Sao chổi SWAN (THIÊN NGA): Kỳ quan vũ trũ

by , under Uncategorized

KỲ QUAN CỦA VŨ TRỤ

SAO CHỔI SWAN (THIÊN NGA)

với đuôi dài 10 triệu dặm

Đây là một màn trình diễn ngoạn mục hiếm thấy trong những tuần tới của một sao chổi với cái đuôi tính ra dài khoảng 40-44 lần khoảng cách Trái đất-Mặt trăng. Hiện THIÊN NGA hiện đang ở gần Trái Đất nhất với khoảng cách hơn 83 triệu km, và ngày 27/5, thiên thể diễm lệ này sẽ đến vị trí gần Mặt Trời nhất – điểm cận nhật (perihelion) – ở khoảng cách 64 triệu km.

Sao chổi THIÊN NGA (SWAN), ký hiệu C/2020 F8, được nhìn thấy ngày 2/5/2020.

(Damian Peach, Chilescope)

Sao chổi giờ đây có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi nó quét từ bầu trời phía nam đến phía bắc. Xuất hiện vào lúc hoàng hôn buổi sáng gần đường chân trời phía đông, Sao chổi THIÊN NGA sẽ tiếp cận gần nhất với hành tinh Trái đất vào ngày 12 tháng 5 và đạt được điểm cận nhật (perihelion) đối với mặt trời vào ngày 27 tháng 5.

“Ngay cả khi con người trên trái đất vẫn bị nhốt lại thì thiên đường vẫn được tự do. Chúng ta luôn luôn có lý do để nhìn lên, có lẽ bây giờ hơn bao giờ hết”, cây bút khoa học và thiên văn học Dennis Overbye của tờ The New York Times viết. Trong thời dịch họa, ngắm nhìn sao chổi quả là một sự “xa xỉ”, để có sức chịu đựng tốt hơn, lạc quan hơn.

Sao chổi THIÊN NGA mới được phát hiện hiện đang đi qua chòm sao Song Ngư – Pisces. Nếu bạn may mắn sống ở Nam bán cầu và có thể tìm thấy Song Ngư, bạn có thể thấy sao chổi này. Khám phá sao chổi THIÊN NGA có thể được xem là “thành tích phụ” của đại dịch corona. Vì sao?

Quỹ đạo hyperbolic của sao chổi nghiêng 110,8 ° nên nó vòng thẳng lên và bay qua mặt phẳng

của các hành tinh (phía trên Cực Bắc của Trái đất).  Chu kỳ quỹ đạo của nó chưa được

biết đến với độ chính xác nhưng dao động trong hàng ngàn đến hàng triệu năm.

NASA / JPL / Horizons [2]

Sẽ không ai trả lời câu hỏi tại sao THIÊN NGA lại xuất hiện vào lúc này của dịch bệnh CoVid-19. Nhưng người ta có thể nói thế này: Chính trong những ngày đại dịch hoành hành trên trái đất mà Michael Mattiazzo, nhà thiên văn nghiệm dư sống tại Adelaide, Úc, là người đầu tiên đã khám phá ra nó. Ông cho biết do công việc của ông trong kỹ nghệ bị đình trệ do dịch, nên ông đã có nhiều thì giờ hơn cho việc săn đuổi các sao chổi, một sự nhiệt tình mà ông đã có được kể từ khi sao chổi Halley tái xuất hiện mời gọi ông vào năm 1986. Để thực hiện tìm kiếm sao chổi của riêng mình, ông đã quét hình ảnh từ Đài quan sát Mặt trời và vùng ảnh hưởng của nó (Heliospheric), gọi là SOHO, một tàu vũ trụ của NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đang xoay quanh mặt trời khoảng một triệu dặm từ Trái đất. Tàu vũ trụ có một máy ảnh tên là SWAN, viết tắt của Solar Wind ANisotropies. Và Mattiazzo đã khám phá THIÊN NGA như thế vào đầu tháng 4.

Các nhà thiên văn đã “cầu nguyện” rằng sao chổi sẽ tiếp tục độ sáng trong vài tuần tới khi nó tiến về phía bắc, đi qua 52 triệu dặm từ Trái đất vào ngày 12 tháng Năm ở điểm gần nhất của đó với hành tinh chúng ta, và sau đó quay quanh mặt trời ngày 27 tháng Năm.

