Bao giờ có một đề thi về nhà bác học Albert Einstein?

by , under Uncategorized

 

BAO GIỜ CÓ MỘT ĐỀ THI

VỀ NHÀ BÁC HỌC

ALBERT EINSTEIN?

Nguyễn Xuân Xanh

 

Bộ giáo dục năm nay, 2018, ra một đề thi rất bất ngờ khi chọn và đưa bài thơ Đánh thức tiềm lực của nhà thơ Nguyễn Duy vào đề thi THPT quốc gia. Một sự cởi mỡ có lẽ chưa từng thấy. Vâng, đó là điều rất đáng mừng, như nhà thơ Nguyễn Duy thổ lộ:

https://tuoitre.vn/nha-tho-nguyen-duy-ra-de-thi-nhu-the-toi-thay-rat-mung-20180625092751285.htm

Nhà thơ Nguyễn Duy còn nhiều bài thơ khác xuất sắc lắm. Ông là nhà thơ trí tuệ, như Bertolt Brecht của Đức.

Ước gì mỗi ngày đất nước chúng ta có những tin phấn khởi như thế, thể hiện trong mọi lãnh vực của đời sống quốc gia, để làm niềm cảm hứng cho dân tộc trên con đường chấn hưng đất nước.

Tôi cũng rất hy vọng rằng, trong một ngày không xa, sẽ có một đề thi về Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ 20 cả thế giới biết tên từ cả trăm năm nay, về tình yêu khoa học, yêu chân lý, tự do, yêu hòa bình, và yêu giáo dục nhân bản để phát triển những thiên phú tự nhiên trong con người mà không phải làm mai một chúng. Để cho Albert Einstein trở thành tên gọi ở mọi học sinh, sinh viên và gia đình.

Xin trích đoạn từ Einstein nói về giáo dục:

Đôi khi người ta nhìn ở trường học đơn giản chỉ là phương tiện để truyền đạt một lượng kiến thức nhất định tối đa như có thể cho thế hệ đang lớn lên. Nhưng điều đó không đúng. Kiến thức là chết trong khi trường học là người phục vụ cho cuộc sống. Trường học nên làm cho những phẩm chất và năng lực, những thứ có có giá trị cho sự phát triển của cộng đồng, nảy nở trong những cá nhân trẻ tuổi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là tính cách cá nhân nên bị đánh mất đi, để cá nhân trở thành một công cụ không ý chí của cộng đồng, như con ong, con kiến. Bởi vì, một cộng đồng của những con người được tiêu chuẩn hóa không có đặc tính cá nhân và mục tiêu riêng của nó sẽ là một cộng đồng nghèo nàn không có những năng lực phát triển. Ngược lại, mục đích phải là đào tạo những cá nhân biết tự hành động và tư duy độc lập, những người nhìn thấy phụng sự cộng đồng là nhiệm vụ cao cả nhất của cuộc đời.

Einstein về Giáo dục, trong một quyển sách sắp tới

[Xem thêm sách EINSTEIN về tinh thần giáo

dục của Einstein, chương 9 và 10, nxb Tổng hợp TP]

Lúc đó sẽ có rất nhiều người vui.  Lúc đó Việt Nam chứng tỏ mình hội nhập vào văn hóa thế giới.

Albert Einstein (1879-1955)

Từ vài năm gần đây các nhà đầu tư giáo dục Canada, một sự kiện rất ngạc nhiên, mở một trường trung tiểu học song ngữ lấy tên Albert Einstein, viết tắt AES, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, tập trung vào giáo dục STEM. Đáng lẽ Việt Nam đã có tên này cho một trường trung học từ lâu khi chúng ta đã có trường Marie Curie. Đáng lẽ Einstein phải là cái tên của niềm tự hào của Việt Nam.