Albert Einstein gặp Marilyn Monroe

by , under Uncategorized

ALBERT EINSTEIN GẶP MARILYN MONROE

Thân tặng anh Trần Hữu Dũng, người luôn luôn   

yêu mến Albert Einstein – âm thầm mà sống động.

Khi bạn ngồi với một cô gái đẹp trong hai giờ, bạn nghĩ rằng đó chỉ là một phút. Nhưng khi bạn ngồi trên bếp lò nóng trong một phút, bạn nghĩ đó là hai giờ.

Albert Einstein giải thích thuyết tương đối

 

(Tranh của Quint Buchholz, 1985)

Marilyn gợi ý với Einstein: „Anh nghĩ thế nào, giáo sư, chúng ta có nên có một đứa con chung chăng: đứa bé sẽ tuyệt vời làm sao, nó có vẻ đẹp của em, và sự thông minh của anh!”

Einstein: “Anh sợ, em yêu, có thể ngược lại.”

Đó là một phiên bản đã được nghĩ ra cho bức tranh trên. Đó cũng là điều có thể sống trong tưởng tưởng của nhiều người, như sự hợp nhất lý tưởng của hai thần tượng của pop culture thời đại: Người đẹp và Thiên tài.

Bức tranh này, cũng như những bức tranh khác của Buchholz đều khộng có lời. Einstein và Marilyn nói gì nhau, cái đó tùy vào fantasy của bạn đọc. Hai người có thể yên lặng để tận hưởng được những giây phút “magic” dưới ánh trăng, và có thể cùng nghe tiếng đàn violin của Einstein sẽ kéo cho Marilyn nghe, thay vì giảng về thuyết tương đối. Ở đây, thuyết tương đối gặp gỡ văn hóa sao của đời thường. Giờ đây có lẽ ai cũng quên thời gian, thuyết tương đối chắc không còn giá trị nữa.

Marilyn được biết là người rất yêu sách, cô có một thư viện với khoảng 430-480 quyển sách, là rất nhiều so với người dân bình thường.

Tại sao Einstein mà không phải là Newton? Có lẽ vì Newton là con người quá formal, nghiêm túc, suốt đời làm mấy công việc chính: khám phá lực hấp dẫn vũ trụ và toán vi tích phân, opticks (quang học), nghiên cứu nguồn gốc của Kitô giáo, và thuật giả kim – cho đến suốt đời. Ông không phải là nghệ sĩ. Ông cũng không thích phụ nữ lắm. Có lẽ do trải nghiệm không hay với chính mẹ mình. Newton sinh ra đã mất cha 3 tháng trước, nhưng vừa lên ba, mẹ ông đã tái hôn với một mục sư khá giả và bỏ ông lại một mình với bà ngoại, xem như ông là trẻ mồ côi. Ông cũng hay tranh cãi gay gắt về quyền ưu tiên các khám phá của ông, chẳng hạn như với nhà toán học Leibniz. Newton thiếu đi cái charm của một Einstein nghệ sĩ, thiếu sức truyền cảm và lôi cuốn, cũng như thiếu óc hài hước của Einstein.

Xem thêm:

Tôi nhìn xa …

và trang