Michael Mattiazzo tỏ ra không lạc quan lắm: “Tôi đoán là nó sẽ bùng nổ trở lại trước khi tan rã.” Cuối tháng Tư, một sao chổi đầy triển vọng khác, ATLAS, đã sụp đổ và mờ dần mà không bao giờ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hiện THIÊN NGA đang trên quỹ đạo hyperbolic tiến về mặt trời, đạt được điểm cận nhật xong, sẽ quay đầu rời bỏ.

Cuối tháng 5 và bước qua tháng 6, người miền Bắc sẽ có một cơ hội khác khi nhìn thấy sao chổi ngay lúc chạng vạng tối. Đến lúc đó, nó sẽ đi ngang qua Perseus để vào Auriga, đi không xa lắm ngôi sao sáng Capella. Nhưng một lần nữa, nó sẽ chỉ cao hơn một vài độ so với đường chân trời phía bắc-tây bắc theo Sky and Telescope magazine’s viewing guide.

Mới thứ sáu tuần trước, sao chổi này sáng như những ngôi sao mờ nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường – độ lớn thứ 5 theo cách nói của thiên văn học. Các nhà thiên văn dự đoán tốt nhất rằng sao chổi sẽ sáng hơn gấp 3 hoặc 4 lần – lên tới 3,5 độ thiên văn – khi nó di chuyển về phía bắc ra khỏi Song Ngư và qua các chòm sao Tam giác và Perseus. Nhưng sẽ vẫn khó để xem nếu bạn sống ở giữa vĩ độ phía bắc. Lúc tốt nhất, sao chổi sẽ lơ lửng trên bầu trời phía đông bắc ngay trước bình minh.

Sao chổi là gì?

Sao chổi có nguồn gốc từ những khối khí và bụi đông lạnh – tàn dư của hành tinh đang tồn tại trong một cặp băng sâu ngoài hệ mặt trời được gọi là đám mây Oort và vành đai Kuiper, kể từ khi hệ mặt trời hình thành 4,5 tỷ năm trước. Thỉnh thoảng, lực hấp dẫn từ một ngôi sao đi qua đánh bật ra một quả bóng tuyết của các tàn dư này và làm cho nó bay về hướng mặt trời. Từ những gì họ biết về quỹ đạo của nó cho đến nay, các nhà thiên văn học ngờ rằng THIÊN NGA là một trong những sao chổi mới loại này, mới đến từ các cõi bên ngoài của hệ mặt trời. Ánh sáng mặt trời có lẽ lần đầu tiên chạm vào bề mặt mỏng manh, dễ bay hơi của nó, khiến nó bị rạn nứt và đun sôi khí và ném bụi ra ngoài.

Kết quả của một trải nghiệm mới mẻ như vậy có thể là rất ngoạn mục, và đối với người cổ đại là đáng sợ. Bụi bị áp lực của ánh sáng mặt trời đẩy ra sau và làm thành một cái đuôi rậm rạp đàng sau nó dọc theo con đường sao chổi, và trong nhiều thập kỷ tới là một nguồn mưa sao băng. Đồng thời, các khí bị ion hóa bởi bức xạ cực tím của mặt trời, và chúng xếp hàng theo từ trường của mặt trời, thường chỉ về một hướng khác so với đuôi bụi. Cái đuôi dài hiện được trưng bày trong các tấm ảnh thiên văn của máy SWAN là một “vệt ion”. (Dennis Overbye, [1])

Nguồn:

[1]

https://www.nytimes.com/2020/05/12/science/comet-swan.html?campaign_id=34&emc=edit_sc_20200512&instance_id=18412&nl=science-times&regi_id=73155885&segment_id=27394&te=1&user_id=dfe20d5efa77920ce89d47762b2361fa

[2]

https://skyandtelescope.org/astronomy-news/comet-swan-expected-to-put-on-a-splendid-show/https://apod.nasa.gov/apod/ap200508.html

[3]

https://apod.nasa.gov/apod/ap200508.html