Vì vậy, làm thế nào để trở lại đúng hướng? Những biện pháp mà Stiglitz đề xuất là rất rộng và khó có thể hình dung cách thức chúng có thể được đưa vào thực hiện một cách nhanh chóng. Cấu trúc điều tiết phải được quyết định một cách công khai, ông nói. Điều này sẽ bao gồm những dữ liệu nào mà các công ty công nghệ có thể lưu trữ; những dữ liệu nào mà họ có thể sử dụng; liệu họ có thể hợp nhất nhiều bộ dữ liệu khác nhau hay không; họ có thể sử dụng dữ liệu đó vì những mục đích gì; và mức độ minh bạch mà họ phải cung cấp về những gì họ làm với dữ liệu. “Đây là tất cả các vấn đề cần phải được quyết định”, ông nói. “Bạn không thể cho phép những gã khổng lồ về công nghệ làm điều đó. Điều đó phải được thực hiện một cách công khai với nhận thức về nguy cơ mà các công ty công nghệ đại diện.”

Cần phải có những chính sách mới để kiềm chế thế mạnh độc quyền và phân phối lại của cải to lớn được tập trung vào trong tay của các công ty AI hàng đầu, ông nói thêm. Tháng này, Amazon trở thành công ty thứ hai, sau Apple, đạt được một giá trị thị trường lên đến 1 nghìn tỷ US$. Giá trị thị trường của hai công ty này giờ đây nhiều hơn giá trị thị trường của 10 công ty dầu hỏa hàng đầu kết hợp lại. Stiglitz nói: “Khi bạn có quá nhiều của cải tập trung vào trong tay của một số tương đối ít người, thì bạn có một xã hội bất bình đẳng nhiều hơn và đó là điều xấu cho nền dân chủ của chúng ta.”

Thuế không chưa đủ hiệu quả. Đối với Stiglitz, đây là vấn đề về sức mạnh thương lượng lao động, quyền sở hữu trí tuệ, xác định lại và thực thi các luật cạnh tranh, luật quản trị doanh nghiệp và cách thức hoạt động của hệ thống tài chính. “Đó là một nghị trình rộng lớn hơn nhiều so với chỉ vấn đề phân phối lại [thu nhập]”, ông nói.

Stiglitz không phải là người hâm mộ thu nhập cơ bản phổ quát [UBI], một đề xuất theo đó mọi người đều nhận được một khoản trợ cấp không ràng buộc để trang trải chi phí sinh hoạt. Những người ủng hộ tranh luận rằng, khi các công ty công nghệ thu được nhiều của cải hơn, thì UBI có thể giúp phân phối lại thu nhập và đảm bảo rằng mọi người đều được hưởng lợi. Nhưng, với Stiglitz, UBI là một cái cớ để lẩn tránh trách nhiệm. Ông không tin đó là điều mà hầu hết người dân mong muốn.

“Nếu không thay đổi khung tổng thể về kinh tế và chính sách của chúng ta, thì những gì chúng ta đang hướng tới là sự bất bình đẳng lớn hơn về tiền lương, sự bất bình đẳng lớn hơn về thu nhập và của cải, và một tỷ lệ thất nghiệp chắc chắn cao hơn và một xã hội phân hóa nhiều hơn. Nhưng không có điều nào kể trên là không thể tránh khỏi” ông nói. “Bằng cách thay đổi các quy tắc, chúng ta có thể tiến đến một xã hội giàu hơn, với những thành quả được phân chia bình đẳng hơn, và có nhiều khả năng mọi người có tuần làm việc ngắn hơn. Chúng ta đã đi từ một tuần làm việc 60 giờ sang một tuần làm việc 45 giờ và chúng ta có thể đi đến một tuần làm việc 30 hoặc 25 giờ.”

Source: Joseph Stiglitz bàn về trí tuệ nhân tạo: “Chúng ta đang hướng tới một xã hội bị phân hóa nhiều hơn” | Phân tích kinh tế

Joseph Stiglitz bàn về trí tuệ nhân tạo: “Chúng ta đang hướng tới một xã hội bị phân hóa nhiều hơn” | Phân tích kinh tế
%d bloggers like this: