Lúc đó, thầy trụ trì đã nói với tôi rằng Bồ Tát Hộ Minh, tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni từ cung trời Đâu Suất sinh xuống làm thái tử Tất Đạt Đa là do phước báo và nguyện lực; chứ không phải tình cờ làm thái tử rồi chán ngán mà bỏ đi. Tức là dù Đức Phật Thích Ca có sinh ra trong một gia đình nghèo khó, bần cùng thì rồi ngài cũng vẫn có thôi thúc tìm sự giải thoát và sẽ từ bỏ gia đình để ra đi. Có điều, với tất cả những công đức đã tích tụ từ các kiếp trước, Ngàiphải sinh làm thái tử.

Về chuyện phước báo của các kiếp trước thì tôi đã gặp đủ các hạng người trên đời để thấy một chuyện thế này. Có người sinh ra đã thấy làm việc lớn là chuyện đương nhiên – bất chấp xuất thân của họ cao sang hay nghèo hèn. Họ có thể chịu khó, chịu khổ lúc bé hay lúc trẻ mà không bận lòng vì họ luôn biết cái “lớn” của mình, họ thấy thế giới không đáng sợ, người giàu, người có bằng cấp, địa vị không có gì ghê gớm. Còn có người thì chỉ có thể thấy cái trước mắt, tính toán chuyện vụn vặt, vui với thành công nhỏ; kính ngưỡng sự giàu có, danh vọng, thành công, chức tước như những gì xa vời. Họ không thể nào tưởng tượng việc mình là chủ các cuộc chơi lớn mang tầm quốc gia, quốc tế; là người lãnh đạo, mở đường, tạo lập các truyền thống mới. Nghĩa là cái định dạng lúc khởi đầu, tầm cỡ của một người – mà thầy gọi là “nghiệp lực” ở các chúng sinh phàm và “nguyện lực” ở các bậc tái sinh – có thể là cái có thật.

http://tiasang.com.vn/-van-hoa/Doi-rut-cuoc-la-de-lam-gi–hay-phan-2-cua-bai-%E2%80%9CToi-xuat-gia-gieo-duyen%E2%80%9D-10825

Đời rút cuộc là để làm gì ? (hay phần 2 của bài “Tôi xuất gia gieo duyên”)
Tagged on:     
%d bloggers like this: