khi đó, lỗ giun, được dự đoán bởi thuyết tương đối rộng, là những đường tắt kết nối các vùng không gian và thời gian xa xôi với nhau. Các công trình được thực hiện bởi một số nhà lý thuyết, bao gồm cả tôi, đã gợi ý một mối liên hệ giữa hai khái niệm dường như không có gì giống nhau này. Dựa trên các tính toán liên quan đến lỗ đen, chúng tôi nhận ra rằng sự vướng víu của cơ học lượng tử và lỗ sâu của thuyết tương đối rộng thực sự có thể tương đương nhau – cùng một hiện tượng được mô tả theo những cách khác nhau – và chúng tôi tin rằng sự giống nhau này áp dụng cho các tình huống vượt xa hơn lỗ đen.

Juan MaldacenaScientific American, November 1, 2016

Xem chi tiết:

ER = EPR (Hình học và Rối lượng tử)

ALBERT EINSTEIN CÓ MẶT

TRÊN TẠP CHÍ NAM PHONG

Albert Einstein có mặt trên tạp chí Nam Phong

JOHN WHEELER

viết về 

ALBERT EINSTEIN

Einstein, Yukawa và Wheeler năm 1954 tại Princeton

Mọi thứ đã không diễn ra trên thế giới như Einstein hy vọng. Mọi thứ đã không diễn ra trong lĩnh vực vật lý như ông mong muốn. Tất định luận đã sụp đỗ. Công cuộc tìm kiếm một lý thuyết hình học thống nhất của ông cho tất cả các lực trong tự nhiên đã không đem lại kết quả — mặc dù ngày nay, với một khái niệm mới và rộng hơn về hình học, theo nghĩa của cái gọi là “lý thuyết chuẩn” (gauge theory), tiến bộ mới kỳ diệu hiện đang được thực hiện theo hướng thống nhất hóa của ông. Ông đã để lại cho chúng ta thuyết tương đối rộng cùng với một lý tưởng cho một lý thuyết vật lý chưa bao giờ cái gì vượt qua được. Ông đã thể hiện một tài năng độc nhất vô nhị trong việc tìm ra tâm điểm trong mọi chủ đề mà các bậc tiền bối triết học của ông đã cho phép tiếp cận. Ông đã làm được nhiều thứ như bất kỳ ai đã từng sống để đối diện chúng ta với những bí ẩn trung tâm của thế giới kỳ lạ này.

Einstein đã làm việc với tất cả sức lực cho đến hết đời mình. Trong những ngày cuối cùng của ông, gương mặt ông mệt nhọc. Tất cả những gì ông cần phải dâng hiến cho những lý tưởng của mình thì ông đã hiến dâng, và trong số đó có lý tưởng vĩ đại nhất trong tất cả lý tưởng mà vì nó ông đã leo lên rất cao, cái đỉnh cao tuyết phủ kia, nơi mà ánh sáng rực rỡ của nó hôm nay tỏa sáng hơn bao giờ hết: “Một giấc mơ hài hòa toàn diện của sự tồn tại”.

Ông không còn thuộc về một quốc gia nào, nhóm người nào, thời đại nào nữa, mà thuộc về tất cả những người bạn của tương lai. Einstein hầu như không còn thuộc về Einstein nữa. Ông thuộc về thế giới.

John Wheeler 1980

Xem chi tiết: John Wheeler viết về Albert Einstein

TÍN ĐIỀU CỦA TÔI

(Mein Glaubensbekenntnis/ Credo, 1932)

Nếu không có sự đồng cảm với những người cùng chí hướng trong việc theo đuổi những điều không bao giờ đạt tới trong nghệ thuật và nghiên cứu khoa học, cuộc sống của tôi sẽ trở nên trống rỗng. Những mục tiêu tầm thường của tham vọng con người: Sở hữu, thành công bề ngoài, danh tiếng và xa xỉ – từ thời thơ ấu đối với tôi là đáng khinh. Tôi tin rằng một lối sống đơn giản và khiêm tốn là tốt nhất cho mọi người, tốt cho cả thể chất lẫn tinh thần.

Thật là một sự trớ trêu của định mệnh khi người khác đã dành cho tôi quá nhiều sự ngưỡng mộ và tôn kính, không phải do lỗi của tôi, hay do công lao của tôi. Nó có thể xuất phát từ mong muốn không thể thực hiện được đối với nhiều người, những người hiểu được một vài ý tưởng mà tôi đã tìm thấy trong cuộc đấu tranh không ngừng bằng những sức lực yếu ớt của mình. 

Albert Einstein

Xem chi tiết:

Albert Einstein, Tín điều của tôi 

ALBERT EINSTEIN VÀ CÂY ĐÀN PIANO Ở NARA, NHẬT BẢN

NGƯỜI TA KHÔNG THỂ KHÔNG YÊU MẾN VÀ KÍNH TRỌNG ĐẤT NƯỚC NÀY

Albert Einstein

Ngày 11 tháng 2 năm 2024, tức mùng hai Tết, tôi nhận được email của GS Vật lý Đàm Thanh Sơn từ Chicago thông báo rằng cây đàn piano mà Albert Einstein từng chơi tại khách sạn lâu đời ở thành phố Nara, sau thời gian hai tuần đại tu, đã trở về khách sạn Nara, và khách sạn sẽ tổ chức buổi hòa nhạc dành cho những ai đã đăng ký trước vào ngày 23 tháng hai này. Đối với anh Sơn, cũng như với tôi, tin đó là rất thú vị. Xin cảm ơn anh Sơn. Chúng ta còn nhớ một sự kiện khiến thế giới kinh ngạc: bút tích của Einstein, chỉ một câu vỏn vẹn trên tờ giấy viết của Khách sạn Hoàng gia Tokyo để tặng cho cậu bé phục vụ (bellboy) của khách sạn− sau gần 100 năm − được đã bán đấu giá với mức giá có lẽ ngoài sức tưởng tượng mọi người: 1.56 triệu đô la Mỹ! Nội dung của bút tích thể hiện triết lý hạnh phúc của Einstein.

Chi tiết:

Albert Einstein và cây đàn piano ở Nara

EINSTEIN  HEISENBERG

Những người đặt nền tảng cho nền Vật lý hiện đại

Begründer der modernen Physik

Tác giả: Konrad Kleinknecht

Người dịch: Nguyễn Lê Tiến

Chủ trương, hiệu đính và dẫn nhập: Nguyễn Xuân Xanh 

Chúng ta không là gì cả. Nhưng những gì chúng ta đi tìm là tất cả.

— Friedrich Hölderlin, nhà thơ Đức thế kỷ XIX

Thay cho những chân lý cơ bản là những xác suất cơ bản tôi muốn đặt ra – những điều dẫn dắt nhất thời được giả định để theo đó con người sống và tư duy.

— Friedrich Nietzsche (1882)

 

Xem chi tiết:

Einstein và Heisenberg: Những người đặt nền tảng cho nền Vật lý hiện đại (K. Kleinknecht)

EINSTEIN ĐÃ SỐNG TẠI ĐÂY

Năm 1908 một nhà báo Mỹ hỏi Einstein, rằng ông có làm nghiên cứu không. Einstein trả lời: “‘Nghiên cứu’ có lẽ là một mỹ từ. Tôi tin, tôi không làm nghiên cứu nào cả. Tôi chỉ suy nghĩ, bởi vì muốn hiểu điều gì đó về hoạt động của thế giới vật lý.” Vậy ông có ‘đề án’ nào không, nhà báo hỏi tiếp. Einstein trả lời: “Đề án? Ồ có, tôi có một đề án, thực ra đó là một đề án đôi khi gây cho tôi nhiều đau đầu và những đêm mất ngủ. Đề án của tôi là vũ trụ, không hơn không kém.” Đối với ông, “Có một sự đam mê về hiểu biết, cũng như có một sự đam mê về âm nhạc”. Có lẽ chính vì tình yêu thuần túy đó mà ông đã đạt tới những chân lý sâu thẳm và bao trùm nhất, có sức truyền cảm mạnh mẽ nhất xuyên thế kỷ.

 

“Albert Einstein đã sống ở đây”. Tranh của Herb Block

(Photo: Mount Wilson Observatory)

Vị trí của thái dương hệ của chúng ta trong Ngân hà,

một trong mấy trăm tỉ thiên hà của vũ trụ.

“Chúng ta không là gì cả. Nhưng những gì chúng ta đi tìm là tất cả.” (Hölderlin)

Giáng Sinh 2020

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DIỄN THUYẾT

NÓI CHUYỆN TẠI CÀ PHÊ THỨ BẢY:

THUYẾT TƯƠNG ĐỐI EINSTEIN

BÍ MẬT CỦA KHÔNG GIAN, THỜI GIAN và VẬT CHẤT

Lời dẫn. Năm 2015 thế giới khoa học lại có dịp kỷ niệm sự kiện có liên quan đến tên tuổi nhà bác học Albert Einstein. Thuyết tương đối rộng của ông được chính thức trình bày trước Hàn lâm viện khoa học Phổ tháng 11. 1915, và được công bố trên tạp chí Annalen der Physik đầu năm 1916.

“Thuyết tương đối là một khám phá làm ngạc nhiên mở ra một cánh cửa hòan toàn mới trong sự hiểu biết chúng ta về vũ trụ vật lý, và cánh cửa này không bao giờ đóng lại” như nhà vật lý học Cornelius Lanczos nhận định. Quan niệm của chúng ta về không gian và thời gian đã thay đổi triệt để với thuyết thứ nhất của tương đối hẹp. Nhưng các quan niệm vật lý nền tảng nhất của chúng ta liên quan đến không gian, thời gian và vật chất được thay đổi triệt để hơn với thuyết tương đối rộng mười năm sau. Không chỉ không gian và thời gian, mà không gian, thời gianvật chất được hợp nhất lại thành một thực thể căn bản không chia cắt được. Khi vật chất biến mất, thì không gian, thời gian cũng biến mất theo.

Thuyết tương đối, hơn cả những kỹ thuật tính toán, hơn cả việc đáp ứng kiểm chứng những nghi vấn khoa học bằng thực nghiệm này hay kia, để được tinh thần thực chứng luận đầu thế kỷ 19 thừa nhận, mà hơn hết đó là “linh hồn” hay “minh triết” của vũ trụ. Nó cũng là “trật tự và vẻ đẹp” của thế giới như Einstein từng nói. “Những ai hiểu nó, sẽ lụy vì nó” như ông phải thốt lên. Paul Dirac, người khai phá vĩ đại trong cơ học lượng tử và giải Nobel vật lý, gọi thuyết tương đối rộng “có lẽ là sự khám phá khoa học vĩ đại nhất chưa từng có”. Max Born, một giải Nobel khổng lồ khác, gọi nó là “một kỳ công vĩ đại nhất của tư duy nhân loại về tự nhiên, sự kết hợp kinh ngạc nhất của sự thấu suốt triết học, trực giác vật lý và kỹ năng toán học.”

Vài năm sau, đứa con trai thứ hai 9 tuổi Eduard hỏi tại sao bố nổi tiếng như thế, Einstein trả lời: “Nếu một con bọ bò trên một cành cây cong, nó không biết rằng cành cây đó bị cong. Bố có diễm phúc nhận ra điều mà con bọ đã không thấy.”

Từ lúc đó trở đi, Einstein đã mất đi sự quan tâm về các hiện tượng đang làm bận tâm thế giới các nhà vật lý, như các ứng dụng thuyết lượng tử, mà chỉ tập trung vào một đề tài duy nhất: đi tìm định luật hợp nhất làm nền tảng của tất cả hiện tượng vật lý trong vũ trụ. “Tôi muốn biết Chúa đã tạo ra thế giới như thế nào; tất cả còn lại chỉ là chi tiết.” Có thể nói, dưới mắt các đồng nghiệp, ông đã từ “nhà vật lý” (physicist) chuyển sang “nhà siêu hình học” (metaphysicist) đi tìm cái tối hậu – trong sự cô đơn ba mươi năm, và vô vọng. Nhưng không sao đối với ông, một con người không bao giờ biết lùi bước.

