Trong tài liệu Pavel Livotov, “TRIZ and Innovation Management”, INNOVATOR, August 2008, có đề cập là khi vấn đề càng khó thì TRIZ càng hữu dụng, vì hệ thống phương pháp của TRIZ phù hợp với đặc điểm đó (chắc do sự phân tích toàn diện theo kiểu thuật toán từng bước):
2. A positive attitude towards complexity
Instead of simplifying complex combinations and interactions when analysing a task, the TRIZ methodology allows even highly complex and multi-dimensional interconnections to be clearly explained. The complexity of a task itself becomes the prerequisite to finding the best solution.
Trong bài báo Nikolay Shpakovsky, “TRIZ in the World of Science – Where Does It Fit?”, TRIZ Journal, March 2008, cũng có thống kê là chỉ khi gặp một số ít các bài toán rất khó mà các phương pháp khác bó tay thì TRIZ mới vượt trội:
The distinction of solving an inventive, not design, problem is important to note. Consider a diagram indicating the complexity of problems arising during the implementation of some innovation project, displayed in Figure 2. Most of these problems are solved by ordinary design methods, without using TRIZ. But there may arise some complex problems unsolvable by traditional methods. This is where TRIZ is employed.
Các vấn đề cực khó thì lâu lâu mới gặp, và giải các vấn đề khó thì cần chờ thời gian dài mới thấy hệ quả. Thành ra không ngạc nhiên khi giới thiệu TRIZ vào kinh doanh thì người ta chỉ tạo ra phiên bản rất đơn giản mang tinh thần TRIZ chứ không thực sự là TRIZ, để dễ học và dùng cho phổ các vấn đề đơn giản thường gặp. Pavel Livotov cũng ghi trong bài viết ở trên tóm tắt các bước dùng “TRIZ kinh doanh” và bộ công cụ rút gọn ở lược đồ và bảng dưới:
(bảng này có thể là mục tiêu tiếp theo để chế biến “bộ bài sáng tạo”).
Dù sao, trong thế giới đang cạnh tranh gay gắt về sáng tạo và đổi mới, điều kiện cần cho thành công cực lớn là phải có ý tưởng, cách làm mới, thực sự khác biệt (các start-ups thành công là đều khác biệt). Cho nên tìm hiểu TRIZ để sử dụng cho các vấn đề cực khó vẫn là đáng làm.