Năm 2012, Hiệp hội TRIZ thế giới (MATRIZ) và Viện Altshuller làm một bản tổng hợp thống nhất bộ kiến thức của TRIZ:
https://matriz.org/auto-draft/triz-body-of-knowledge-final/
Tinh thần của bản tập hợp kiến thức này là để tạo ra khung tham khảo cơ bản cho lý thuyết TRIZ, gồm các thành phần của TRIZ được nhiều chuyên gia TRIZ sử dụng (do vậy, hầu hết các thành phần này là do Genrikh Altshuller viết ra hoặc được phát triển với sự hợp tác của ông). Đây có thể xem là khung sườn của TRIZ cổ điển, đúng hơn là khung sườn của TRTS (lý thuyết về sự phát triển của hệ thống kỹ thuật), vì nó chỉ xoay quanh các hệ thống kỹ thuật, không chứa lý thuyết về sự phát triển nhân cách sáng tạo (TRTL) hay lý thuyết mở rộng về tư duy mạnh (OTSM-TRIZ).
Trích:
Presently, there are several new developments based on “classical” TRIZ, such as I-TRIZ, TRIZplus, TRIZ-OTSM, and some others. Although some of these developments are used by many TRIZ practitioners, they have not yet attained the status of being universally accepted and, therefore, are not included in this document.
This document contains the elements of TRIZ that are applicable mostly to technological systems. Those TRIZ elements that can be used primarily in non-technological areas (e.g., social sciences, art, pedagogy, etc.) may be the subject of some future codification effort. Altshuller’s other piece, Theory of Creative Personality Development, is also not included in the TRIZ Body of Knowledge.
Tôi so sánh danh mục tri thức này với bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” của thầy Phan Dũng, và dịch sang tiếng Việt tên các thành phần này (xem bảng đầy đủ ở Google Sheets):
Basic TRIZ Concepts, Components, and Tools | https://matriz.org/wp-content/uploads/2012/07/TRIZ-Body-of-Knowledge-final.pdf | Các khái niệm, thành phần, công cụ cơ bản của TRIZ (cổ điển) | Doãn Minh Đăng dịch lại, dựa trên https://rosetta.vn/triz/thuat-ngu-cua-triz/ | ||
1. Foundational concepts | 1. Các khái niệm nền tảng | ||||
1.1. Dialectics as a philosophical foundation of TRIZ [1] | 1.1. Lý thuyết biện chứng là triết lý của TRIZ [1] | ||||
1.2. Directional evolution of technological systems [2] | 1.2. Sự phát triển (tiến hóa) có định hướng của các hệ thống kỹ thuật [2] | ||||
1.3. Technological system [3]. | 1.3. Hệ thống kỹ thuật [3]. | ||||
1.4. Functions [4]. | 1.4. Chức năng [4]. | ||||
1.5. Ideal technological system [5]. | 1.5. Hệ thống kỹ thuật lý tưởng [5]. | ||||
1.6. Substance, field, sufield [6]. Substance-field resources [7]. | 1.6. Chất, trường, chất-trường (Vepol) [6]. Tài nguyên chất-trường [7]. | ||||
1.7. Reflectivity principle [8]. | 1.7. Nguyên lý phản xạ [8]. | ||||
1.8. Ideal substance [9]. | 1.8. Chất lý tưởng [9]. | ||||
1.9. Ideal final result (IFR) [10] | 1.9. Kết quả lý tưởng cuối cùng (KLC) [10] | ||||
1.10. Inventive situation. Inventive problem [11]. | 1.10. Tình huống sáng chế. Bài toán sáng chế [11]. | ||||
1.11. Levels of inventions [5]. | 1.11. Các mức sáng tạo [5]. | ||||
1.12. Contradictions: administrative, engineering, and physical [12]. | 1.12. Các mâu thuẫn: hành chính, kỹ thuật, và vật lý [12]. | ||||
1.13. System operator. Multi-screen scheme of talented thinking [13]. | 1.13. Màn hình 9 hệ ([hệ thống + hệ con + hệ cha] x [quá khứ + hiện tại + tương lai] [13]. | ||||
2. Trends (laws) and sub-trends (lines) of technological system evolution [14] | 2. Các quy luật và quy luật con (đường hướng) phát triển hệ thống [14] | ||||
2.1. Trend of increasing degree of ideality [14] | 2.1. Quy luật về [tăng] tính lý tưởng của hệ thống [14] | ||||
2.1.1. Mechanisms of increasing the ideality of technological systems [15] | 2.1.1. Cơ chế gia tăng tính lý tưởng của hệ thống kỹ thuật [15] | ||||
2.2. Trend of non-uniform evolution of sub-systems [14]. | 2.2. Quy luật về tính không đồng đều trong sự phát triển các phần của hệ thống [14]. | ||||
2.3. Trend of completeness of system parts [14]. | 2.3. Quy luật về tính đầy đủ các thành phần của hệ thống [14]. | ||||
2.3.1. Sub-trend of elimination of human involvement [16]. | 2.3.1. Quy luật con về sự loại bỏ yếu tố người điều khiển [16]. | ||||
2.4. Trend of “energy conductivity” of systems [13]. | 2.4. Quy luật về tính thông suốt của hệ thống [13]. | ||||
2.5. Trend of harmonization of rhythms [13]. | 2.5. Quy luật về tính tương hợp của hệ thống [13]. | ||||
2.5.1. Sub-trends of chronokinematics [17] | 2.5.1. Sub-trends of chronokinematics [17] | ||||
2.6. Trend of transition to super-systems [14] | 2.6. Quy luật về chuyển sự phát triển từ mức hệ sang mức hệ trên [14] | ||||
2.6.1. Sub-trend of transition from mono- to bi- and poly-systems [18] | 2.6.1. Quy luật con về sự chuyển từ hệ đơn sang hệ kép và đa-hệ [18] | ||||
2.6.2. Sub-trend of increasing structurization of voids [19]. | 2.6.2. Sub-trend of increasing structurization of voids [19]. | ||||
2.6.3. Mechanisms of convolution (trimming) of technological systems. Coefficient of convolution [20] | 2.6.3. Cơ cấu sự chập (cắt bớt) của các hệ thống kỹ thuật. Hệ số của sự chập [20] | ||||
2.6.4. Sub-trend of deployment — convolution [21] | 2.6.4. Sub-trend of deployment — convolution [21] | ||||
2.6.5. Trimming of technological systems [22]. | 2.6.5. Thu gọn hệ thống kỹ thuật [22]. | ||||
2.6.6. Integration of alternative systems [22]. | 2.6.6. Tích hợp các hệ thống thay thế nhau [22]. | ||||
2.7. Trend of increasing dynamism [23] | 2.7. Quy luật về tính điều khiển của hệ thống [23] | ||||
2.7.1. Lines of increasing dynamism [24] | 2.7.1. Đường phát triển tính năng động [24] | ||||
2.8. Trend of increasing substance-field interactions [25]. | 2.8. Quy luật về tăng mức Vepol (tương tác chất-trường) [25]. | ||||
2.8.1. Lines of evolution of sufields [26] | 2.8.1. Đường phát triển của chất-trường [26] | ||||
2.9. Trend of transition from macro- micro-levels [27]. | 2.9. Quy luật về chuyển sự phát triển hệ thống từ mức vĩ mô sang mức vi mô [27]. | ||||
2.10. Trend of matching — mismatching (coordination – noncoordination) [21]. | 2.10. Trend of matching — mismatching (coordination – noncoordination) [21]. | ||||
2.11. The general pattern of engineering systems evolution [28]. | 2.11. Quy luật về chuyển sự phát triển từ nguyên lý này sang nguyên lý khác [28]. | ||||
3. Algorithm for Inventive Problems Solving (ARIZ) | 3. Algôrit giải các bài toán sáng chế (ARIZ) | ||||
3.1. ARIZ — a program for inventive problem solving by identifying and resolving contradictions [29]. | 3.1. ARIZ — một giải thuật để giải các bài toán sáng chế bằng cách xác định và giải quyết các mâu thuẫn [29]. | ||||
3.2. Main line for solving ARIZ problems and ARIZ logic [30]. | 3.2. Con đường chính để giải các bài toán ARIZ và ARIZ logic [30]. | ||||
3.3. Structure and basic notions of ARIZ-85C [31] | 3.3. Cấu trúc và các khái niệm trong ARIZ-85C [31] | ||||
3.3.1. Problems-analogs [32] | 3.3.1. Sự tương đồng giữa các bài toán [32] | ||||
4. Substance-Field Analysis | 4. Phân tích chất-trường | ||||
4.1. Basic concepts and rules [6]. | 4.1. Các khái niệm và quy tắc cơ bản [6]. | ||||
4.2. Standards for inventive problem solving [32] | 4.2. Các chuẩn để giải các bài toán sáng chế [32] | ||||
