http://www.viet-studies.net/NTNgocHai_HoDzenh.htm

Bà là trí thức do Pháp đào tạo và chỉ mê văn học Pháp. Có lần bà bảo tôi,- lâu ngày chỉ nhớ đại ý là,- nguồn gốc cái tình căn bản làm nên áng văn chương chính là tình mẫu tử. Văn chương còn lại lâu bền chính vì nỗi buồn …”Và tôi biết tất cả những tác phẩm bất hủ chỉ là những tiếng khóc.”

Tôi không nhớ mẹ đã trích dẫn từ ai. Nhưng hôm nay rời nhà Hồ Dzếnh, những lời của mẹ tôi sống dậy.

Vì sao “thơ có cùng mới hay “? Vì sao nỗi buồn của ông Hồ Dzếnh-như Thạch Lam viết trong lời giới thiệu tập “”Chân trời cũ“ lại liên quan đến xúc cảm của tôi hôm nay?

Thạch Lam: ”Điều mà ta nhận thấy ở ông Hồ Dzếnh, cũng là một điều gần giống ở bà mẹ ông. Nghĩa là sức chịu đựng đau khổ.”

Sao đau khổ của ông Hồ Dzếnh, mắc mớ chi lại làm cho bao thế hệ, mãi mãi người sau  rung động y chang nỗi buồn đó? Và dù đã “xếp ông ngồi một chiếu “ với Thạch Lam và Thanh Tịnh, các nhà nghiên cứu vẫn cứ tìm tòi đặt tên tuyệt vời cho “kiểu buồn“ của riêng ông không lẫn được với ai.

Đó là “”Buồn chiều, buồn Hồ Dzếnh. Nhanh hơn slow, chậm hơn Valse…Mỏng nhẹ như sương.”(Nhà nghiên cứu Thụy Khuê )…

Ba lần đi tìm Hồ Dzếnh | Nguyễn Thị Ngọc Hải
Tagged on:                 
%d bloggers like this: