Dịch thuật với công cụ CAT

Đúc kết kinh nghiệm dịch thuật với phần mềm hỗ trợ

Anh PK Hổ có thư tóm tắt những gì ghi nhận được sau khóa học về phần mềm CAT của nhóm dịch Nhất Nghệ Tinh:

1. Thời buổi này, không thể rỉ rả dịch thủ công như anh em ta đến nay, hiệu suất rất thấp.
2. Phải có công cụ CAT hỗ trợ: tức là nuôi mèo. Phe ta đã từng bước làm quen với Omega T và mèo Trados
3. Mèo Tủ sách càng ăn nhiều, việc dịch càng thuận lợi thoải mái và chính xác.
4. Thức ăn chuyên biệt cho mèo:
   * TM (Translation Memories): Các bài vở đã dịch xong của Tủ
   * TB (Termbase, Termbanken): Các tài liệu tra cứu (Từ điển Tổng hợp, TĐ UBTT, SWV của các sách đã dịch, các TĐ mạng khác…).
   Việc chuyển các sách đã dịch xong thành thức ăn TM của con mèo Tủ sách chưa hoàn hảo, mấy ngày nay được bàn thảo sôi nổi để giải quyết tốt.
     Riêng TĐTH của phe ta cho TB, sẽ cực kỳ phong phú với trên nửa triệu từ, hai lão Tiến, Giao và Đăng đang thực hiện rất tốt.
5. Khi con mèo đã mập (TM và TB phong phú), việc dịch sẽ rất nhanh và ít lỗi. Tạm so sánh: Google Translator cho văn bản dịch chính xác khoảng 60%, sẽ thua xa khi ta chơi với mèo Tủ sách. TM “nhớ” và sẽ cung cấp các đoạn văn đã dịch trong các sách trước lập tức cho sách mới. TB giúp dịch từ chuyên môn chính xác, mà cho tới giờ ta đã có được vài chục nghìn chữ chuyên sâu, cộng với TĐ KHCN. Đặc biệt việc dịch các sách tái bản sẽ tiếc kiệm rất nhiều công sức và thì giờ, độ chính xác cao.
6. Khi có sách mới cần dịch, trưởng nhóm sẽ dùng Trados cho dịch toàn bộ. Kết quả là bảng song ngữ, các chương được gởi tới người tham gia “dịch”.
7. Trên thực tế, “người dịch” chỉ còn làm công việc hiệu đính phần mình đã nhận và được con mèo nhả ra.
8. Không cần phải đánh số và chú thích riêng phần hình như cho đến nay.
9. Qua đó, sẽ tiết kiệm được ít nhất 60% thời gian đầu tư.
10. Khi dịch xong, toàn bộ phần tiếng Việt được “xuất” ra và sẽ giống y như sách Đức.
11. Phần hiệu đính của NXB và các BON sẽ được tiến hành nhanh hơn nhiều.
ĐIỀU KIỆN: Mỗi người nhận dịch cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật của trường nhóm (đơn giản thôi), tuy không học và sử dụng Trados. Tình trạng mỗi người trình bày bản dịch của mình theo sở thích riêng như cho tới nay đã gây khó khăn rất nhiều cho trưởng nhóm khi hiệu đính chót. Và phải có sự thống nhất với NXB.