Tiếc rằng Einstein không sống đủ lâu để chứng kiến sự phục hưng rất mạnh mẽ của thuyết tương đối rộng, của cuộc đi tìm mục tiêu tối hậu dang dở của ông. Một vườn ý tưởng và công cụ toán học mới xuất hiện, như thuyết giây, hấp dẫn lượng tử, thuyết-M, nguyên lý toàn ảnh… .“Thuyết tương đối rộng của Einstein đã được đan chặt vào tấm thảm của nghiên cứu ở tuyến đầu hôm nay”, như nhà vật lý Brian Greene của ĐH Columbia, New York, viết trong một số báo kỷ niệm năm 2015.

Trên con đường tìm bản chất tối hậu của không gian và thời gian, các ý tưởng khác của Einstein cũng sống dậy. Rất ngoạn mục và bất ngờ có lẽ là ý tưởng gần đây, cho rằng chính các rối rắm lượng tử EPR (quantum entanglement, Einstein/ Poldosky/ Rosen) năm 1935 nhằm phản biện tính không hoàn hảo của cơ học lượng tử lại trở thành những sợi dây “bện chặt” không gian lại để nó tồn tại, mà nếu không, nó sẽ tan rã. (Mark van Raamsdonk)

 

NÓI CHUYỆN TẠI CHÙA HOẰNG PHÁP

Đầu năm 2015 (Không có ảnh lưu), với đề tài như trên

Chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

 

NÓI CHUYỆN VỚI THÀNH ĐOÀN, TẠI NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN TP HỒ CHÍ MINH:

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC VỚI ALBERT EINSTEIN: SÓNG HẤP DẪN, THUYẾT TƯƠNG ĐỐI,

CUỘC CÁCH MẠNG KHÔNG-THỜI GIAN và CON NGƯỜI

Ngày 22/10/2016

GIỚI THIỆU SÁCH TẠI NXB TỔNG HỢP TP HỒ CHÍ MINH:

Ngày 28.11. 2015

NÓI CHUYỆN TẠI TRƯỜNG PACE:

Tháng 1, 2017

EINSTEIN LÊN MIỀN TÂY BẮC:

Tháng 5, 2016. Ảnh do TS Giáp Văn Dương cung cấp

“Albert Einstein sống với tôi”. Một góc phòng làm việc của tác giả.

⭐⭐

CẢM ƠN – Acknowledgment

Cuối cùng tôi muốn viết đôi lời để bày tỏ lòng biết ơn đối với nhiều nhân cách, nhà xuất bản và và một số tờ báo lớn đã giúp đưa những quyển sách, bài viết về Einstein đến thành công như hôm nay.

Mới nhất, Ngài Đại sứ Israel Nadav Eshcar tại Hà Nội. Tối thứ bảy, ngày 26. 12. 2020 ông hứng thú thông báo đã post lên tài khoảng Twitter của ông Trang Albert-Einstein, nội dung như sau:

Tài khoản Twitter của Nadav Eshcar ngày 26.12.2020 với Trang Albert Einstein được giới thiệu

[CẬP NHẬT (5/1/2021): Báo Thanh Niên đưa tin Đại sứ Israel khen ngợi công việc biên soạn sách và các bài viết nghiên cứu về Albert Einstein, và nhân đó báo có một bài phỏng vấn xung quanh câu chuyện tại sao tôi viết EINSTEIN:

https://thanhnien.vn/giao-duc/dai-su-israel-ngoi-ca-nha-einstein-hoc-nguyen-xuan-xanh-1322882.html]

Ông cũng yêu cầu bộ phần truyền thông của Đại sứ quán đưa lên giới thiệu trên Facebook. Đó là một niềm vui rất lớn đối với tôi như một món quà Giáng Sinh. Tôi cảm thấy, công việc của tôi được thấu hiểu ở một cấp độ khác, cũng như thấy rằng việc làm của Ngài Đại sứ sẽ có tác dụng góp sức khuếch trương thêm một bước hình ảnh Albert Einstein tại Việt Nam. Tôi rất cám ơn cho sự tiếp sức này.

Để Einstein có vị trí như hôm nay trong lòng bạn đọc Việt Nam, tôi phải cám ơn nhiều nhân cách đã đồng hành. Phải kể hàng đầu là nhà báo Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ, người đã nhận ra ngay tầm quan trọng của quyển sách EINSTEIN đối với Việt Nam và đã cho công bố nhiều kỳ nội dung quyển sách trên báo, gây tiếng vang rất lớn như một sự kiện quan trọng trong đời sống trí thức Việt Nam chưa từng xảy ra, và tạo cho Einstein một bệ phóng. Nhân cách thứ hai tôi phải cám ơn là GS Chu Hảo, người sau đó đã đề cử quyển EINSTEIN vào Giải Vàng Sách Hay Quốc Gia 2008, và đã thành công trong nỗ lực của ông, đánh dấu một cái mốc lớn trên bước đường Einstein đi vào Việt Nam.

Một loạt nhân cách khác tôi phải cám ơn là những người đã dành những lời tặng trân trọng cho quyển sách như những người đồng hành. Đó là GS Phạm Xuân Yêm, TS Lê Đăng Doanh, GS Hoàng Tụy, nhà văn Nguyên Ngọc, GS Jürgen Renn, GS Trần Hữu Dũng, cho quyển EINSTEIN.

Từ năm 2008, có thể nói, Albert Einstein đã có mặt tại Việt Nam.

Cho quyển Thuyết tương đối hẹp và rộng tôi phải cám ơn các nhân cách lớn như GS Phạm Xuân Yêm, Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phạm Việt Hưng, nhà báo khoa học và giảng viên đại học, và TS Nguyễn Trọng Hiền, Nhà Vật lý, JPL/Caltech.

Đặc biệt tôi phải cám ơn Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đã tiếp nhận xuất bản EINSTEIN nhanh chóng dưới thời Giám đốc Trần Đình Việt. Cám ơn nhật báo Tuổi Trẻ đã tạo bệ phóng cho EINSTEIN như đã nói ở trên; và Tuổi Trẻ Cuối Tuần đã đồng hành trong một số bài báo liên quan đến Einstein.

Với sức lực giới hạn, và phương tiện không phải dồi dào, tôi đã cố gắng hết sức để đạt đến những tiêu chuẩn tốt như có thể: giàu hàm lượng tri thức về cuộc đời, tác phẩm khoa học, phẩm chất của Einstein, bối cảnh thế giới mà ông đang sống, về khoa học cũng như chính trị; và nâng cao tính học thuật trong nghiên cứu, gắn liền với tiêu chuẩn nghiên cứu thế giới, để làm cho bức tranh Einstein được trung thực càng nhiều càng tốt.

Công việc nghiên cứu Einstein không phải chấm dứt ở đây. Có lẽ chẳng bao giờ có sự chấm dứt cả. Tuy tôi sẽ còn giới thiệu thêm một vài tác phẩm nữa liên quan đến Einstein, nhưng phần tiếp tục sau đó tôi phải dành lại cho các bạn trẻ có sức lực, ý chí, và phương tiện nhiều hơn. Tôi hy vọng, kiến thức về tầm quan trọng của Einstein sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện nhiều nhất như có thể.

Cuối cùng, tôi cám ơn tất cả bạn đọc, những người đã giúp cho Albert Einstein bám rễ vào môi trường văn hóa Việt Nam. Nhiều người trẻ đã có những lời phát biểu cảm động về tác động của Einstein lên họ, giúp họ có nguồn cảm hứng, năng lượng và tìm con đường của chính mình. Tôi rất mong được như thế.

Nguyễn Xuân Xanh, 27. 12. 2020