TOÁN HỌC

NHỮNG BÀI VIẾT VỀ TOÁN HỌC HAY CÓ LIÊN QUAN

Nguyễn Xuân Xanh

 

Triết học được viết vào một quyển sách lớn của vũ trụ, và nó thường xuyên được mở ra trước mắt chúng ta. Nhưng người ta không thể hiểu được quyển sách này, nếu trước tiên không hiểu được ngôn ngữ của nó và biết giải mã bộ ký tự mà nó đã được viết nên. Nó được viết bằng ngôn ngữ của toán học, … mà nếu không có nó không ai có thể hiểu được một chữ trong đó; không có nó người ta mò mẫm như trong một mê lộ tối tăm.

 —Galileo Galilei

Cuộc đời con người thực sự là một cuộc đấu tranh không ngừng. Con người phải đối mặt liên tục với các thế lực tuy mù quáng nhưng lại đáng sợ hơn, chực đánh gục nó, gây muôn vàn khổ đau, và cuối cùng sẽ tiêu diệt nó, nếu con người không thức tỉnh liên tục.

Điều tôi muốn nói phù hợp với một cuộc chiến đấu mà nhân loại phải thực hiện, để bảo đảm sự sinh tồn của mình. Kỷ luật kia mà nhân loại phải tuân thủ, đó chính là đạo đức, moral. Một ngày nào mất đi đạo đức, nhân loại sẽ bị đánh bại và sẽ rơi vào vực thẳm của bất hạnh. Nhân loại đồng thời cũng băng hoại, biến chất. Hình ảnh của nhân loại sẽ không còn đẹp đẽ, bị hạ thấp. Người ta sẽ không những ta thán sự bại hoại, điều chắc chắn sẽ đến, mà còn ta thán cả sự biến dạng của một tác phẩm nghệ thuật.

Động lực thúc đẩy trong con người là các cảm xúc. Chúng ta thật sự rất cần tất cả sức mạnh trú ngụ trong ta và không có quyền xem thường bất cứ sức mạnh nào.

Chúng ta bắt gặp những con người lớn lên, họ dường như có tri giác nhưng chỉ để dối trá, và có trái tim, nhưng chỉ để hận thù.

Cách bảo vệ tốt nhất chống lại thứ khoa học nửa vời là sự tiến bộ của khoa học đích thực.

—Henri Poincaré, Những ý tưởng cuối cùng

Chúng ta thường được hỏi, toán học để làm gì, chẳng phải những cấu trúc tinh vi, những thứ bắt nguồn từ bộ óc chúng ta, là giả tạo và là những đứa con của tính khí bất thường của chúng ta hay sao. Giữa những người đặt câu hỏi này có một sự phân biệt. Những người thực dụng chỉ đòi hỏi chúng ta phương tiện để kiếm tiền. Những người này không xứng đáng một câu trả lời; ngược lại chúng ta nên hỏi họ, họ tích lũy nhiều tài sản để làm gì, người ta có được phép vì nỗi lo âu để kiếm được tài sản mà xao lãng nghệ thuật và khoa học hay không, những thứ duy nhất làm cho tâm hồn chúng ta có khả năng thưởng thức chúng:

Chỉ vì cuộc sống, chúng ta đánh mất lý do tồn tại của nó

(et propter vitam vivendi perdere causas)

—Henri Poincaré, Giá trị của khoa học

Những thứ đích thực có giá trị không sinh ra từ tham vọng hoặc ý thức trách nhiệm đơn thuần, mà đến từ tình yêu và sự hiến dâng cho nhân loại và những điều khách quan.

—Albert Einstein

Một trong những văn bản của Pythagoras nói: “Con số là người hướng dẫn và làm chủ tư duy con người. Nếu không có sức mạnh của nó, mọi thứ sẽ vẫn mù mờ và bối rối”. Chúng ta sẽ không sống trong một thế giới sự thật mà trong một thế giới của sự lừa dối và ảo tưởng. Bằng con số, và chỉ bằng con số, chúng ta tìm thấy một vũ trụ có thể hiểu được.”

Ernst Cassirer, An Essay on Man

Con trai nhỏ của tôi hỏi tôi: Con có nên học toán không?

Vì mục đích gì, tôi muốn nói. Hai miếng bánh mì nhiều hơn một

Điều đó con cũng sẽ thấy.

Con trai nhỏ của tôi hỏi tôi: Con có nên học tiếng Pháp không?

Vì mục đích gì, tôi muốn nói. Đế chế này đang sụp đổ. Và con chỉ cần lấy tay xoa bụng và thở dài

Và người ta sẽ hiểu con thôi.

Con trai nhỏ của tôi hỏi tôi: Con có nên học lịch sử không?

Vì mục đích gì, tôi muốn nói. Hãy học cách vùi đầu xuống đất

Thì con có lẽ sẽ sống sót.

 

Vâng, hãy học Toán, tôi nói

Học tiếng Pháp, học Lịch sử!

—Bertolt Brecht

Xem bản tiếng Đức

Mein junger Sohn fragt mich: Soll ich Mathematik lernen?

Wozu, möchte ich sagen. Daß zwei Stücke Brot mehr ist als eines

Das wirst du auch so merken.

Mein junger Sohn fragt mich: Soll ich Französisch lernen?

Wozu, möchte ich sagen. Dieses Reich geht unter. Und Reibe du nur mit der Hand den Bauch und stöhne

Und man wird dich schon verstehen.

Mein junger Sohn fragt mich: Soll ich Geschichte lernen?

Wozu, möchte ich sagen. Lerne du deinen Kopf in die Erde stecken

Da wirst du vielleicht übrigbleiben.

Ja, lerne Mathematik, sage ich

Lerne Französisch, lerne Geschichte

click để thu gọn phần tiểu sử ở trên

 

“Chúa là nhà hình học”. Hay là: “Chúa đã tạo ra vũ trụ theo các nguyên lý hình học và hài hòa, do đó, đi tìm kiếm các nguyên lý này chính là tìm kiếm và tôn vinh Chúa.” Tranh thế kỷ XIII.

 

Dưới đây là các bài viết của tôi được tập hợp lại, từ năm 2017 đến nay, được gom lại trong trang TOÁN HỌC của rosetta để dễ tìm. Xin giới thiệu các anh chị bạn đọc. Hy vọng tôi không bỏ sót. Thân mến. Nguyễn Xuân Xanh

 

David Hilbert: Nhận thức tự nhiên và logic (2023):

 

 

Yutaka Taniyama và Thời đại của anh; Hay là chiếc chìa khóa thần kỳ để giải Định lý cuối cùng của Fermat đã lấy đi cuộc đời của một nhà toán học trẻ Nhật Bản và người yêu một cách đột ngột và huyền bí (2022):

https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/yutaka-taniyama-va-thoi-dai-cua-anh/

 

 

Khoa học (& toán học) và Tôn giáo (2021):

 

 

Định lý cuối cùng của Fermat (2018):

https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/dinh-ly-cuoi-cung-cua-fermat/

 

 

Kỷ niệm 100 năm định lý Emmy Noether, nhà nữ toán học xuất sắc nhất của thế giới (2018):

https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/ky-niem-100-nam-dinh-ly-emmy-noether/

 

 

Lời tựa cho quyển sách Thiên Tài và Số Phận của TS Lê Quang Ánh (2018):

https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/loi-tua-cho-quyen-sach-thien-tai-va-so-phan/

David Hilbert: Diễn từ bốn phút bất hủ trên đài phát thanh năm 1930 (2017):

https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/david-hilbert/

 

 

Euclid, Cơ sở của hình học (2017), một quyển sách hết sức quan trọng góp phần định hình văn hóa lý tính của phương Tây, từ giới trí thức, học sinh, sinh viên …. đến các cha Dòng Tên:

https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/euclid-co-so-cua-hinh-hoc/

 

 

Toán học và Nghệ thuật (2017):