4.3. Structure of the system of standards. System of 76 standards [33]. | 4.3. Cấu trúc của hệ thống các chuẩn. Hệ thống 76 chuẩn [33]. | ||||
4.3.1. Standards for system modification [33] | 4.3.1. Các chuẩn để sửa đổi hệ thống [33] | ||||
4.3.2. Standards for system measuring and detection [33] | 4.3.2. Các chuẩn để đo đạc và dò tìm hệ thống [33] | ||||
4.3.3. Standards for application of the standards [33] | 4.3.3. Các chuẩn để ứng dụng các chuẩn [33] | ||||
5. Techniques for resolving contradictions | 5. Các kỹ thuật khắc phục mâu thuẫn | ||||
5.1. Techniques for resolving engineering contradictions (inventive principles) | 5.1. Các kỹ thuật khắc phục mâu thuẫn kỹ thuật (các thủ thuật sáng tạo) | ||||
5.1.1. 40 main inventive principles [34]. | 5.1.1. 40 thủ thuật (nguyên lý) sáng tạo chính [34]. | ||||
5.1.2. 10 additional inventive principles [35]. | 5.1.2. 10 thủ thuật (nguyên lý) sáng tạo bổ sung [35]. | ||||
5.1.3. Duality “principle-anti-principle” [36]. | 5.1.3. Các cặp thủ thuật tương phản [36]. | ||||
5.1.4. The Contradiction Matrix [37]. | 5.1.4. Bảng các thủ thuật cơ bản dùng khắc phục các loại mâu thuẫn kỹ thuật mẫu [37]. | ||||
5.1.5. Typical diagrams of engineering contradictions [38]. | 5.1.5. Sơ đồ mâu thuẫn kỹ thuật mẫu [38]. | ||||
5.2. Techniques for resolving physical contradictions | 5.2. Các kỹ thuật khắc phục mâu thuẫn vật lý | ||||
5.2.1. Separation principles [39]. | 5.2.1. Các nguyên tắc phân chia mâu thuẫn (các biến đổi mẫu) [39]. |
||||
5.2.2. Using the separation principles at macro- and micro-levels [40]. | 5.2.2. Sử dụng các nguyên tắc phân chia ở mức vĩ mô và mức vi mô [40]. | ||||
6. Scientific effects | 6. Các hiệu ứng khoa học | ||||
6.1. The concept of database of effects [41]. | 6.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu các hiệu ứng [41]. | ||||
6.2. Physical effects [42]. | 6.2. Các hiệu ứng vật lý [42]. | ||||
6.3. Chemical effects [43]. | 6.3. Các hiệu ứng hóa học [43]. | ||||
6.4. Geometrical effects [44]. | 6.4. Các hiệu ứng hình học [44]. | ||||
7. System analysis methods | 7. Các phương pháp phân tích hệ thống | ||||
7.1. Methods to search and formulate inventive problems [45]. | 7.1. Các phương pháp tìm và phát biểu bài toán sáng chế [45]. | ||||
7.2. Flow analysis [45]. | 7.2. Phân tích dòng lưu thông [45]. | ||||
7.3. Trimming (Ideal Functional Modeling) [45]. | 7.3. Rút gọn (mô hình hóa lý tưởng theo chức năng) [45]. | ||||
7.4. Cause-effect Analysis. Formulation of key problems [45]. | 7.4. Phân tích nhân quả. Thiết lập các vấn đề chủ yếu [45]. | ||||
7.5. Component-and-structural analysis [45]. | 7.5. Phân tích thành phần và cấu trúc [45]. | ||||
7.6. Diagnostic analysis [45]. | 7.6. Phân tích chẩn đoán [45]. | ||||
7.7. Evolutionary analysis [45] | 7.7. Phân tích sự phát triển [45] | ||||
7.8. Function analysis [45]. | 7.8. Phân tích chức năng [45]. | ||||
7.9. Integration of alternative systems [45]. | 7.9. Sự tích hợp các hệ thống thay thế nhau [45]. | ||||
7.10. Failure-anticipation analysis [46]. | 7.10. Phân tích dự báo sự cố (hỏng) [46]. | ||||
7.11. Super-effect identification (system improvement without solving problems [47]. | 7.11. Nhận biết siêu hiệu ứng (cải tiến hệ thống mà không cần giải quyết vấn đề) [47]. |
Bảng này sẽ là điểm khởi đầu để học các thành phần của TRIZ cổ điển (classical TRIZ), là bước 2 (giai đoạn 1) của kế hoạch học TRIZ. Khi học đến đâu thì tôi sẽ cập nhật vào mindmap ở trang web http://triz.rosetta.vn/summary/.
Bản lưu PDF:
- TRIZ-Body-of-Knowledge-final (MATRIZ, 2012)
- TRIZ-Body-of-Knowledge-tieng_Viet (rosetta.vn/triz, 2019)