THÔNG TIN VỀ DỊCH VI-RÚT CORONA – 19
NGUYỄN XUÂN XANH
Lời nói đầu. Dưới đây chúng tôi muốn ghi lại một số tin khoa học liên quan đến đại dịch cô vít 19. Một số tin chúng tôi đã gửi cho diễn dàn Humboldt. Bản tin sẽ được cập nhật. NXX 3/4/2020
“Nếu Galilei, Kepler và Newton làm cuộc cách mạng khoa học vĩ đại vào thế giới các vì sao ở thế kỷ 17 thì đúng 200 năm sau, Pasteur và Koch làm cuộc cách mạng y khoa vào thế giới vi sinh vô cùng nhỏ mà tầm quan trọng của nó đối với nhân loại không hề nhỏ. Trong khi thế giới các vì sao chế ngự tâm tư của con người muốn hiểu biết cấu trúc của nó, thì thế giới vi sinh chế ngự trực tiếp mạng sống và hạnh phúc của con người. Vi sinh, hay thế giới “âm binh” vô hình, từng gây ra những cuộc “giết người hàng loạt” khủng khiếp trong suốt lịch sử, con người chỉ biết bó tay, và giải thích bằng các quyền lực thần linh hay ma quỷ. Nhưng Pasteur và Koch đã đem lại ánh sáng vào thế giới “đen tối” này, cũng như Newton từng đưa ánh sáng của lý tính vào vũ trụ, giải phóng con người khỏi thế giới “bị quỷ ám”. Bệnh không phải do các lực lượng siêu nhiên gây ra, mà do chính các vi trùng nhỏ bé. Ở đâu có bệnh, ở đó có mầm bệnh. Đó là “thuyết nhân quả” của khoa học hai ông minh chứng một lần nữa. Hai ông, và cùng các đồng nghiệp và học trò, tiến hành một cuộc “thập tự chinh” đầy kịch tính để tước vũ khí của “thế giới âm binh” và bảo vệ thành công hạnh phúc con người.”
Trong https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/gioi-thieu-sach-pasteur-va-koch/
“Mang khẩu trang nghe các bạn”
Ngày 12/5/2020:
ĐÃ TIẾN QUÁ GẦN ĐẾN SỰ THẬT
Trung Quốc, theo chuyên gia vũ khí sinh học Hans Rühle, CHLB Đức,
đã làm cho Virus Sars có khả năng trở thành vũ khí hủy diệt.
Một phân tích
Lời nói đầu. Bài báo dưới đây được đăng trên tạp chí Đức FOCUS 20/2020 cho thấy thêm nhiều chi tiết hướng về một “khẳng định”, rằng Sars-Cov-2 có thể nằm trong một chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học lâu dài và hệ thống của TQ. Trong nỗ lực trở thành bá chủ thiên hạ, không mưu chước nào là cấm kỵ hay quá đắt đối với lãnh đạo TQ. Đó là cái lôgic. Một nhà nước đầy âm mưu và tính hiếu chiến thì cũng rất xứng đáng để người khác nghĩ về những “thuyết âm mưu” cho nó. Điều dễ hiểu. Vũ khí sinh học có tác dụng “không đánh mà thắng” của Tôn Tử, điều mọi người đang chứng kiến với dịch Cô vít-19. Tuy nhiên chúng ta hãy chờ thêm chứng cứ. NXX
Một số người đã sớm nghi ngờ về giả thuyết rằng đại dịch corona đã phát sinh trong chợ động vật ở Vũ Hán – bởi vì có hai viện nghiên cứu đang khảo sát virus Sars từ thế giới động vật. Tất nhiên, thực tế này chưa phải là bằng chứng đáng tin cậy về một thảm họa do con người tạo ra. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thực hiện một chương trình nghiên cứu quy mô trong nhiều năm, trong khuôn khổ của nó virus Sars được làm cho có khả năng trở thành vũ khí.
Trong cuộc xung đột với Nhật Bản từ năm 1933 đến năm 1945, 270.000 người Trung Quốc đã thiệt mạng vì sử dụng vũ khí sinh học. Tương ứng lớn như thế là những nỗ lực mà Trung Quốc thực hiện trong nghiên cứu sinh học phòng thủ. Mặc dù nước này từ năm 1984 là thành viên của Công ước Vũ khí Sinh học và phủ nhận sự tồn tại của vũ khí sinh học tấn công, Lầu Năm Góc đã cảnh báo vào tháng 1/2001: “Trung Quốc có khả năng sản xuất vũ khí sinh học tấn công”. Giám đốc tình báo Đài Loan thậm chí còn nói rõ ràng hơn vào tháng 10 năm 2008 khi được một thành viên của quốc hội hỏi, liệu Trung Quốc có biến được Sars thành vũ khí không. Không ngần ngại, ông nói rằng Đài Loan có thông tin “rằng virus Sars đã trở thành một phần của chương trình vũ khí sinh học”. Trong nhiều viện và phòng thí nghiệm người ta đang hoạt động cho chương trình đó. Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cũng biết về việc quân sự hóa virus Sars.
Sau đó, các đánh giá trở nên ngày càng qui mô và kịch tính hơn. Theo các cơ quan tình báo Mỹ và Đài Loan, không còn nghi ngờ gì nữa, rằng Trung Quốc có thể độc lập thực hiện tất cả các công việc cần thiết cho một chương trình vũ khí sinh học hiện đại – bao gồm cả việc sản xuất hàng loạt hầu hết các mầm bệnh cũng như sự ứng dụng chúng dưới dạng bình xịt.
Điều này lại có nghĩa là các nghiên cứu của các viện nghiên cứu ở Vũ Hán nhằm vào sự cải tiến một biến thể Sars đã được quân sự hóa. Trong nghiên cứu “Chương trình chiến tranh sinh học Trung Quốc” của mình, Daniel Shoham trích dẫn bài viết của bốn nhà nghiên cứu từ Vũ Hán về các thí nghiệm về tác động của Sars lên hệ miễn dịch của động vật sống.
Không thể loại trừ khả năng rằng dựa trên cơ sở kiến thức về về Sars-Cov-2 nền tảng cho một loại vũ khí sinh học đã được tạo ra. Virus Sars-Cov-2 tuy chỉ bắt đầu gây ra đại dịch vào tháng 12 năm 2019, nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã hình thành vào thời điểm này. Có nhiều điều cho thấy rằng các nhà khoa học ở Vũ Hán đã nghiên cứu từ lâu hơn mầm bệnh mới, và chính phủ Trung Quốc đã phải dấu sự thật tai họa này trong lớp vỏ một câu chuyện đáng tin cậy, có thể tha thứ được.
Điều này có thể được xác nhận bởi thực tế là Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm một vắc-xin chống lại Sars-Cov-2 trên 500 đối tượng thử nghiệm vào giữa tháng Tư. Sau đại dịch Sars năm 2002, nước này đã thực hiện hơn mười năm nghiên cứu không thành công về một loại thuốc trị liệu hoặc vắc-xin hiệu nghiệm. Và bây giờ, chỉ bốn tháng sau khi dịch bệnh bùng phát, đột nhiên một loại vắc-xin đầy hứa hẹn được đưa ra giới thiệu! Điều này mâu thuẫn với tất cả các kiến thức khoa học về thời gian cần thiết để phát triển các vắc-xin hiệu nghiệm.
Việc loại virus mới này quá phức tạp để được làm vũ khí hóa có thể bị bác bỏ bởi sự quân sự hóa của Sars dường như không có vấn đề gì. Các nhà khoa học và nhà sản xuất vũ khí sinh học của Trung Quốc rõ ràng tiến xa hơn nhiều so với mọi người ở phương Tây nghĩ. Năm 2010, các chuyên gia quốc tế của Monitor Group dự đoán rằng Trung Quốc sẽ thống trị thế giới vào cuối thập kỷ này trong những khám phá và đổi mới sáng tạo trong khoa học đời sống.
“Các nhà sản xuất vũ khí sinh học của Trung Quốc
rõ ràng tiến xa hơn người phương Tây tưởng“
Tất cả những điều này khơi dậy những ký ức xấu từ quá khứ: Như Ken Alibek, một chuyên gia vũ khí sinh học của Liên Xô, đã viết, Liên Xô đã trở thành “siêu cường sinh học lớn nhất và duy nhất trên thế giới” vào đầu những năm 1980. Giờ đây dường như Trung Quốc đang trong quá trình đi theo những vết chân vĩ đại ngày trước của Liên Xô. Trong bối cảnh đó, câu hỏi làm thế nào đại dịch có thể phát sinh là một vấn đề hoàn toàn mới. Nếu bạn để các lý thuyết âm mưu sang một bên, chỉ còn hai kịch bản bùng phát hợp lý: một sự vận chuyển vô tình của các nhân viên viện, hoặc đã bị nhiễm qua dơi, hoặc bởi một virus được xây dựng sinh học. Kết luận này tương ứng những kết quả của một nghiên cứu của Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc, mà số phận của nó ít nhất là không bình thường. Vì từ khi các tác giả đã chỉ ra sự gần gũi của một trong những viện nghiên cứu với thị trường động vật Vũ Hán, và tiết lộ những điều không phải để tán tụng về hoạt động bên trong, đặc biệt của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Vũ Hán, thì nghiên cứu của họ đã bị biến mất. Người ta chỉ có thể giả thiết rằng các tác giả đã đến quá gần với sự thật và đã bị làm cho bặt tiếng. ”
Tác giả: Hans Rühle, 82 tuổi, từ 1982 đến 1988, đứng đầu nhóm lập chính sách trong Bộ Quốc phòng Liên bang Đức. Ông được coi là một chuyên gia về các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
NXX chuyển ngữ
Ngày 9/5/2020:
Cuộc săn lùng thuốc điều trị virus corona:
Các nhà nghiên cứu Đức nói về “bước đột phá”
Kháng thể bám vào virus
Thứ Tư, 06.05.2020, 13:58
Theo một thông báo truyền thông, các nhà khoa học thành phố Braunschweig bang Niedersachsen khi nghiên cứu virus corona mới đã phát hiện các kháng thể có thể ngăn chặn virus xâm nhập vào các tế bào người.
“Đây rõ ràng là một bước đột phá cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng cho sự phát triển của thuốc điều trị Covid-19”, nhà virus học GS. Luka Cicin-Sain từ Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm Helmholtz (Helmholtz-Zentrum für Infektionsforschung, HZI) ở Braunschweig nói với báo “Braunschweiger Zeitung”.
Ảnh virus gây ra Covid-19 dưới kính hiển vi điện tử
Cicin-Sain và nhóm của ông theo báo cáo cho biết đã phân tích được 6.000 kháng thể khác nhau do con người tạo ra. Họ đã tìm thấy hơn 750 kháng thể có thể bám vào coronavirus – điều kiện tiên quyết để chống lại mầm bệnh một cách hữu hiệu. Bây giờ các kháng thể đang được kiểm tra về tính hiệu quả của chúng trong các bễ nuôi cấy tế bào.
Mục đích của các nhà khoa học không phải là tìm thuốc tiêm chủng mà là tìm một loại thuốc để điều trị một cách hiệu quả các bệnh nhân corona trong giai đoạn nặng: “Nguyên tắc tác dụng mà chúng tôi theo đuổi là cái gọi là “sự tạo miễn dịch thụ động” (passive immunization), Stefan Dzigel từ Đại học Kỹ thuật Braunschweig nói. “Hiệu quả hiện ra ngay lập tức: Các kháng thể lấy mất đi tiềm năng tác hại của virus.”
Bệnh nhân Corona sẽ được điều trị bằng thuốc vào mùa thu
Thủ hiến bang Niedersachsen và Bộ trưởng Khoa học & Văn hóa Bjorn Thümler
trong chuyến thăm gần đây Trung Tâm Helmholtz Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm (HZI).
Việc tìm kiếm các ứng viên kháng thể tốt nhất cho một loại thuốc sau này đang được tiếp tục cho đến giữa tháng 6, Thomas Schirrmann của công ty công nghệ sinh học Yumab tham gia dự án cho biết. Sau đó, các ứng viên được chọn lọc phải được kiểm tra nghiêm ngặt và sự phát triển được chuẩn bị cho thực hành lâm sàng. “Tầm nhìn của chúng tôi là những bệnh nhân corona sẽ được điều trị đầu tiên bằng thuốc vào mùa thu,” Schirrmacher nói.
Bộ trưởng khoa học & văn hóa Bjorn Thümler (CDU) của bang Niedersachsen đã khen ngợi thành tựu của nhóm nghiên cứu: “Tôi vô cùng vui mừng về thành công lớn này của các cơ sở nghiên cứu của bang Niedersachsen, điều mang lại niềm hy vọng cho kết quả chữa trị tốt hơn đối với Covid-19”, ông nói với báo “Braunschweiger Zeitung”.
Nguồn:
Ngày 24/4/2020
Covid-19: Phòng thí nghiệm P4 tại
Vũ Hán, bài học lọc lừa
Bài bình luận trên báo Le Figaro, do Đài RFI đưa tin lại:
Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới “sổng chuồng” từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?
Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc cấm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Hoàng Diễm Linh.
Phòng thí nghiệm Vũ Hán P4
Cội nguồn : Ngây thơ hay tham lợi
Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là “quả bom hạt nhân sinh học“. Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro: “Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?”.
Nghi vấn phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương trực tiếp nêu lên và muốn làm sáng tỏ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố, « có nhiều chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết ».
Paris bối rối là phải. P4 là phòng thí nghiệm sinh học cực an toàn dùng để nghiên cứu các loại siêu vi cực độc mà chưa có thuốc trị, cũng không có vác-xin phòng ngừa. Vào lúc đó, đề án hợp tác trong một lãnh vực nhạy cảm như thế với y tế Trung Quốc đã gây căng thẳng trong nội bộ của Pháp.
Từ năm 2004, giới tình báo và an ninh quốc phòng, chuyên gia vũ khí sinh học Pháp đã khuyến cáo các chính phủ tại Paris không nên xuất khẩu phòng thí nghiệm P4, hạng “an toàn tối đa” cho Trung Quốc để nghiên cứu siêu vi SARS. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị và công nghiệp, với những lý do khác nhau, người thì sợ Bắc Kinh trả đũa, kẻ muốn hợp tác để kiểm soát không cho đối tác âm thầm chế tạo vũ khí vi trùng.
Nhóm phóng viên điều tra của Radio France phát hiện vào năm 2004, tổng thống Jacques Chirac và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định hai nước hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới nẩy sinh. Trong chiều hướng này, ngoại trưởng Michel Barnier ký thỏa thuận chuyển giao một phòng thí nghiệm P4.
Trước đó, thủ tướng đầu tiên của tổng thống Chirac, nhiệm kỳ hai, Jean- Pierre Raffarin (một người bạn của Trung Quốc như đánh giá của Bắc Kinh) gặp bác sĩ Trần Chu, đang được đào tạo chuyên môn tại bệnh viện Saint Louis, và là người thân cận của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào.
Một năm trước đó, 2003, Trung Quốc bị dịch Viêm phổi cấp tính SARS. Theo lời kể của một công chức cao cấp, theo dõi hồ sơ này, vào lúc đó trong giới chính trị Pháp, một số người cho rằng cần phải giúp các nhà sinh học Trung Quốc nghiên cứu các loại siêu vi mới như Ebola, SARS, trong điều kiện tốt. Tránh cho họ tự mò mẫm nghiên cứu với các phương tiện thiếu thốn và kiến thức còn hạn hẹp. Nói rõ hơn là không để Trung Quốc âm thầm chế tạo vũ khi sinh học.
Nhưng dự án này gây tranh luận trong nội bộ Pháp. Jacques Chirac, Jean-Pierre Raffarin ủng hộ. Trong giới y khoa, trong đó có bác sĩ cựu bộ trưởng Bernard Kouchner tán đồng. Nhà doanh nghiệp kỹ nghệ dược phẩm, vắc-xin Alain Merieux, cũng hăng hái cùng điều hành hội đồng chỉ đạo với đối tác bác sĩ Trần Chu.
Trái lại, các chuyên gia chống phổ biến vũ khí sinh học ở bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, Văn Phòng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia trực thuộc phủ thủ tướng và trong giới nghiên cứu khoa học đều lo ngại. Họ sợ P4 biến thành nơi chế tạo vũ khí sinh học. Nhất là, khác với vũ khí hóa học và hạt nhân, cộng đồng quốc tế không có một cơ chế kiểm soát các phòng thí nghiệm “y tế“.
Cụ thể là một số phòng thí nghiệm loại P3, lưu động, mà chính phủ Jean-Pierre Raffarin bán cho Trung Quốc ngay sau khi dịch SARS kết thúc, cũng không được Trung Quốc xác minh dùng để làm gì. Phe tìm cách trì hoãn thi hành thỏa thuận khuyến cáo chính phủ Pháp đừng xem nhẹ bởi vì “P4 là một nhà máy nguyên tử vi khuẩn”.
Gửi trứng cho ác: Viện P4 Vũ Hán
Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị quyết định thi hành, chống lại ý kiến của các chuyên gia. P4 được xây dựng xong vào năm 2015. Ngày P4 Vũ Hán đi vào hoạt động, tháng 01/2018, trùng hợp với chuyến viếng thăm của tổng thống Emmanuel Macron. Pháp cũng làm nhiều cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng cũng phải “giao hàng“, một chuyên gia cho biết như thế.
Bởi vì vào thời điểm đó, Pháp có nhiều dự án khác với Trung Quốc như xây một nhà máy xử lý phóng xạ, hợp đồng bán máy bay Airbus. Khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ là cường quốc hạng trung, không có đủ khả năng đối đầu với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Bắc Kinh còn bắt chẹt doanh nghiệp Pháp để chiếm đoạt công nghệ. Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền Pháp là “quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào chữ tín của chính quyền Trung Quốc”.
Những gì xẩy ra sau đó cho đến đại dịch Covid-19 chứng minh là phe “không tin” Trung Quốc có lý. Nhà thầu Trung Quốc lãnh phần xây dựng nhưng không đáp ứng được nhu cầu kiến trúc bảo đảm an toàn rất phức tạp.
Thất vọng vì không thấy kết quả hợp tác cụ thể, năm 2015, đồng chủ tịch hội đồng hợp tác song phương Alain Merieux từ chức. Nhóm chuyên gia Pháp, 50 người, lẽ ra sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc tại P4 trong 5 năm đầu, không bao giờ đến Vũ Hán. Bắc Kinh ngăn chận hay vì Pháp thiếu tài chính?
Khi phòng thí nghiệm bán thú hoang ra chợ
Điều rõ ràng là Trung Quốc không minh bạch, không tôn trọng thỏa thuận. Hoạt động tại P4 được giữ kín. Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi thăm P4 năm 2018, đã cảnh báo Washington về tình trạng thiếu an toàn của phòng thí nghiệm.
Ngày 16/04/2020, báo chí Trung Quốc cũng nói đến những bất cập: Nhiều nhà khoa học tại P4 đã vất dụng cụ xuống cống rãnh mà không qua sát trùng. Họ còn bán thú rừng thử nghiệm ra chợ Vũ Hán, để có thêm thu nhập.
Một nhà nghiên cứu mất tích
Nhưng sự kiện gây bối rối cho Trung Quốc là các câu hỏi liên quan đến số phận một chuyên gia về siêu vi SARS tại P4 tên Hoàng Diễm Linh. Phải chăng nhà nghiên cứu trẻ tuổi này là bệnh nhân ZERO.
Ảnh của Hoàng Diễm Linh đột nhiên bị xóa trên trang mạng của P4. Viện P4, lúc đầu cũng chối là không có nhân viên tên Hoàng Diễm Linh rồi sau đó đăng trở lại. Truyền thông Nhà nước lập đi lập lại “Hoàng Diễm Linh, vẫn khỏe mạnh, không bị nhiễm siêu vi corona, đang làm việc ở một thành phố khác, không trở lại Vũ Hán”. Nhưng cho đến nay, Hoàng Diễm Linh vẫn biệt vô âm tín.
Nguồn: Le Figaro, RFI, SciencePost
Ngày 21/4/2020
Nhà dịch tễ học Hồng Kông cảnh báo việc nới lỏng các biện pháp đóng cửa
“Bạn cần búa tạ” để giảm thiểu sự lây lan
Bài phỏng vấn Gabriel LEUNG của báo DER SPIEGEL
(Courtesy DER SPIEGEL)
Trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo DER SPIEGEL, nhà dịch tễ học Gabriel LEUNG của Hồng Kông giải thích lý do tại sao ông coi việc dỡ bỏ nhanh chóng các lệnh cấm tiếp xúc và các biện pháp cách xa xã hội là vô trách nhiệm. Cuộc khủng hoảng corona, ông tin, sẽ ở với chúng ta trong một thời gian dài.
Gabriel LEUNG, 47 tuổi, là một trong những nhà dịch tễ học hàng đầu châu Á. Ông phục vụ như là trưởng khoa y tại Đại học Hồng Kông và thường xuyên tư vấn cho Tổ chức Y tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới và chính phủ Hồng Kông và Trung Quốc về đối sách của họ đối với coronavirus mới. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn dịch SARS đầu tiên vào năm 2003.
Gabriel LEUNG
DER SPIEGEL: Giáo sư LEUNG, việc đóng cửa hoàn toàn xã hội có tác dụng kéo coronavirus xuống, nhưng nó cũng kéo nền kinh tế xuống theo, và trái tim tâm trí con người. Xã hội có thể chịu đựng điều này trong bao lâu?
LEUNG: Chúng ta cần phải rất rõ ràng: Đây sẽ là một cuộc đua marathon chứ không phải chạy nước rút. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ ở trong một cuộc chiến giằng co ba mặt giữa bảo vệ sức khỏe, bảo tồn kinh tế và chấp nhận xã hội.
DER SPIEGEL: Và cuộc giằng co này sẽ kéo dài bao lâu?
LEUNG: Cho đến khi ít nhất một nửa dân số thế giới có được miễn dịch. Và chỉ có hai cách để có được miễn dịch: Một là thông qua nhiễm trùng và phục hồi, hai là bằng vắc-xin. Nhưng chúng ta còn ít nhất 9 tháng và nhiều khả năng hơn, một năm rưỡi nữa để có một loại vắc-xin sẵn sàng áp dụng rộng rãi có hiệu quả và an toàn.
DER SPIEGEL: Chúng ta có thể quản lý đại dịch thông minh hơn và theo cách ngăn chặn thiệt hại phụ không cần thiết không?
LEUNG: Tôi nghĩ vậy. Nhưng mục tiêu phải là để đảm bảo không vượt quá giới hạn hệ thống y tế của bạn. Năng lực tiếp nhận của hệ thống y tế ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tử vong. Nếu năng lực tiếp nhận của bạn bị quá tải, hệ thống y tế và bệnh viện của bạn sẽ bị sụp đỗ, và đó là lúc một số lượng lớn người chết không cần thiết. Vì vậy, bạn phải quản lý và giảm thiểu và ngăn chặn sự bùng phát phù hợp với số người cần được chăm sóc đặc biệt, hoặc một máy thở, nằm trong năng lực chịu đựng của hệ thống chăm sóc sức khỏe của bạn.
DER SPIEGEL: Chúng ta có nên nhắm đến việc loại bỏ virus không?
LEUNG: Không, chúng ta không đề cập đến trường hợp zeo ca nữa. Sự ngăn chặn (containment) đã thất bại ở khắp mọi nơi. Những gì chúng ta cần là sự ngăn chặn, hoặc tốt hơn: các chu kỳ ngăn chặn và dỡ bõ, và có lẽ nhiều lần như thế. Chúng ta có thể thực hiện ít hơn một chút sự khóa chặt toàn diện và cho phép nền kinh tế quay trở lại một chút không? Câu trả lời là có. Nhưng có một số điều kiện tiên quyết. Điều kiện số 1: Dân số của bạn đã ở mức cơ bản thấp xét về số lượng bệnh nhân mới hàng ngày. Điều kiện số 2: Bạn sẽ cần phải làm tốt hơn rất nhiều trong việc xét nghiệm và truy tìm. Điều đó sẽ cho phép bạn cách ly những người có nguy cơ cao nhất và cách ly những người đã bị nhiễm bệnh. Đây là một chút bập bênh: Nếu bạn không xét nghiệm và truy tìm tốt, thì bạn sẽ phải làm nhiều hơn nữa giản cách vật lý. Nếu xét nghiệm và theo dõi của bạn được thực hiện tốt, bạn có thể nới lỏng giản cách vật lý thêm một chút.
DER SPIEGEL: Ông đang ủng hộ các quốc gia tuân thủ cách tiếp cận có cấu trúc (structured approach) đối với khủng hoảng. Nó trông như thế nào?
LEUNG: Bạn phải biết rõ có bao nhiêu trường hợp bạn có thể chịu đựng được và sau đó điều chỉnh sự can thiệp của bạn cho phù hợp. Điều này được xác định đầu tiên bởi số giường chăm sóc đặc biệt (ICU) bạn có, và số lượng bác sĩ và y tá chăm sóc cac giường đó. Ở Đức bạn hiện có đủ năng lực để chăm sóc ngay các bệnh nhân châu Âu khác, điều này thật tuyệt vời.
DER SPIEGEL: Số lượng giường có phải là yếu tố quan trọng nhất không?
LEUNG: Không, nên có nhiều tiêu chí hơn. Xã hội đã sẵn sàng chấp nhận điều gì xét về số người nhiễm bệnh và nhập viện, và số người cần được thở máy và có thể chết? Phải có một sự chấp nhận xã hội ngầm hoặc mặc nhiên.
DER SPIEGEL: Làm thế nào để chúng ta quyết định điều đó?
LEUNG: Dân chúng sẽ cho bạn biết và sẽ nói cho các chính trị gia họ có thể chịu đựng được bao nhiêu. Có một số nơi, dù vì bất kỳ lý do gì, có khả năng chịu đựng rất thấp đối với các kết quả bất lợi. Những nơi khác có sức chịu đựng cao hơn. Nó là tùy theo ngữ cảnh đặc thù. Tôi không nghĩ rằng một tiêu chuẩn phù hợp chung cho tất cả.
DER SPIEGEL: Tại sao chúng ta nên chịu đựng tai họa?
LEUNG: Mức căn bản là: Mỗi năm, cúm giết chết rất nhiều người ở Châu Âu, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn. Nhưng bạn không có một cuộc bất ổn hàng năm. Vì vậy, nó có vẻ được mọi người chấp nhận để đối phó với mức độ bệnh tật và tử vong đó. Không ai thích nó, nhưng nó được dung thứ. Không ai yêu cầu số tử vong cúm là zero. Nhưng nếu bạn vượt quá khả năng của ICU, thì bạn sẽ vượt một lằn ranh giới rất đỏ. Vì vậy, ở đâu đó giữa những gì mọi người chấp nhận chịu đựng hàng năm, và các ICU hoàn toàn bị tràn ngập như ở Thành phố New York, đâu đó giữa những thái cực này là mức độ chịu đựng của bạn.
DER SPIEGEL: Làm thế nào để chúng ta hạ thấp dịch bệnh xuống mức có thể kiểm soát được?
LEUNG: Nếu bạn có một ổ dịch kéo dài như ở hầu hết châu Âu, bạn cần dùng búa tạ để hạ hệ số lây nhiễm R0 xuống dưới 1. R0 là tốc độ lan truyền virus thực tế tại một thời điểm nhất định. Nhưng bạn cần phải xuống thấp hơn 1 nhiều để đưa mức cơ bản xuống mức đủ thấp để bạn có thể chấp nhận được.
DER SPIEGEL: Thấp đến mức nào?
LEUNG: R0 bằng 1 có nghĩa là cân bằng hiện trạng (statu quo). Đối với mỗi người bị nhiễm bệnh, hồi phục hoặc chết, bạn thay thế họ bằng một bệnh nhiễm trùng mới. Nếu mức căn bản của bạn là 1.000 ca nhiễm mỗi ngày, thì bạn sẽ tiếp tục có 1.000 trường hợp mới, và điều này sẽ kéo dài bất tận. Đây là những gì bạn cần làm: Bạn cần giảm R0 xuống dưới 1 trong một thời gian dài, thì bạn giảm xuống số lượng các trường hợp mới, thí dụ 20 mỗi ngày. Sau đó, bạn có thể cho R0 bằng 1 và có 20 trường hợp mới hàng ngày kéo dài bất tận, đó là những gì bạn có thể giải quyết. Bạn phải tìm xem ở cấp độ nào bạn muốn duy trì R0 xấp xỉ 1, hoặc là dưới 1.
DER SPIEGEL: Đức có R0 gần bằng 1 theo Viện Robert Koch, trung tâm quốc gia về kiểm soát dịch bệnh. Một số chính trị gia đã nói về việc nới lỏng các biện pháp.
LEUNG: Bạn cần phải rất cẩn thận trong cách bạn ước tính R0 – đó không phải là ước tính dễ dàng. Giả sử nó là trên 1, tôi nghĩ sẽ quá sớm để nói về bất kỳ loại nới lỏng nào. Những gì bạn cần làm là đưa R0 xuống dưới 1, và sau đó xác định số ca mới hàng ngày là mức chấp nhận được.
DER SPIEGEL: Làm thế nào các nhà chức trách có thể thu thập dữ liệu để có được viễn cảnh thời gian thực thực tế về virus lây lan nhanh như thế nào?
LEUNG: Các bạn có rất nhiều nhà dịch tễ học rất giỏi ở Đức, tôi không nghi ngờ họ có thể ước tính R0. Thông thường, cái khó khăn trong R0 là gấp đôi: Một là để có được nó một cách rất kịp thời. Và thứ hai: Để bổ sung nó với dữ liệu pha trộn xã hội (social mixing) và dữ liệu lưu động xã hội (social mobility) từ điện thoại di động, các hệ thống định vị địa lý hoặc bất cứ thứ gì, ở cấp độ tổng hợp, vì vậy bạn không cần phải vi phạm bất kỳ quyền riêng tư nào. Khi bạn đã giải quyết các vấn đề kỹ thuật chính, bạn cần nhà chức trách sử dụng nó để đưa ra quyết định. Điều đó với tôi là bước giới hạn tốc độ (lây lan) ở hầu hết các quốc gia.
DER SPIEGEL: Công nghệ sẽ đóng một vai trò rất lớn trong cuộc khủng hoảng này?
LEUNG: Nó có thể. Các bạn là những người đi đầu trong công nghệ. Tôi không thấy vấn đề với phần kỹ thuật. Nó đang thay đổi tư duy tin tưởng nó nhiều hơn là tin vào số trường hợp được báo cáo hàng ngày.
DER SPIEGEL: Cách đếm hàng ngày là không đáng tin cậy?
LEUNG: Bạn không biết bạn đang đếm gì. Có một độ vênh thời gian (time lag) dài và bạn không bao giờ biết chắc độ vênh là bao nhiêu. Ngoài ra, bạn không thể cố gắng bổ sung nó và đưa ra một cách có hệ thống, khách quan, để tìm xem cách đếm ca nhiễm dẫn đến đâu. Khi R0 được ước tính thành thạo, bạn có thể giảm đáng kể độ vênh thời gian và bổ sung nó bằng dữ liệu di động (mobility data).
DER SPIEGEL: Ở một đất nước rộng lớn như Đức, bạn có thể có các R0 khác nhau ở các thành phố khác nhau và những cách tiếp cận khác nhau không?
LEUNG: Bạn chắc chắn cần phải có một ước tính địa phương, nhưng bạn cũng sẽ có các R0 khác nhau trong các thành phố của bạn. Vâng, bạn cần nhiều sắc thái (nuance) hơn để bạn có thể nhắm đến các biện pháp chính xác hơn.
DER SPIEGEL: Ông có thể có một tình huống trong đó một thành phố phải khóa lại, nhưng một thành phố khác lại có thể nới lỏng các hạn chế?
LEUNG: Nếu động lực phát triển dịch bệnh bảo bạn phải làm như vậy, thì được. Frankfurt và Munich rất có thể có các chính sách khác nhau vì dịch bệnh ở các địa điểm bị ảnh hưởng đòi hỏi các chính sách chính xác và định hướng hơn.
DER SPIEGEL: Công bằng (fairness) có phải là một vấn đề ở đây không?
Lêung: Không. Vấn đề là làm sao đảm bảo rằng bạn có các biện pháp chính xác và định hướng tại các địa điểm khác nhau và các điểm khác nhau trong đại dịch. Sự công bằng là việc giữ gìn sự sống. Đó cuối cùng là biểu hiện đích thực của sự công bằng.
DER SPIEGEL: Những người trẻ tuổi có nên được phép tiếp xúc nhiều hơn không?
LEUNG: Cố gắng cho tiếp xúc đối với những người có nguy cơ thấp hơn để có thể sử dụng khả năng miễn dịch cộng đồng để bảo vệ những người khác có nguy cơ cao hơn – tôi nghĩ rằng nó sẽ không hiệu quả. Trừ khi bạn có một dân số rất, rất tuân thủ và bạn có một mục tiêu rất chính xác, gần như quân sự, theo cách bạn nghĩ mọi người sẽ hành xử.
DER SPIEGEL: Có những báo cáo ở Đức, đặc biệt là trong dân số trẻ, rằng mọi người không giữ khoảng cách xã hội gần đủ. Chúng ta có nên lo lắng không?
LEUNG: Tất nhiên, chúng ta nên – đặc biệt khi bạn đang trong giai đoạn phát triển của một dịch bệnh. Điều bắt buộc tuyệt đối là nếu bạn muốn giảm thiểu gánh nặng sự hoành hành bệnh và tỷ lệ tử vong thì giản cách vật lý (phải) được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng rất cao ở mọi cấp độ dân số, trẻ và già.
DER SPIEGEL: Vì vậy, hãy thử nhìn về quá trình hành động trong tương lai của chúng ta. Nó bao gồm kềm hãm và dở bỏ, kềm hãm và lại dở bỏ?
LEUNG: Trước khi có vắc-xin, tôi sợ rằng đó sẽ là cái bình thường mới.
DER SPIEGEL: Vũ Hán đã kết thúc phong tỏa. Điều đó có nghĩa là lần phong tỏa tiếp theo chỉ quanh quẩn đâu đây?
Lêung: Không. Bạn chỉ cần làm điều đó khi dịch bệnh của bạn hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát. Có nhiều mức độ các biện pháp giản cách, từ đơn giản như đóng cửa trường học cho đến tất cả các cách phong tỏa một thành phố, cơ bản không cho phép bất cứ ai rời khỏi nhà. Những gì chúng ta hy vọng sẽ thấy là chúng ta sẽ có các biện pháp giản cách vật lý ít quyết liệt hơn, bởi vì chúng ta sẽ có thể đón được một vài chuỗi truyền nhiễm mới đầu tiên đủ sớm để sau đó chúng ta nắm bắt được chúng. Điều đó sẽ cho phép chúng ta không bị hoàn toàn khóa lại. Một sự đổi chiều ngưỡng thấp giữa trấn áp và nới lỏng sẽ cho phép chúng ta áp đặt các biện pháp ít quyết liệt hơn.
DER SPIEGEL: Tại sao Hồng Kông đã giữ vững trận địa như vậy trong cuộc khủng hoảng này?
LEUNG: Tôi không bao giờ thích phó thác cho số phận. Tôi luôn luôn rất, rất cảnh giác về sự bùng phát của chúng tôi ở đây. Cho đến nay, chúng tôi vẫn đang duy trì kiểm soát.
DER SPIEGEL: Ông đã chuẩn bị tốt hơn vì trải nghiệm lịch sử về SARS năm 2003 chưa?
LEUNG: Hoàn toàn đúng. Dấu ấn xã hội học là sâu sắc, khắc sâu trong tâm lý Hồng Kông.
DER SPIEGEL: Có phải chúng ta thiếu nó ở phương Tây?
LEUNG: Tôi nghĩ mọi người sẽ cảnh giác rất cao sau COVID-19. Khi tất cả được nói ra và thực hiện, bạn sẽ thấy một sự xét lại tuyệt đối về cách chúng ta kiểm soát nhiễm trùng, sức khỏe cộng đồng, kiểm soát dịch bệnh. Nhưng còn cần thêm vài tháng nữa.
DER SPIEGEL: Văn hóa bắt tay sẽ bị chấm dứt thực hành?
LEUNG: Tôi không nghĩ vậy. Nó sẽ trở lại.
DER SPIEGEL: Đây có phải là một déjà vu (đã thấy) cho chính bạn với tư cách là một nhà dịch tễ học?
LEUNG: Vâng, chúng tôi đã bị SARS vào năm 2003, năm 2009 chúng tôi bị cúm lợn và năm 2013 cúm H7N9 có ảnh hưởng trên đất liền. Mỗi dịch là khác nhau. Nhưng đối với các nhà nghiên cứu: Tôi nghĩ rằng điều rất quan trọng là phải khiêm tốn từ bản chất tự nhiên.
DER SPIEGEL: Các nhà khoa học cần chuẩn bị gì để chống lại đại dịch này?
LEUNG: Bạn cần có sự kiên cường. Và mang theo bạn, với tư cách một nhà khoa học, một tình cảm nhân bản. Đảm bảo chúng ta làm khoa học tốt nhất, và biết rằng chúng ta làm khoa học tốt nhất để giữ an toàn cho mọi người. Và: kiên cường tuyệt đối trước những áp lực bên ngoài.
DER SPIEGEL: Các nhà khoa học nên cảnh giác về điều gì?
LEUNG: Đại dịch không bao giờ chỉ là vấn đề khoa học. Nó liên quan nhiều đến chính trị cũng như đến khoa học. Là nhà khoa học, chúng ta phải đưa ra những lời khuyên chân thành, không thiên vị, mạnh mẽ, cho các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta. Tất nhiên, họ sẽ có nhiều cân nhắc hơn là chỉ dùng thuốc men, sức khỏe hay khoa học. Tôi nghĩ rằng, chính sự tương tác và căng thẳng mà một số đồng nghiệp của tôi, bao gồm cả bản thân tôi, đôi khi thấy khó khăn và thách thức.
DER SPIEGEL: Các nước giàu có thể chống lại dịch bệnh bằng cách này hay cách khác. Chúng ta cần làm gì cho các nước khác?
LEUNG: Đó là những gì tôi muốn nói với sự công bằng và không thiên vị. Trừ khi các quốc gia giàu hơn trên thế giới có chủ đích và ý thức ngồi lại với nhau trong ý thức đoàn kết toàn cầu, bạn sẽ thấy giữa các quốc gia thu nhập thấp và trung bình có sự bất bình đẳng lớn xảy ra với COVID-19 do sự bỏ rơi. Đó là: Nếu chúng ta không làm gì, chúng ta sẽ thấy số lượng các cuộc đời bị mất mát có liên hệ rất gần gủi với tiềm lực số giường ICU sẵn có, và của hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt. Và điều đó chúng ta không bao giờ được phép để xảy ra.
DER SPIEGEL: Có phải thế giới đang bất ổn?
LEUNG: Tôi không biết, hãy hỏi các chính trị gia. Chúng tôi cần các nhà lãnh đạo toàn cầu, những người tin tưởng vào, và bảo vệ, sức khỏe lẫn quyền con người. Và bạn có một thủ tướng rất nổi tiếng cho cả hai.
DER SPIEGEL: Chiến lược ra khỏi khủng hoảng thực sự duy nhất dường như là vắc-xin. Chúng ta có biết liệu một loại sẽ được tìm thấy?
LEUNG: Có hơn 100 nghiên cứu đang được thực hiện. Vì vậy, chúng ta nên hy vọng, nhưng chúng ta chưa chắc chắn lắm.
HẾT
Bản dịch của Nguyễn Xuân Xanh
Nguồn:
Ngày 9/4
Trùng biển, liệu pháp mới hứa hẹn chống suy hô hấp vì Corona
Đài tiếng Việt RFI của Pháp ngày 9/4 đưa một tin rất đáng chú ý lóe lên niềm hy vọng mới cho các bệnh nhân ở giai đoạn cần máy trợ thở:
Bệnh viên Châu Âu Georges Pompidou sử dụng liệu pháp mới để cấp cứu các bệnh nhân nhiễm siêu vi Corona đến giai đoạn nghiêm trọng. Trong tình trạng thập tử nhất sinh, huyết sắc tố (hemoglobin) của loài giun cát trên bãi biển có tên Arenicola marina có thể là toa thuốc hiệu nghiệm nhất và không gây phản ứng phụ. Khám phá của nhà sinh học Pháp Franck Zal đã được quân y Hoa Kỳ cùng nhiều bệnh viên Pháp áp dụng ghép tế bào từ năm 2014.
Ba đặc tính: Chở Oxy 40 lần hơn hồng cầu con người …..
Phân tử hemoglobin, huyết sắc thể của giun biển, với nguyên tử sắt Fe cũng như mọi hemoglobin, có chức năng trao đổi O2/CO2 với tế bào, nhưng lưu thông trong mạch máu không cần hồng cầu.
Hemoglobin giun biển còn có ba đặc tính tuyệt vời: Một là có thể “vận chuyển” Oxy nhiều 40 lần hơn hemoglobin của con người. Hai là nhỏ hơn hồng cầu của chúng ta, chỉ bằng 1/ 250 lần, do vậy nó có thể đem Oxy đến những phế nang nằm xa tận cùng của phế quản. Hemoglobin của giun biển còn đặc tính thứ ba nữa là chất “chống Oxy hóa” (anti-oxdant) góp phần làm giảm tình trạng viêm tế bào phổi.
Trùng biển Arenicola marina
Dấu vết trùng biển Arenicola marina trên biển thường thấy
Vì phế nang bị viêm, thiếu Oxy, cho nên 50% bệnh nhân siêu vi Corona tử vong trong giai đoạn trợ thở bằng máy hô hấp nhân tạo. Hồng cầu con người, đường kính 7,2 micro mét, không đem hemoglobin đến được các nang phổi bị viêm, phản ứng trao đổi Oxy và CO2 không thực hiện được. Hemoglobin của giun biển, nhỏ hơn 250 lần, giải tỏa chướng ngại vật lý, sinh học này.
Cứu mạng bệnh nhân Covid-19 với liệu pháp “Monaco” chắc chắn sẽ có nhiều hứa hẹn , bỡi lẽ, thử nghiệm trên các động vật như heo, chuột lắt, chuột cống, huyết sắc thể của giun biển đã chứng tỏ làm tròn chức năng vận chuyển Oxy đến và là lấy CO2 đi ở phổi và các cơ khác.
Theo cha đẻ của “liệu pháp giun biển” Franck Zal, hemoglobin của Arenicola marina cũng đã được các trung tâm nghiên cứu của quân đội Hoa Kỳ thử nghiệm trên con người và mang lại kết quả tốt. Khoa giải phẩu chỉnh hình và thẩm mỹ của giáo sư Laurent Lantieri, bệnh viện Georges Pompidou cũng đã dùng để bảo dưỡng tế bào của người cho trong khi chờ đợi ngày giải phẫu ghép cho người nhận.
Xem chi tiết:
Ngày 9/4 (tiếp 1)
Vắc-xin tiềm năng của ĐH Pittsburgh, Mỹ, tin tưởng có thể nhanh chóng được đưa vào sử dụng.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế ĐH Pittsburgh (Mỹ) ngày 2-4 công bố đã tìm ra loại vắc-xin hứa hẹn. Họ cho biết họ đã thử nghiệm thành công văcxin tiềm năng này trên chuột. Các nhà khoa học nói họ có thể phát triển văcxin nhanh như vậy là vì họ đã làm nghiên cứu với các chủng virus corona tương tự gây bệnh SARS và MERS.
“Hai loại virus này (gây bệnh SARS và MERS) rất gần với SARS-CoV-2, đã giúp chúng tôi hiểu về một loại protein cụ thể rất quan trọng trong việc tạo ra miễn dịch với virus”, báo New York Post dẫn phát biểu của ông Andrea Gambotto, phó giáo sư giải phẫu tại trường y khoa ĐH Pittsburgh, đồng tác giả báo cáo nghiên cứu.
Miếng dán vắc-xin với 400 mũi kim li ti (microneedles)
truyền vắc-xin vào cơ thể khi tiếp xúc với da
Nguyên tắc hoạt động của vắc-xin:
Giống như nguyên tắc của cty Moderna đã được đề cập trước: bơm gai protein của virus corona vào cơ thể người để kích hoạt sản xuất kháng thể.
“Trong vắc-xin của chúng tôi, gai protein là mục tiêu tấn công của các kháng thể người, thứ mà chúng tôi hy vọng sẽ kích thích phát sinh”, Louis Falo, giáo sư và giám đốc của Khoa da liễu tại Trường Y của Pittsburgh nói. “Protein của gai này là rất quan trọng, chính chúng đã giúp virus xâm nhập vào tế bào người và nhân bản lên. Mục tiêu của chúng tôi là sử dụng một đoạn gai protein (của virus) để có thể tạo ra phản ứng kháng thể nhằm ngăn chặn sự tương tác đó, làm cho virus không thể xâm nhập vào tế bào người được.”
Tham khảo:
Ngày 8/4
Nguyễn Kim Mai Thi (CHLB Đức) một lần nữa phát biểu trong một buổi phát thanh của Đài truyền hình Đức WDR (Westdeutscher Runfunk), được chương trình thời sự tagesschau.de phát lại, với đề tài: Miễn dịch cộng đồng hay Tiếp tục giới hạn tự do? Một trong những đề tài của buổi phát thanh trên là có nên cách ly những nhóm rủi ro, như người già, bệnh,… trong khi nới lỏng cho các nhóm khác? Mai Thi trình bày với một nét mặt nghiêm nghị, và những lời lẽ thuyết phục. (Xem thêm về cô ngày 3/4 dưới đây)
Chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của một trận đại dịch dài hạn. Nhưng những tiếng nói không kiên nhẫn đã vang lên to, yêu cầu tìm một lối thoát chóng vánh hơn – bằng miễn dịch cộng đồng. Điều đó nghe quyến rũ, nhưng vô căn cứ.
Để có miễn dịch cộng đồng, chúng ta ở Đức phải có đến 50 triệu người nhiễm bịnh (trên dân số 82 triệu). Nếu không muốn hệ thống y tế bị sụp đỗ, chúng ta phải cần đến những biện pháp giới hạn (tự do) mạnh mẽ, kéo dài khoảng hơn một năm. Không thể tưởng được.
Có thể nào chỉ các nhóm rủi ro bị cách ly, trong khi những người khác xây dựng miễn nhiễm cộng động một cách „có kiểm soát“? Ý tưởng này không có tính đoàn kết, mà còn rất khinh suất.
Trên thực tế, người ta không thể bảo vệ các nhóm rủi ro (Risikogruppen như người già…) đến 100%. Mỗi sự tiếp xúc với xã hội đang bị nhiễm bịnh xuyên suốt, sẽ còn nguy hiểm hơn. Người ta bảo vệ lực lượng điều dưỡng và y tế như thế nào? Bằng cách cũng cô lập họ chăng?
Dĩ nhiên tôi cũng hy vọng vào những kiến thức mới giúp giảm nhẹ tình hình, chẳng hạn vào một „con số ngầm“ (Dunkelziffer) cao của những ca chưa được phát hiện, những ca góp phần vào miễn dịch cộng đồng. Ai biết được?
Nhưng ai xây dựng một chiến lược thoát hiểm (exit strategy) lên những hy vọng không được kiểm chứng như thế, thì không ý thức tính nghiêm trọng và nguy cơ của một đại dịch đang diễn ra với cường độ chưa từng có từ sau trận Cúm Tây Ban Nha.
Ở Đức, chúng ta có một cơ hội thoát khỏi hiểm nguy mà không chịu thiệt hại lớn lao lắm. Nếu chúng ta không muốn để cho những giải pháp ảo tưởng làm lệch hướng tâm trí, thì hãy suy nghĩ tập trung. Chúng ta phải giảm thiểu các con số ca bị nhiễm, đến độ chúng ta có thể kiểm soát được các con đường lây lan một cách chính xác. Sẳn sàng bằng App. Chỉ khi đó, chúng ta mới nới rộng các biện pháp (hạn chế tự do) một cách có định hướng, để tất cả mọi người trong chúng ta chịu đựng được, cho đến khi vắc-xin đến tiếp cứu.
https://www.tagesschau.de/multimedia/sendung/tt-7435.html
Mai Thi trên WDR xem ở đây:
https://www.tagesschau.de/multimedia/video/video-685341.html
Ngày 7/4
Cty công nghệ sinh học Moderna. Hiện nay, vắc xin được xem là “thần dược” mà thế giới đang tìm. Có mấy chục cty quốc tế đang chạy đua. Tại Hoa Kỳ, một vài tin đồn là một vài loại vắc-xin đang là niềm hy vọng. Moderna có lẽ là một trong những hy vọng đó, một trong những ứng viên sáng giá nhất trong cuộc chạy đua, sử dụng công nghệ mới mRNA rất tiềm năng. Xin giới thiệu.
Moderna Therapeutics, một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Cambridge, Mass., đã xuất xưởng những lô vắc-xin COVID-19 đầu tiên. Vắc-xin được tạo ra chỉ 42 ngày sau khi chuỗi di truyền của virus COVID_19, được gọi là SARS-CoV-2, được các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hành vào giữa tháng 1. Ngày 24 tháng 2, các lọ thuốc đầu tiên được gửi đến Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (NIAID), một phần của Viện Y tế Quốc gia (NIH) tại Bethesda, MD, sẽ sẵn sàng tiêm vắc-xin cho thử nghiệm ở người vào đầu tháng Tư. Tuy nhiên, vắc-xin coronavirus cũng vẫn cần ít nhất 12 đến 18 tháng thử nghiệm ở người để xác định xem nó có an toàn và có tác dụng ngăn ngừa vi-rút hay không, theo một quan chức y tế hàng đầu của Hoa Kỳ.
Vắc-xin hiện đại của Moderna chống lại COVID-19 đã được phát triển trong thời gian kỷ lục vì nó dựa trên một phương pháp di truyền tương đối mới, không đòi hỏi phải phát triển một lượng khổng lồ vi-rút. Thay vào đó, vắc-xin được đóng gói với mRNA (m=messenger, “sứ giả”), là vật liệu di truyền đến từ DNA và tạo ra protein. Moderna nạp vắc-xin của mình với mRNA, cái mã hóa cho các protein coronavirus chính xác, sau đó được tiêm vào cơ thể. Các tế bào miễn dịch trong các hạch bạch huyết có thể xử lý mRNA đó và bắt đầu tạo ra protein theo đúng cách để các tế bào miễn dịch khác nhận ra và đánh dấu chúng để phá hủy.
Như Tiến sĩ Stephen Hoge, chủ tịch của Moderna, đã nói với TIME hồi đầu tháng này, mRNA thực sự giống như một phân tử phần phần mềm (software molecule) trong sinh học. Vì vậy, vắc-xin của chúng tôi giống như chương trình phần mềm cho cơ thể, sau đó sẽ tạo ra các protein [virus] có thể tạo ra phản ứng miễn dịch. Điều đó có nghĩa là phương pháp vắc-xin này có thể được nhân rộng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian quan trọng khi một căn bệnh mới như COVID-19 xuất hiện và bắt đầu lây nhiễm cho hàng chục ngàn người.
Các nhà khoa học NIH cũng bắt đầu thử nghiệm một loại thuốc chống vi-rút có tên là remdesivir đã được phát triển cho Ebola, trên một bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2. Thử nghiệm này là lần đầu tiên thử nghiệm một loại thuốc để điều trị COVID-19, và sẽ được dẫn dắt bởi một nhóm chuyên gia tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska. Bệnh nhân đầu tiên tình nguyện tham gia nghiên cứu đột phá là một hành khách được đưa về Mỹ sau khi xét nghiệm dương tính với căn bệnh trên tàu Princess Diamond. Những người khác được chẩn đoán mắc COVID-19 đã nhập viện cũng sẽ là một phần của nghiên cứu.
Remdesivir cho thấy kết quả đáng khích lệ ở những động vật bị nhiễm hai loại coronavirus liên quan, một loại chịu trách nhiệm về hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và một loại khác gây ra hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Những người tình nguyện sẽ được chọn ngẫu nhiên để nhận thuốc, hoặc giả được tiêm vào tĩnh mạch thuốc trấn an (placebo) trong 10 ngày, và họ sẽ được xét nghiệm máu và được lấy dịch mũi và họng mỗi hai ngày để theo dõi lượng virus trong cơ thể. Ngay cả khi thuốc cho thấy một số hiệu quả trong việc giữ cho blood levels của SARS-CoV-2 không tăng lên, nó có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng.
Trích từ trang web của Moderna:
Sử dụng mRNA làm thuốc là một cách tiếp cận cơ bản khác với điều trị bệnh với các nhóm thuốc khác.
Nó đóng một vai trò cơ bản trong sinh học của con người. mRNA là tập hợp các hướng dẫn (instruction) theo đó các tế bào tạo ra tất cả các protein và gửi chúng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Thuốc mRNA tận dụng các quá trình sinh học bình thường để thể hiện protein và tạo ra hiệu quả điều trị mong muốn. Điều này cho phép cách điều trị tiềm năng cho một loạt các bệnh, nhiều trong số đó không thể được giải quyết bằng các công nghệ hiện tại.
Chúng tôi tin rằng mRNA có tiềm năng về cách thức các loại thuốc được phát hiện, phát triển và sản xuất – ở bề rộng, tốc độ và quy mô không phổ biến trong ngành công nghiệp của chúng tôi.
Tham khảo:
https://time.com/5790545/first-covid-19-vaccine/
https://www.businessinsider.com/moderna-coronavirus-vaccine-timeline-ceo-interview-2020-3
https://www.modernatx.com/modernas-mrna-technology
Ngày 5/4/2020
Đường lan truyền của vi-rút corona quan sát từ một máy ảnh, và vì sao cần phải mang khẩu trang
Một team các nhà khoa học Nhật Bản dùng máy ảnh độ nhạy cao để quan sát điều gì xả ra sau khi một người ho hay hắt hơi, hoặc nói chuyện hơi lớn tiếng với người đối diện của mình. Trước tiên, những hạt dịch to từ miệng sẽ nhanh chóng rơi xuống đất. Nhưng những hạt vi nhỏ, microdroplet, đường kính dưới 1/100mm, hay 10microm, sẽ trôi lơ lững trong không gian kéo dài 5, 10 và 20 phút sau vẫn còn.
https://mail.google.com/mail/u/0/?tab=wm&ogbl#inbox/QgrcJHrtrSkHJwVDQJgrcTLpDDmSghrmzZV?projector=1
“Mang khẩu trang nghe các bạn”
Trong một cuộc trò chuyện tầm gần, khi nói to mọi người đều tạo ra những vi hạt bay trong không khí. Trong một phòng nhỏ kín như một lớp học cho khoảng 10 người, nếu một người ho, khoảng 100.000 hạt sẽ tuôn vào môi trường. Những hạt to sẽ rơi xuống đất trong vòng 1 phút, trong khi các vi hạt tiếp tục bay lơ lửng trong không khí.
Cách để ngăn ngừa: Mở cửa phòng ra để có tuần hoàn không khí, các vi hạt do trọng lượng nhỏ của chúng sẽ dễ dàng bị gió cuốn đi.
Hệ luận: Quan sát trên cho thấy một điều hiễn nhiên: Để bảo vệ, chúng ta trước hết cần phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách, và khi về nhà rửa tay và rửa tay.
Ngày 4/4/2020
Cuộc chạy đua sản xuất vắc-xin
Chỉ khi nào có vắc xin hiệu nghiệm, vi rút corona mới bị đánh bại hoàn toàn, và thế giới mới trở lại yên bình, sinh hoạt xã hội-kinh tế mới hồi sinh. Vì thế khắp nơi, các cty dược phẩm đang chạy đua với thời gian bằng tất cả sức lực mình để chế tạo cho được vắc xin. Dưới đây là hai trong nhiều thí dụ.
- Johnson & Johnson tăng tốc sản xuất vắc-xin chống vi rút corona trong đề án trị giá 1 tỷ đô la
Cty con của Johnson & Johnson, Jansen Pharmaceuticals, đã ký được hợp đồng sản xuất vắc xin trị giá 450 triệu đô la với chính phủ Mỹ để sản xuất một loại vắc xin, và họ đã bắt đầu trong tháng này, như Paul Stoffels, giám đốc khoa học tại Johnson & Johnson, cho biết, trước khi vắc-xin được thử nghiệm lâm sàng hoặc được FDA chấp thuận. Họ nói, họ làm điều đó để có được số lượng lớn vắc-xin sẵn sàng đưa ra thị trường vào đầu năm tới, nếu được bật đèn xanh bởi các cơ quan quản lý, Stoffels nói với Forbes.
Cách đi này “hoàn toàn không đúng trình tự chuẩn mực”, vì họ phải chạy đua với thời gian bằng cách làm song song nhiều công đoạn”, Stoffels nói. “Ngay từ đầu, chúng tôi đã quyết định chúng tôi sẽ làm việc này không vì lợi nhuận để cho vắc-xin trở nên có giá cả phải chăng và có sẵn trên quy mô toàn cầu càng nhanh càng tốt”.
Hai thử nghiệm vắc-xin khác đã được tiến hành ở Hoa Kỳ và Trung Quốc, bao gồm một thử nghiệm do Moderna có trụ sở tại Massachusetts dẫn đầu, trong khi một số thử nghiệm khác sắp bắt đầu. “Chúng tôi vẫn có thể thất bại. Moderna có thể thất bại” … Vì vậy, cần phải tiếp tục đầu tư.
Vắc xin của Johnson & Johnson hoạt động như thế nào? Đầu tiên, họ lấy một đoạn DNA của vi rút corona (cụ thể là một đoạn mã hóa của “gai” (spike) protein bám vào tế bào người) và đặt nó vào vi rút chết adenos. Adenos là những vi rút gây cảm lạnh thông thường – vì vậy chúng rất tốt để vận chuyển mọi thứ vào người – nhưng chúng thiếu DNA cần thiết để sao chép. “Vì vậy, bạn sẽ không bị cảm lạnh từ vắc-xin, và protein mà nó tạo ra cũng không thể làm hại cho bạn.” Những gai này sẽ giúp hệ miễn dịch con người tập chiến đấu trước, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu thật sau.
Kể từ tháng 1 năm nay, các nhà khoa học của J & J đã cắt gai vi rút corona thành nhiều phần khác nhau để xem phần protein nào tạo ra phản ứng miễn dịch tốt nhất, ông Stoffels nói. Điều quan trọng không kém là protein phải có thể được sản xuất hàng loạt. “Đó là lý do tại sao phải mất 10 tuần để làm điều này để đảm bảo chúng tôi có năng lực gây miễn dịch (immunogenicity) tốt nhất, cũng như sản xuất được tối ưu hóa nhất.”
Kỹ thuật J&J khác với Moderna. Thay vì DNA, Moderna tiêm thứ mà người ta gọi là “RNA sứ giả” (mRNA, m= messenger) – là phân tử chuyển các hướng dẫn mã di truyền từ DNA đến một phần của tế bào tạo ra protein – để con người có thể tạo ra các gai protein luyện tập cơ thể để sản xuất ra các kháng thể.
Cùng kỹ thuật trên của J & J đã từng được sử dụng với các mức độ thành công khác nhau trước đây để điều trị HIV, Ebola và Zika. Nhờ những dự án trước đó mà công ty có thể tiến nhanh với vắc-xin COVID-19 hiện nah. “Đó là một con đường được kiểm nhận để đi tiếp. Và đó là lý do tại sao chúng tôi hoàn toàn có thể nói chính xác rằng chúng ta đi làm nghiên cứu lâm sàng vào tháng 9 tới”. Họ tự tin.
Nguồn:
(Tiếp tục về các loại vắc-xin)
Sars-CoV-2 có chung từ 80% đến 90% vật liệu di truyền của nó với virus gây ra Sars – do đó cái tên của nó. Cả hai bao gồm một dải axit ribonucleic (RNA) bên trong một viên nang protein hình cầu được bao phủ bởi các gai bên ngoài. Các gai mở khóa các thụ thể trên bề mặt tế bào bao bọc phổi người – cùng loại thụ thể trong cả hai trường hợp – cho phép virus xâm nhập vào tế bào. Khi vào bên trong, nó chiếm quyền điều khiển bộ máy sinh sản tế bào để tạo ra nhiều bản sao của chính nó, trước khi thoát ra khỏi tế bào và giết chết nó.
Tất cả các vắc-xin hoạt động theo nguyên tắc cơ bản như nhau. Chúng là một phần hoặc toàn bộ mầm bệnh (pathogen) đối với hệ thống miễn dịch của con người, được đưa vào thường ở dạng tiêm và với liều thấp, để thúc đẩy hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh. Kháng thể là một loại bộ nhớ miễn dịch (immune memory), khi đã được phát động một lần, có thể nhanh chóng được huy động trở lại nếu người đó tiếp xúc với vi rút ở dạng tự nhiên.
Theo truyền thống, tiêm chủng đã được thực hiện bằng cách sử dụng các dạng vi rút sống, bị làm yếu đi, hoặc một phần hay toàn bộ vi rút một khi nó đã bị bất hoạt (inactivated) bởi nhiệt hay hóa chất. Những phương pháp này có những nhược điểm. Dạng vi rút sống này có thể tiếp tục phát triển trong vật chủ, ví dụ, có khả năng lấy lại một số độc tính (virulence) của nó và làm cho người nhận bị bệnh. Một số dự án vắc-xin Covid-19 đang sử dụng các phương pháp thử và thử nghiệm này, nhưng các dự án khác đang sử dụng công nghệ mới hơn.
Một chiến lược gần đây hơn – ví dụ như chiến lược mà Novavax đang sử dụng – xây dựng một loại vắc-xin “tái tổ hợp” (recombinant) có thể sử dụng. Điều này bao gồm việc trích xuất mã di truyền của gai protein trên bề mặt Sars-CoV-2, là một phần của virus có khả năng gây ra phản ứng miễn dịch ở người, và dán nó vào bộ gen của một vi khuẩn hoặc nấm men – buộc những vi sinh vật này tạo ra một lượng lớn protein.
Các phương pháp khác, mới hơn, bỏ qua protein và chế tạo vắc-xin từ chính hướng dẫn di truyền (genetic instruction) của chính nó. Đây là trường hợp của Moderna và một công ty khác có sự hiện diện ở Boston, và CureVac, cả hai đều đang chế tạo vắc-xin Covid-19 từ “sứ giả RNA” (mRNA)
Nguồn:
https://www.theguardian.com/world/2020/apr/05/when-will-a-coronavirus-vaccine-be-ready
- Bill Gates vào cuộc
Bill Gates tuyên bố với “The Daily Show” thứ Năm hôm qua, rằng ông đang tài trợ một số nhà máy mới để sản xuất 7 loại vắc-xin tiềm năng chống vi rút corona. Ông hy vọng, 1-2 loại vắc xin trong đó sẽ thành công. Được cái này, nhưng có thể phải trả giá khi sẽ mất hàng tỷ đô la cho những cái không thành công. Nhưng phải chấp nhận. Trong khi kinh tế thế giới mất hàng nghìn tỷ đô la, thì sự mất mát vài tỷ đô là là điều đáng làm.
“Bởi vì nền tảng của chúng tôi có chuyên môn sâu về các bệnh truyền nhiễm, chúng tôi đã nghĩ về đại dịch bệnh, chúng tôi đã tài trợ một số thứ để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, chẳng hạn như một nỗ lực vắc-xin”, Gates nói. “Tiền đi sớm của chúng tôi có thể tăng tốc mọi thứ sớm.”
Gates cho biết ông đã chọn 7 ứng viên vắc-xin hàng đầu và xây dựng năng lực sản xuất cho chúng. “Mặc dù cuối cùng chúng tôi sẽ chọn được nhiều nhất là hai, nhưng chúng tôi sẽ tài trợ cho các nhà máy phát triển cả bảy loại, để chúng tôi không lãng phí thời gian”, chọn vắc xin hiệu quả trước rồi mới xay nhà máy, ông nói. “Mỗi tháng đều quan trọng”.
Tỷ phú và nhà hoạt động nhân ái Bill Gates
Xem thêm về hoạt động nhân ái, philanthropy, của ông trong
https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/thu-gui-quy-nha-giau-viet-nam/
Gates nói, việc thử nghiệm và xây dựng năng lực sản xuất cùng một lúc là điều cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của một loại vắc-xin mà Gates tin rằng có thể mất khoảng 18 tháng.
Gates và vợ Melinda Gates đã cam kết 100 triệu đô la để chống lại đại dịch vi rút corona ngay từ đầu. Gates kêu gọi chính phủ thực thi các biện pháp ngăn chặn chặt chẽ hơn ở mỗi bang và ước tính rằng Hoa Kỳ sẽ cần thêm 10 tuần ngừng hoạt động trên toàn quốc để giải quyết khủng hoảng.
Hiện nay nhiều công ty lớn đã vào cuộc. Ngoài hai cty trên còn có Gilead Sciences, AbbVie, Eli Lilly, Pfizer, GlaxoSmithKline, Regeneron Pharmaceuticals, Inovio Pharmaceuticals, Vir Biotechnology, Sanofi, Apeiron Biologics, CureVac, Dyadic, Emergent BioSolutions, Mesoblast, MIGAL Research Institute, Novavax, Roche, Fujifilm Toyama Chemical, Takeda, CanSino Biologics.
Ngày 4/4/2020:
Chính phủ Nhật Bản quyết định biếu không thuốc Avigan cho các quốc gia yêu cầu. Tin trên báo Nikkei Asian Review ngày 3/4/2020:
TOKYO – Thuốc cúm Avigan sẽ được cung cấp miễn phí cho các quốc gia yêu cầu thuốc này để điều trị vi rút corona mới, chính phủ Nhật Bản tuyên bố hôm thứ Sáu.
Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo rằng khoảng 30 quốc gia đã tìm kiếm Avigan thông qua các kênh ngoại giao. “Chúng tôi đang sắp xếp để cung cấp nó miễn phí,” ông nói.
Làm như vậy sẽ giúp mở rộng nghiên cứu lâm sàng cho thuốc, Suga nói. Với 2.617 ca nhiễm vào thứ Sáu, Nhật Bản có tương đối ít trong số hơn 1 triệu ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới, khiến các thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng trở nên khó khăn.
Indonesia đã đặt hàng 2 triệu liều Avigan vào ngày 20 tháng 3 và nước này có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm lâm sàng khi lô hàng đến. Đất nước này đã chứng kiến các trường hợp nhiễm coronavirus ở đó tăng lên 1.986, sau nhiều tuần không xác nhận nhiễm trùng trong giai đoạn đầu của dịch. Indonesia hiện có 181 người chết, cao hơn Hàn Quốc và chỉ đứng sau Trung Quốc ở châu Á.
Nhật Bản cũng đã nhận được yêu cầu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca đã gặp Akio Miyajima, đại sứ Nhật Bản tại Ankara, vào tháng trước và hỏi về việc mua lại Avigan, các nguồn tin ngoại giao nói với Nikkei Asian Review.
Koca nói với một cuộc họp báo vào ngày 23 tháng 3 rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu sử dụng một loại thuốc từ Trung Quốc để điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Mặc dù ông không nêu tên thuốc, truyền thông và bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã tiết lộ thuốc điều trị được sử dụng là favipiravir, tên thương mại của Avigan. Koca cho biết thêm thuốc có hiệu quả hơn trong điều trị bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh. Thổ Nhĩ Kỳ đã có 20.921 trường hợp được xác nhận và 425 trường hợp tử vong vào thứ Sáu, theo chính phủ.
Các cuộc thảo luận cũng đã bắt đầu trong chính quyền Trump, với kết quả Nhà Trắng khuyến khích các cơ quan quản lý cho phép thuốc được sử dụng như một phương pháp điều trị coronavirus khả dĩ, Politico báo cáo, trích dẫn các quan chức và tài liệu nội bộ.
Bất chấp những quan ngại dài hạn về những rủi ro của loại thuốc trên trong các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ, như dị tật bẩm sinh, sự nhiệt tình đã tăng lên sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giải thích về Avigan cho Tổng thống Donald Trump, Politico đưa tin. Nhà Trắng không đáp ứng ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Đất nước này hiện chiếm gần một phần tư các trường hợp được xác nhận toàn cầu, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins.
Truyền thông Đức đưa tin hôm thứ Năm rằng Berlin đang tìm mua một lượng lớn Avigan, với hy vọng dự trữ hàng triệu gói. Thuốc sẽ được phân phối thông qua các bệnh viện đại học và các tổ chức khác với sự giúp đỡ của quân đội, nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung đưa tin.
Avigan, được phát triển bởi một công ty con của Tập đoàn Fujifilm của Nhật Bản, đã chứng tỏ hiệu quả trong các cuộc thử nghiệm lâm sàn ở Trung Quốc chống lại bệnh CoVid-19. Thủ tướng Abe đã công bố kế hoạch bắt đầu quá trình thử nghiệm để chính thức được phê duyệt như một trị liệu chống vi rút corona tại Nhật Bản.
“Chúng tôi sẽ đẩy nhanh việc phát triển các điều trị hiệu quả và vắc-xin để giảm bớt những lo ngại của công chúng nhanh nhất có thể”, Abe nói với các nhà lập pháp hôm thứ Sáu.
Fujifilm tuyên bố trong tuần này họ đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra hiệu quả của Avigan chống lại vi rút và đang chuẩn bị đẩy mạnh sản xuất. Chính phủ Nhật Bản có dự trữ chiến lược 2 triệu liều.
Abe cho biết hôm thứ Sáu rằng Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã bắt đầu làm những thử nghiệm chung quốc tế về Remdesivir, một loại thuốc được phát triển để chống lại Ebola cũng cho thấy có triển vọng trong việc điều trị vi rút corona. Các thử nghiệm khu vực tư nhân được chuẩn bị để bắt đầu trong tháng này, ông nói.
Nguồn:
Xem tiếp thông tin về thuốc Avigan tại Đức dưới đây.
Ngày 3/4/2020:
Sản xuất máy trợ thở tại Việt Nam. Sau tin có tin (ngày 30/3) Cty Metran của nhà công nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản, ông Trần Ngọc Phúc, sắp sửa sản xuất 2.000 máy trợ thở trên nhà máy Bình Dương của họ cho Việt Nam, tập đoàn Vingroup đang hối hả bước vào cuộc chơi và sẽ sản xuất máy loại máy này. Theo thông tin trên mạng, họ đã mua được bản quyền cho phiên bản máy trợ thở xâm nhập PB560 (PB= Puritan Bennett), loại xách tay từ Cty Medtronic của Mỹ, một cty dẫn đầu thế giới về công nghệ y tế và chăm sóc sức khoẻ. Puritan Bennett là nhà sản xuất máy thở từ năm 1913, có nhiều model khác nhau. Từ 2015, Puritan Bennett thuộc về Medtronic. Cty này đã có mặt tại Tp Hồ Chí Minh từ vài năm nay.
Phiên bản máy trợ thở PB560 của Medtronic mà Vingroup sẽ sản xuất tại Việt Nam
“Chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y Tế Việt Nam với đúng giá thành linh kiện, và không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất… vào giá thành. Trước mắt, chúng tôi sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở Không Xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch”- Ông Nguyễn Việt Quang Tổng giám đốc Vingroup cho biết. “Ngoài ra với công suất của các nhà máy VinFast, VinSmart có thể sản xuất tới 45.000 Máy thở Không Xâm nhập và 10.000 Máy thở Xâm nhập mỗi tháng, chúng tôi có thể hỗ trợ các nhà sản xuất khác trên Thế giới để gia công thiết bị cho họ, hoặc cung cấp một phần nhu cầu – số lượng cụ thể phụ thuộc vào khả năng cung ứng linh kiện của các đối tác.” (Theo Infonet, chuyên trang của Vietnamnet)
Do nhu cầu rất cao chưa đoán hết được, máy trợ thở hiện nay đã trở thành cuộc chạy đua của các nhà sản xuất trên toàn thế giới, từ châu Á sang châu Âu đến Mỹ. Theo một đánh giá của Viện y tế của Đại học Washington, riêng Hoa Kỳ cần đến 55.000 máy trợ thở vào giữa tháng 4 này, trong khi ngành công máy trợ thở chỉ cung cấp được vài nghìn máy một năm. Cho nên các cty Ford, General Motors, Tesla, Dyson, và nhiều cty khác đang tập hợp lại để lấp lỗ trống đó. Ford và General Electric đã mua lại thiết kế từ Airon, một cty nhỏ ở Florida thường chế tạo hai hoặc ba máy thở mỗi ngày, tuyên bố rằng họ sẽ sản xuất 50.000 trong 100 ngày tới và 30.000 mỗi tháng sau đó. Các nhà phát minh đến các học giả, nhà sản xuất ô tô và các công ty hàng không vũ trụ, đều nhập cuộc để có thể sản xuất nhanh chóng hàng trăm ngàn máy thở, những cỗ máy giúp bệnh nhân coronavirus bị bệnh nặng thoát khỏi bàn tay tử thần nhưng hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng trên toàn thế giới. Riêng Bang New York có thể cần thêm 30.000 cái. Trong cuộc chạy đua này, kỹ thuật in 3D cũng sẽ được sử dụng để sản xuất các bộ phận cho nhanh chóng.
Cơ chế hoạt động của máy trợ thở mà tiếng Anh gọi là ventilator:
Nguyên tắc cơ bản: Một cái quạt (ventilator, vì thế mới có tên ventilator) thổi không
khí vào phổi, thay thế chức năng hít vào bình thường của con người. Sau đó áp suất
được xả ra, làm cho phổi co lại bình thường hay “thở ra”. (Nguồn Financial Times)
Ngày 3/4/2020:
Thuốc Avigan của Nhật Bản
Báo chí Đức đồng loạt đưa tin mới: Thuốc Avigan của Nhật Bản có thể là “vị cứu tinh” trong công cuộc chống dịch Covit-19:
Tờ báo lớn Frankfurter Allgemeine Zeitung (F.A.Z.) chạy tít: “Cơn lốc lớn xung quanh một loại thuốc chống Corona”, và viết tiếp: “Thuốc chữa cúm Avigan từ Nhật Bản có thể cứu bệnh nhân Corona. Đức dự trữ với hàng triệu gói thuốc này. Quân đội sẽ giúp phân phối”.
Nhà virus học Christian Drosten ở BV Charité, Berlin, và cố vấn của chính phủ Đức, xem các thành phần trong thuốc cúm Avigan là “đầy hứa hẹn“, theo FAZ.
Ảnh những viên thuốc Avigan từ báo F.A.Z.
Loại thuốc này đã được cấp phép ở Nhật Bản ở một mức độ hạn chế và thường có tác dụng ngăn chặn một vi-rút cúm sinh sôi trong cơ thể. Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng hàng loạt thuốc này tại Vũ Hán và công bố kết quả những thử nghiệm lâm sàng rất tốt. Điều đó làm tăng hy vọng một lần nữa. Theo thông tin từ F.A.Z., Bộ Y tế Đức đang mua hàng triệu gói Avigan và trong trong ngắn hạn sẽ có đủ loại thuốc này để sử dụng. Thuốc sẽ được sử dụng để điều trị các trường hợp nghiêm trọng của Covid-19.
Các xét nghiệm bệnh nhân hiện đang được tiến hành ở các tỉnh Veneto và Lombardy của Ý, nơi bị nhiễm vi rút Corona nặng. Theo các kết quả cho thấy, Avigan đã giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng sốt phổi ở bệnh nhân.
Các quốc gia khác cũng đang mua thuốc, như Cộng hòa Séc và Indonesia. Nhật Bản hiện đang tiến hành các thử nghiệm rộng rãi để xác định hiệu quả của Avigan trong cuộc chiến chống lại Corona. Để phòng ngừa, chính phủ Nhật Bản đã lưu hai triệu gói Avigan trong kho dự trữ.
Avigan được bộ phận dược phẩm của Tập đoàn Fujifilm sản xuất, và được nhượng quyền cho Trung Quốc như thuốc gốc (generic drug) dưới cái tên Favipiravir. Năm 2016, Guinea đã sử dụng favipiravir để chống dịch Ebola. Cổ phiếu của tập đoạn này hiện đang tăng giá.
Nhiều loại thuốc cũ giờ có dịp thử thách lần thứ hai trên chiến trường chống dịch covid-19.
(Tổng hợp báo Đức)
Ngày 3/4:
Chúng ta đã một lần làm quen với Tiến sĩ hóa học này, nổi tiếng với những chương trình khoa học đại chúng trên truyền hình Đức. Như lần trước video của Giáo sư Harald Lesch, có thể xem phụ đề tiếng Việt: click icon “cc”, sẽ thấy có text tiếng Đức hiện ra, click tiếp icon bánh xe, vào translate và chọn tiếng Việt.
Xin trích lại và tóm tắt một số đoạn chính dưới đây:
Tôi sợ, chúng ta cần phải kiên trì, và khá kiên trì. Bao lâu chúng ta không có thuốc vắc xin, đại dịch chỉ chấm dứt khi có đến 60-70 phần trăm dân số được nhiễm bịnh, khỏi bịnh và có tính miễn dịch, gọi là miễn nhiễm cộng đồng, lúc đó đại dịch mới ngưng lại.
Lấy con số hiện nay 73.000 ca bị nhiễm, và giả thiết “con số ngầm” thực cao gấp 10 lần, nghĩa là có 730.000 ca thực. Đem chia cho dân số khoảng 48-56 triệu (là số 60-70% của dân số Đức 82 triệu), thì chỉ có tỉ lệ hơn 1% nam giới miễn dịch. Chúng ta phải còn chờ bao lâu nữa để có con số lý tưởng 50-70%?
Những giai đoạn chống đại dịch:
Giai đoạn 1: Containment (Kềm hãm), nghĩa là ngăn chặn, “bóp chết vi khuẩn trong trứng”: Cách ly người bệnh, người giao tiếp, phân lập để kiểm tra, theo dõi, xét nghiệm để có một tổng quan, giản cách xã hội… nhằm ngăn chặn sự lây lan có thể diễn ra nhanh chóng. Thí dụ trường hợp ở Gangelt quận Heinsberg, (gần biên giới Hà Lan) ở đó một cặp vợ chồng đã bị nhiễm đi vui chơi carnival với 300 người khác (2 tuần sau hàng nghìn người phải bị cách ly, hàng trăm người bị viêm phổi, và nhiều ca tử vong sau đó)! Bộ máy hành chánh khó theo đuổi hết những người tham gia. Đến lúc nào đó, sự theo dõi sẽ vượt khỏi khả năng của bộ máy hành chánh
Giai đoạn 2: Mitigation (Giới hạn thiệt hại). Mục tiêu là làm chậm tốc độ lay lan, tức giảm thiểu số người bị nhiễm, giúp cho tình hình nằm trong sự kiểm soát của bộ máy y tế. Càng chậm đi, càng tốt. Nếu phát triển quá nhanh, bộ máy y tế sẽ sụp đỗ, không có đủ giường bệnh chăm sóc đặc biệt, và số tử vong sẽ khôn lường, như đang xảy ra ở Ý và Tây Ban Nha hay New York.
Hai đường biểu diễn số ca bị nhiễm, một màu đen tượng trưng cho sự chết chóc
ngoài tầm kiểm soát, vượt khỏi năng lực hệ thống y tế, trong khi đường biểu diễn
kia, bằng những biện pháp giãn cách xã hội, được kéo xuống “phẵng hơn”, nằm
trong tầm xử lý của hệ thống y tế quốc gia. Nguồn: Cơ quan CDC Hoa Kỳ.
Làm cho dịch bệnh diễn biến chậm lại có nghĩa làm cho đường biểu diễn số ca bị nhiễm “phẳng” (flach, flat) lại. Nhưng điều này, xét về phương diện khác cũng có vấn đề khác.
Gọi R0 là số ca lây nghiễm mà một bệnh nhân trung bình có thể gây ra cho người khác, giả thiết không có “miễn dịch cộng đồng”, cũng như không có các biện pháp containment áp dụng. R0 được gọi là “số tái tạo”, hay “số tái sinh” (Reproduction), hay dễ hiểu hơn, hệ số lây nhiễm. Đối với SARS-CoV-2, con số này được ước tính
R0~2-3 (2 đến 3 người)
Nếu R0<1, thì sự bùng phát sẽ dừng lại. Cho nên mục của các biện pháp hiện nay là làm sao để con số R0 thực tế (effective) nhỏ lại, đồng nghĩa với đường biểu diễn “phẳng”. Câu hỏi: phẳng thể nào để con số tái tạo thực tế là đủ để cho đường biểu diễn đủ phẳng như mong muốn, phù hợp với năng lực y tế của quốc gia? Dĩ nhiên trước tiên ta phải có những thông tin về năng lực của hệ thống y tế như số giường, số nhân sự, thiết bị trợ thở… Lấy một thông số là số giường để điều trị đặc biệt (intensive). Ở Đức hiện có khoảng 30.000 giường loại này, dĩ nhiên không phải hoàn toàn trống để dành cho BN corona.
Nhưng hãy giả thiết con số 30.000 là hoàn toàn được sử dụng cho BN corona. Vậy thì có bao nhiêu bệnh nhân sẽ rơi vào đó, và họ sẽ chiếm thời gian bao lâu. Theo ước tính có
2-6% số bệnh nhân corona cần được điều trị tích cực, và mỗi bệnh nhân cần thời gian điều trị khoảng
10-20 ngày.
Chúng ta giả thiết kịch bản thuận lợi nhất: 2% số bệnh nhân cần điều trị tích cực, với số ngày là 10 thôi. Lúc đó người ta ước tính R0 ~ 1.25. Nếu nhích lên một chút, R0~1.5, năng lực y tế sẽ bị quá tải. Tốt nhất là R0 phải khoảng 1.1 hay nhỏ hơn để tránh sự quá tải của hệ thống.
Nhưng với sự kềm hãm được R0 xuống còn 1.25 – 1.1 thì thời gian cần thiết để dịch bịnh chấm dứt là một năm!!! Đa số trường hợp sẽ có thể kéo dài hơn theo hướng 2 năm!!!
Nhưng không thể để như thế được, khi chúng ta nhìn thấy những thiệt hại kinh tế lớn thế nào dang diễn ra cho cả nước, chưa nói đến những vấn đề xã hội, tâm lý. Cho đến hôm nay, tất cả biện pháp đều đỗ dồn về làm sao để đường biểu diễn được phẳng.
Câu trả lời cuối cùng là R0 phải xuống thấp hơn 1: R0<1. Chúng ta không thể kéo dài đường biểu diễn ở dạng phẳng, mà chúng ta phải chặn đứng ngay tức khắc. Nghĩa là một bệnh chỉ được phép truyền bịnh ít hơn một người. Lúc đó chúng ta trở về Phase đầu tiên: Containment.
Nếu R0xuống còn 0.5 (bằng lockdown chẳng hạn) thì chúng ta cần 2 tháng để số người bị nhiễm xuống còn 1000. Lúc đó tình hình có thể được kiểm soát hoàn toàn, và hoạt động xã hội kinh tế có thể bắt đầu hồi sinh.
Tất cả là những ước tính cho những kịch bản có thể xảy ra để chúng ta hình dung được những gì có thể xảy ra.
Chúng ta không được phép có “hy vọng hão” không thực tế. Nếu chúng ta áp dụng những biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết, thì mới mong nhanh chóng trở vê Giai đoạn 1. Và khi trở về Giai đoạn 1, chúng ta đã “khôn hơn” nhiều, không như lúc đầu, “mơ màng” với con vi rút.
Xin xem tiếp phần còn lại trong video.
Ở đây, tôi có một ít góp ý:
1. Cho đến nay, chúng ta không biết rõ bao nhiêu người thật sự đã bị lây nhiễm. Mọi bài tính dựa trên dự đoán về con số này dễ hiều là sẽ không chính xác td test thử ở người bị nhiễm bệnh đã lành sẽ âm tính… về mặt này thì việc tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên làm test kháng thể để cập nhập tình trạng miễn nhiễm Sars CoV2 phản ảnh tốt hơn về tình trạng lây nhiễm (khả năng test sẽ có trên thị trường tự do phỏng đoán là trong vòng 6-8 tuần đến). Test phát hiện COVID-19 vẫn giử một vai trò quan trọng trong việc xác định có bệnh để có biện pháp cách ly có hiệu quả.
2. Theo nhà dịch tể học Stephan Willich, ĐH Charité Berlin thì thống kê về con số tử vong bởi COVID-19 cho thấy khoảng 60% ở người lớn tuổi >80, 35% ở lứa tuối 60-79 và dưới 60 tuổi là 5%. Tiến trình bệnh, như đã nhắc đến 80% là chỉ bị nhẹ, không cần điều trị chuyên biệt, 15 % cần theo dõi trên lâm sàng, 5% cần săn sóc đặt biệt và phỏng đoán con số tử vong trung bình sẽ nàm trong khoảng 2% (nhưng cũng chỉ là phỏng đoán!). Như vậy, nhất thiết cần ưu tiên chú tâm lo cho người lớn tuổi (giải thích rộng rãi tong dân chúng, cách ly và tôn trọng những nguyên tắc phòng bệnh như giử khoảng cách tiếp xúc, rữa tay thường xuyên…ngay cả trong sinh hoạt đời sống gia đình bình thường)
3. Con số tử vong quá đáng hiện nay ờ Châu Âu và Mỹ không phản ảnh khả năng chuyên môn của những nước này mà phản ảnh tình trạng bất lực của những nước có nèn khoa học cao trước tình trạng qúa tải về y tế (một phần cũng do tự mình gây nên). Con số tử vong của Đức tôi nghĩ là real. Con số tử vong nói chung chỉ nói lên sự việc là những bệnh nhân này đã bị nhiễm Sars CoV2, còn thật sự chết vì Corona-Vi-rút thì chưa chắc, bởi những bệnh nhân này thường có sẵn nhiều bệnh mãn tính về tim, phổi hay nguy cơ tim mạch đi kèm, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào làm rõ chuyện này.
4. Bài tính về Ro của Mai Linh sẽ xảy ra khác hơn ở một nước nhiều người trẻ như Việt Nam (ở Đức khoảng 1/4 dân số trên 60 tuổi, số liệu kiểm điểm dân số 2011). Ở đây không loại bỏ tình huống là từ tháng 12.2019 đến nay, nhiều người trẻ ở VN đã bị lây nhiễm nhanh và cũng đã mau chóng hồi phục, trở nên miễn nhiễm thành rào cản tự nhiên góp phần ngăn chận lan rộng lây nhiễm. Cộng thêm sinh hoạt xâ hội ở người trên 60t ở VN giảm đi (tuổi về hưu), chỉ còn tập trung sinh hoạt trong gia đình (bây giờ mới là nguy cơ sẽ bị lây nhiễm khi có ngăn chận đi lại, chỉ còn sinh hoạt gia đình với người trẻ trong gia đình, hết sức cần lưu tâm). Diễn tiến bệnh tai VN trong những tuần đến nằm trong mô hình 1 hay 2 cũng sẽ là câu trả lời cho những điều chưa rõ và những biện pháp đã thực hiện.
NSH
Ngày 2/4:
Về cấu trúc và cơ chế hoạt động của vi rút Corona, cần thiết cho việc tìm ra các vắc-xin tương lai:
Giống như các coronavirus khác, các hạt SARS-CoV-2 có dạng hình cầu và có các protein gọi là gai (spike) nhô ra khỏi bề mặt của chúng. Những gai này bám vào các tế bào của con người, sau đó làm một sự thay đổi cấu trúc cho phép màng virus hợp nhất lại (fuse) với màng tế bào người. Các gen virut sau đó có thể xâm nhập vào tế bào chủ để được sao chép, tạo ra nhiều virut hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, giống như virus gây ra dịch SARS năm 2002, gai SARS-CoV-2 liên kết với các thụ thể (receptor) trên bề mặt tế bào người gọi là enzyme chuyển đổi angiotensin 2 ( angiotensin-converting enzyme 2 , ACE2).
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng gai của SARS-CoV-2 có khả năng liên kết (bind) với ACE2 trên tế bào người cao gấp 10 đến 20 lần so với gai của virus SARS từ năm 2002. Điều này có thể cho phép SARS-CoV-2 lây lan dễ dàng hơn từ người sang người so với virus trước đó.
Mặc dù có sự tương đồng về trình tự và cấu trúc giữa các gai của hai loại virut, ba kháng thể khác nhau chống lại virut SARS 2002 không thể liên kết thành công với gai protein SARS-CoV-2. Điều này cho thấy rằng các chiến lược điều trị dựa trên vắc-xin và kháng thể tiềm năng sẽ cần phải có gì đặc biệt hơn đối với vi-rút mới.
Hình ảnh “kính hiển vi truyền điện tử” (transmission electron microscope)
cho thấy SARS-CoV-2, vi rút gây ra COVID-19, được phân lập từ một bệnh nhân ở Hoa Kỳ.
Các hạt vi rút đang nổi lên từ bề mặt tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Các gai ở rìa
ngoài của các hạt virus tạo ra tên coronavirus, giống như vương miện. NIAID-RML
Cấu trúc cấp độ nguyên tử của gai protein SARS-CoV-2. Miền liên kết của thụ
thể (receptor biding domain), phần của gai liên kết vào tế bào chủ,có màu xanh lá cây.
UT Austin, Phòng thí nghiệm của McLellan
Tiến sĩ Barney Graham, Phó Giám đốc VRC cho biết, “chúng tôi hy vọng những phát hiện này sẽ hỗ trợ trong việc thiết kế ứng viên vắc-xin và phát triển các phương pháp điều trị cho COVID-19”.
Các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu các ứng viên vắc-xin nhắm đến gai protein của SARS-CoV-2. Họ cũng hy vọng sử dụng gai protein để phân lập kháng thể từ những người đã hồi phục sau khi bị nhiễm coronavirus chủng mới. Nếu được sản xuất với số lượng lớn, các kháng thể như vậy có khả năng được sử dụng để điều trị những trường hợp nhiễm trùng mới, trước khi có vắc-xin. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của NIH đang theo đuổi các phương pháp khác để điều trị virus.
Trong email trước, nghiên cứu nhắm vào việc bảo vệ các protein con người trước sự tấn công của coronavirus, trong khi ở đây, nghiên cứu nhắm vào khả năng vô hiệu hóa gai protein nguy hiểm của vi rút. Với virut SARS 2002 người ta đã thành công, nhưng với SARS-CoV-2 thì chưa.
Nguồn:
Ngày 31/3:
Các nhà nghiên cứu xác định 69 loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị Covid-19
Các hệ thống y tế trên khắp thế giới đang quằng mình dưới gánh nặng của nhiều bệnh nhân coronavirus. Cho đến nay, không có loại thuốc nào được chứng minh là có thể giúp đỡ bệnh nhân Covid-19 chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện đã xác định được 69 loại thuốc đã được phê duyệt có thể giúp ích, New York Times đưa tin.
Virus corona bao gồm 29 gen chịu trách nhiệm cho việc sản xuất protein của virus. Một số trong số chúng chỉ tấn công một loại protein nhất định của con người, một số khác thì tấn công hàng chục protein khác. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tổng cộng 332 protein con người có thể bị coronavirus tấn công.
Do đó, họ đang tìm kiếm các loại thuốc cũng sẽ gắn vào các protein của con người, mà coronavirus cần để xâm nhập vào các tế bào và nhân lên ở đó. Chúng bao gồm các phương thuốc điều trị ung thư, Parkinson hoặc huyết áp cao.
Một trong những loại thuốc đó là Tocilizumab chống ung thư. Tocilizumab có thể “làm chậm cơn bão viêm”. Dữ liệu từ Trung Quốc đã cho thấy loại thuốc trị ung thư này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng bệnh của Covid 19 tới 90%.
Thuốc chống ung thư Tocilizumab được truyền cho một bịnh nhân Corona đang
được thử nghiệm tại một bịnh viện ở Salzburg, Áo.
(Theo báo Tagesspiegel, Đức)
Ngày 30/3:
Đề án 2.000 Máy trợ thở cho Việt Nam: Trần Văn Thọ, giáo sư kinh tế tại Đại học Waseda, Nhật Bản, giới thiệu với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhà công nghệ Trần Ngọc Phúc là nhà công nghiệp sản xuất máy trở thở từ Nhật Bản, có thể sản xuất 2.000 máy trợ thở sắp tới cho nhu cầu Việt Nam. Tin này nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh và đồng tình rất lớn trong xã hội.
Giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ
Năm 2018, ông được Chính phủ Nhật Bản trao tặng Huân chương Thụy Bảo
Tia Vàng với hình hoa hồng (The Order of the Sacred Treasure, Gold Rays with Rosette)
vì những đóng góp cho sự phát triển quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Sau đó, ông và phu nhân đã tới yết kiến Nhật Hoàng
Nhà công nghiệp Trần Ngọc Phúc giới thiệu về chiếc máy trợ thở với tiếp Nhật Hoàng Akihito.
Năm 2018 ông Trần Ngọc Phúc được Nhật Hoàng Akihito trao tặng Huân chương
Mặt trời mọc rất cao quý. Ngoài ra ông còn được nhận rất nhiều các giải thưởng
của các Bộ nghành khác của Nhật Bản.
Ông Trần Ngọc Phúc đã sáng chế máy trợ thở cho trẻ sinh non ở Nhật Bản. Ông sẽ chế tạo một phiên bản mới máy trợ thở tiện dụng hơn cho Việt Nam, và nhắm tới xuất khẩu
Máy thở cao tần số HFO do GS Trần Ngọc Phúc chế tạo
Hai nhà đầu tư tài chánh tặng là hai đơn vị ĐH Văn Lang và Tập đoàn địa ốc Vạn Thịnh Phát, tặng 1000 máy cho TP Hồ Chí Minh, và 1000 cho Hà Nội. Hiện nay máy trợ thở có rất ít tại Việt Nam.
Ngày 29/3:
Về tình hình dịch bịnh ở Việt Nam: Bác sĩ Nguyễn Sĩ Huyên có ý kiến:
Tôi thấy Vietnam đã sản suất được hàng loạt PCR Test cho Sars CoV-2 là một chuyện đáng mừng. Đây là sản phẩm của Viện hàn lâm quân y Việt Nam. Có điều kiện làm Test rộng rãi là một điều tốt, nhưng điều quan trọng hơn trong lúc này là ta phải có biện pháp mạnh để làm giảm đi tốc độ lan nhiễm (đã tiến hành hôm nay). Và bây giờ thì phải chờ đợi diễn tiến của dịch để triển khai các biện pháp đối phó. Có hai trường hợp sẽ xảy đến:
- Nếu biện pháp này hiệu qủa thì thời điểm vào cuộc đã không muộn, ta có thì giờ dành cho điều trị những bệnh nhân cần theo dõi và điều trị tích cực, giảm được con số tử vong. Sau đó, khu trú vùng bệnh và làm Test rộng rãi có định hướng nhắm vào những người có tiếp xuất với bệnh nhân để cách ly có hiệu quả.
Nếu vậy, thì ta đã tránh được sự bùng nổ đỉnh cao của dịch, nhưng sẽ phải kéo dài tình trạng tránh tiếp xúc xã hội, điều sẽ đưa đến những hệ lụy về kinh tế, xã hội không lường trước được.
- Trường hợp thứ hai là ta đã vào cuộc chậm, và có khả năng lớn là bài tính của Việt nam và ở nhiều nước không chính xác bởi cao điểm trung bình của lây nhiễm theo nhà vi trùng học Drosten của Đức là khoảng 2 ngày rưởi trước khi có triệu chứng. Do đó thời điểm Test dương tính khi bệnh nhân có triệu chứng, thì bệnh nhân trong điều kiện sinh hoạt xã hội bình thường đã lây (cấp số 3) cho nhiều người khác rồi, chưa kể đến một số đông bệnh nhân bị lây nhiễm không có triệu chứng (cho đến nay chưa ai biết rõ là bao nhiêu). Con số bệnh nhân dương tính ở Việt Nam và ở nhiều nước khác thí du như Ý, Tây Ban Nha, Pháp … vì vậy không phản ảnh được số bệnh nhân thật sự đã bị nhiễm bệnh. Trong trường hợp này thì đó sẽ là một thử thách tới ranh giới tận cùng cho ngành y tế của mỗi nước.
Tiến trình bệnh: 80% nhẹ (không cần điều trị chuyên biệt), 15% trung bình (cần theo dõi trên lâm sàng), 5% nặng (cần chăm sóc đặc biệt). Cho đến nay, con số tử vong thay đổi giữa 0.6% – khoảng 15% không chính xác vì con số bệnh nhân bị nhiễm bệnh thực sự không xác định được. Trung bình ở những bệnh nhân ở tình trạng bệnh nặng sẽ rơi vào tử vong khoảng 3 tuần sau khi phát hiện có triệu chứng. Theo những con số này thì 2 tuần lễ tới sẽ là những trả lời cho những biện pháp mà các quốc gia đã tiến hành. Ở Đức con số tử vong cũng sẽ tăng cao nhưng nằm trong vòng kiểm soát nhờ làm Test rộng rãi sớm, do đó cho phép dự đoán con số bệnh nhân dương tình gần với con số thật sự nhiễm bệnh. Ở Việt Nam không dự đoán được con số người bị nhiễm thật sự. Muốn biết điều này thì, nếu có điều kiện, trong thời gian gần ta có thể lấy mẫu ngẫu nhiên (random samples) để test kháng thể (antibody). Test này sẽ mang lại nhiều sáng tỏ cho những tiên lượng diễn tiến bệnh trong thời gian tới. Bởi, cuối cùng lây nhiễm COVID-19 chỉ thật sự giảm đi khi 60-70% dân chúng đã được miễn dịch (hoặc đã nhiễm bệnh và khỏi bệnh, hay đã được chủng ngừa miễn dịch).
Phạm Duy Thoại, GS.TS. mắt Berlin tiếp lời:
Xin bổ xung với anh Huyên là VN từ đầu tháng 2 đã cách ly, truy lùng và cắt đứt dây chuyền lây bệnh có hiệu quả. Nhưng từ đầu tháng 3 số người nhiễm tăng tốc cứ khoảng 1 tuần thì gấp đôi, đáng lo ngại. Khi những người nhiễm F2 và F3 không kiểm soát được, hay kiểm soát mà lọt lưới thì rất nguy. Không biết bộ xét nghiệm do VN cải tiến và xử dụng có được kiểm chứng không? Có anh chị nào có thông tin về việc này không ạ?
Mặt khác ngay, theo C. Drosten, khi xét nghiệm có độ nhạy và chỉ số đúng bệnh cao, cũng ít chính xác, nếu bệnh nhân được khám trễ. Từ tuần thứ hai sau khi phát bệnh nếu lấy mẫu từ vòm cổ họng thì khả năng âm tính cao, dù bệnh nhân có bị nhiễm Covid-19.
Ngày 27/3:
Giải thích vì sao tỷ lệ tử vong Đức rất thấp
Thật sự tỷ lệ tử vong thấp ở Đức không phải là phép mầu, hay điều bí mật nào. Nếu có là do họ có năng lực kiểm tra được số lượng lớn người, trong đó sẽ có rất nhiều ca nhẹ rồi khỏi, cho nên tỷ lệ tử vong rất thấp. Trong khi ở Ý, thống kê chỉ kê ra những người bị nhiễm khá đến nặng, cho nên tỷ lệ tử vong là rất cao.
Dĩ nhiên kiểm tra đại trà sẽ cho ra bức tranh tốt hơn, chính xác về tình hình lây lan của bịnh, để có những sự chuẩn bị đối phó tốt hơn, tránh được “những con số đen” (Dunkelziffer) như những tảng đá ngầm nguy hiểm. Hàn Quốc cũng là quốc gia làm tốt việc này.
Việt Nam cũng cần tăng cường năng lực và tiến hành kiểm tra đại trà, có tính ngẫu nhiên để giúp có bức tranh trung thật, để chính phủ và ngành y tế có những chuẩn bị tương ứng, để khỏi bị bất ngờ.
Trích đoạn từ báo Đức Tagesspiegel:
“Chúng tôi có rất ít tử vong vì chúng tôi làm rất nhiều chẩn đoán trong phòng thí nghiệm”, Christian Drosten, nhà virus học tại BV Charité ở Berlin và cố vấn chính phủ ở Berlin sáng nay nói.
Tại Đức, hiện tại mỗi tuần hơn nửa triệu xét nghiệm corona được thực hiện. Giám đốc điều hành BV Charité Heyo Kroemer cho biết thêm, Đức bắt đầu xét nghiệm sớm hơn các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Điều này cũng là do chúng tôi có nhiều thời gian hơn ở Đức để chuẩn bị các xét nghiệm trước khi có nhiều trường hợp corona.
Các xét nghiệm không có nghĩa làm giảm số người chết. Tuy nhiên, nhiều người được xét nghiệm sẽ cho ra một bức tranh chính xác hơn về tình hình chung. Một “con số đen” cao (nghĩa là con số người bệnh chưa được phát hiện) sẽ làm biến dạng bức tranh theo hướng của một tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là khi những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi căn bệnh này được xét nghiệm. Ngược lại, nếu nhiều người có một diễn tiến nhẹ của bịnh được đưa vào thống kê, thì tỷ lệ tử vong giảm theo một cách tương ứng.
Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi nhanh chóng. Một cái nhìn sang Ý cho thấy thống kê chuyển dịch thế nào, khi đặc biệt các bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng được xét nghiệm. Ở Đức người ta cũng chờ đợi như thế, rằng với con số lây nhiễm tăng, những bện nhân nặng sẽ chiếm trọng lượng quan trọng (hơn).
Xem thêm:
Tỷ lệ tử vong một số quốc gia (ngày 1/4):
Đức: 0.96%
Ý: 11.4%
Tây Ban Nha: 8.8%
Trung Quốc: 4.02%
Góp ý của Bác sĩ Nguyễn Sĩ Huyên, CHLB Đức, Chủ tịch Hội tim mạch Đức-Việt (31/3):
Về dịch COVID-19 có một sự kiện mà tôi nghĩ cần thiết phải nhắc đến trong lúc này, liên quan đến việc giới hạn tối đa tiếp xúc xã hội. Đây là biện pháp quan trọng, hiệu quả cho việc ngăn chận lan rộng lây nhiễm bệnh. Đúng là điều này không làm khác được. Nhưng trong điều kiện xã hội Việt Nam với đời sống đại gia đình (3 thế hệ trong cùng một nhà) thì nguy cơ lây nhiễm trong gia đình, đặc biệt là cho người lớn tuổi là rất lớn. Trong thời gian qua, số người trẻ bị lây nhiễm không có triệu chứng ở một nước đông dân như Việt Nam chắc chắn là không ít (chưa có thống kê chính xác, theo GS Kim Woo-Ju, chuyên gia Nam Hàn về các bệnh lây nhiễm thì con số này chiếm khoảng 20% ở Nam Hàn). Trong điều kiện này họ sẽ là những người lây nhiễm cho người trong gia đình mà nếu không may thì lây cho ông bà, cha mẹ họ, hay nói chung là người lớn tuổi trong gia đình. Do dó, việc giử gìn vệ sinh (chủ yếu là rửa tay thường xuyên) và giử khoảng cách tiếp xúc (1.5-2 m) đặc biệt là với người lớn tuổi ngay trong đời sống sinh hoạt gia đình thường ngày là một chuyện hết sức cần thiết, cần được nhắc nhở và lưu tâm thường xuyên trong gia đình. Nếu không tuân thủ triệt để những biện pháp này, thì chúng ta sẽ mua lấy nguy cơ là con số tử vong có khả năng tăng vọt ở người lớn tuổi 3-4 tuần đến, tính từ ngày hôm nay.
NS Huyên