Đọc kỹ đoạn này thấy tác giả có xu hướng tự suy diễn, dần dần có thể giảng giải “nghe hợp lý” mà sai kiến thức khoa học. (hạt sạn này không phủ nhận hết cả quyển sách, chắc có nhiều suy diễn là đúng và đáng lưu ý. Ví dụ này chỉ bộc lộ là người viết sách không triệt để kiểm tra tri thức khoa học.):

Vấn đề này trở nên tồi tệ hơn khi mực nước ngầm dâng lên do việc tưới nước “mà nếu không được rút đi một cách tự nhiên hay nhân tạo, sẽ chảy dồn vào các vùng trũng.” Sẽ cần nhiều năm — thậm chí nhiều thế hệ — nhưng cuối cùng mực nước ngầm sẽ dâng lên gần đến bề mặt và bị bay hơi đi. Giờ đây, khi nưới ngầm bay hơi từ bề mặt đất, nó kéo thêm nước từ sâu dưới mặt đất lên để tiếp tục bay hơi. Và tất cả những hoạt động bay hơi đó cũng để lại lượng muối hòa tan trong nước. Hãy hình dung một ngày nắng nóng, khi mà làn da của bạn trở nên hơi dinh dính do muối từ mồ hôi bay hơi khỏi da. Nó là cùng một quá trình. Những người nông dân tuyệt vọng trong lịch sử hàng ngàn năm đã cố gắng cứu mảnh đất của họ bằng cách tưới nhiều hơn để rửa trôi muối đi, nhưng điều đó chỉ làm mực nước ngầm dâng lên cao hơn. 

Source: https://vi.sott.net/article/2073-Ao-vong-an-chay-Nong-nghiep-la-thu-tan-hai-nhat-ma-con-nguoi-lam-voi-hanh-tinh-nay

Ảo vọng ăn chay: Nông nghiệp là thứ tàn hại nhất mà con người làm với hành tinh này — Sott.net
Tagged on:         
%d bloggers like this: