8 điều lưu ý:

1. Thời gian tốt nhất để ngồi thiền là thực hiện ngay sau khi tỉnh dậy. Vào thời gian khác cũng có thể ngồi thiền bình thường nhưng tốt nhất là phải sau bữa ăn ít nhất một tiếng.

2. Nếu có điều kiện, bạn có thể pha một tách trà uống nóng trước khi thiền để giúp thông kinh lạc một cách hiệu quả hơn.

3. Sau khi ngồi thiền, có thể vận động thêm 20 phút sẽ làm tăng hiệu quả dưỡng sinh với các hình thức đa dạng như mát xa, tập thể dục nhẹ, đi bộ…

4. Nếu xuất hiện trung tiện (đánh rắm) sau khi ngồi thiền, bạn không phải lo lắng vì đó là dấu hiệu tốt trong việc tiêu hóa. Thiền làm tăng cảm giác ngon miệng và dễ dàng đại tiện, cải thiện hệ tiêu hóa.

5. Trong quá trình ngồi thiền, bất kể là mùa nào trong năm thì bạn cũng nên mặc đủ quần áo khi cảm thấy lạnh. Nếu quá nóng thì có thể cởi bớt quần áo, mặc đồ thông khí để tăng hiệu quả.

6. Khi ngồi thiền cần thả lỏng toàn bộ cơ bắp trên cơ thể, thư giãn, ngồi thiền trên giường hoặc trên ghế không có tựa lưng, nhưng tuyệt đối không ngồi trực tiếp lên mặt đất mà không có thảm.

7. Ngồi thiền toàn kiết già có tác dụng tốt nhất lên cơ thể vì bàn chân có rất nhiều huyệt vị, khi đè lên sẽ giống như một lần bạn mát xa, bấm huyệt. Tuy nhiên không nên cố ép mình ngồi tư thế này nếu cơ thể bạn không đủ dẻo, như thế sẽ mất tác dụng tích cực và tự nhiên của việc thiền.

8. Khi ngồi thiền cần phải chú ý đến tư thế của cổ, mặt, mắt, miệng phải thẳng, hướng về phía trước, đôi mắt nhẹ nhàng nhắm lại, miệng mím lại, không nên há ra, lưỡi đặt chống lên sát vòm họng là tốt nhất.

Source: Quốc y Đại sư 101 tuổi: 10 phút đầu ngày đổi 10 năm tuổi thọ, kiểu ngồi thứ 4 ai cũng làm được

Quốc y Đại sư 101 tuổi: 10 phút đầu ngày đổi 10 năm tuổi thọ (ngồi thiền)
Tagged on:
%d bloggers like this: