Hiệu ứng tay nghề của Theodore P. Wright:
Theo định luật hiệu ứng tay nghề thì chi phí thực hiện một công trình sẽ giảm 10 đến 30 phần trăm mỗi lần tổng số công trình tăng gấp đôi. Nếu bốn tổ phát điện của Dự án Ninh Thuận giống nhau thì xây tổ phát điện thứ tư sẽ tốn từ 49 đến 81 phần trăm chi phí xây tổ thứ nhất (thực tế chúng tôi nhận thấy là hai phần ba). Đề nghị bạn đọc tham khảo bài của chúng tôi
Hiệu ứng tay nghề
http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/kinhte/hieu-ungtaynghe.htm
Source: Tổng kết dự án nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận — Diễn Đàn Forum
—
Tóm tắt bài báo ở Diễn Đàn (tháng 4/2017):
Tổng kết dự án nhà máy điện hạt nhân
ở Ninh Thuận
ĐẶNG Đình Cung
Kỹ sư tư vấn (Tiến sĩ Nhà nước Pháp về Vật lý)
Phần – I : Lý do là không vay được vốn để thực hiện dự án
Lý do chính thức nêu ra là (chúng tôi tóm tắt):
(a) tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều thay đổi so với năm 2009 khi có chủ trương xây dựng hai nhà máy này,
(b) sẽ có nhiều nguồn cung cấp điện khác,
(c) Việt Nam đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển các dự án cơ sở hạ tầng khác.
Tuy nhiên lý do chủ yếu là phía Nhật không muốn cho vay vốn để xây nhà máy điện hạt nhân, vì ngại nợ xấu.
Phần – II : Vấn đề là nhân sự điều hành dự án
(Thiếu nhân sự điều hành nắm kiến thức rộng và tốt về công nghệ.)
Phần – III : Giá phải trả
(Chi phí đã đầu tư ban đầu để nghiên cứu và chuẩn bị cho dự án nhà máy hạt nhân Ninh Thuận tuy nhiều nhưng bỏ đi sớm thì còn đỡ hơn so với việc cố làm cho đến khi nó hiển nhiên là không khả thi.)
(Gửi đi đào tạo rất nhiều người để chuẩn bị cho lĩnh vực điện hạt nhân, giờ hủy kế hoạch làm điện hạt nhân, vấn đề là làm sao sử dụng được năng lực của họ sau khi đã đào tạo chuyên môn.)
(Nếu làm dự án điện hạt nhân thì là dịp để nâng cao chất lượng chuyên môn cho nhiều ngành liên quan, tuy nhiên dịp này phải bỏ lỡ.)