DIỄN ĐÀN GÓP Ý VỀ COVID-19
KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ
GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM
NHÓM EDU-SCI
Họ tưởng tượng rằng họ được tự do, nhưng sẽ không ai được tự do chừng nào còn có dịch bệnh.
Một thế giới không có yêu thương là một thế giới chết.
Điều chúng ta học được trong thời kỳ dịch bệnh là có nhiều điều ở con người đáng ngưỡng mộ hơn là khinh miệt.
ALBERT CAMUS
Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như cả nước Việt Nam, đang đứng trước những thử thách hết sức to lớn. Biến chủng Delta đang hoành mạnh mẽ chưa từng có, không chỉ ở Việt Nam. Thế giới đã và đang phải chịu đựng thiệt hại nhân mạng và tài sản khổng lồ từ đầu dịch đến nay.
Để hiểu tình hình Việt Nam, chúng ta cần tham khảo tình hình chống dịch ở một số quốc gia tiêu biểu với những đặc thù riêng của họ, như Anh, Đức, Israel, Brazil hay Ấn độ, hầu rút ra được một số bài học quý báu từ một cái nhìn rộng lớn hơn.
Trong trong tình huống này, chúng ta mới thấy khoa học, công nghệ có vài trò quan trọng dường nào. Cuộc chống dịch của thế giới, sau giai đoạn đầu chiến đấu bằng những phương tiện thô sơ chịu vô vàn thiệt hại, cuối cùng chuyển sang gia giai đoạn quyết liệt chiến đấu bằng công nghệ cao: Vắc xin. Tuy chưa phải là lá chắn hoàn hảo, bất khả xâm phạm, nhưng khắp nơi vắc xin đđẩy lùi SARS-CoV-2 một cách đáng kể nếu không muốn nói là quyết định trong cuộc chiến đấu, đã tạo cơ sở cho một niềm hy vọng mới, rằng nhân loại sẽ có thể trở lại một bình thường mới trong một thời gian không xa.
Hơn bao giờ hết, đại dịch covid-19 thúc đẩy Việt Nam cần nhanh chóng phát triển mạnh mẽ mảng khoa học, công nghệ và nghiên cứu, sản xuất theo những chuẩn mực thế giới. Điều này hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của cuộc cách mạng công nghiệp còn thiếu. Sự yếu kém về mặt này sẽ làm cho quốc gia dễ bị tổn thương nhất, bên trong cũng như bên ngoài.
Diễn đàn Edu-Sci, một nhóm sinh hoạt học thuật nội bộ, có làm một buổi Họp Zoom ngày 25.7 vừa qua về đề tài nói trên. Dưới đây chúng tôi xin ghi lại ý chính của một số thành viên muốn gửi đến cộng đồng để chia sẻ, góp vào tiếng nói chung hiện nay trong cuộc chiến đấu rất cam go.
Phần đầu bàn về kinh nghiệm thế giới, và gợi ý giải pháp phòng chống Covid-19 tại Việt Nam. Phần hai bàn về những thách thức kinh tế – xã hội của VN, và gợi ý.
Với những đóng góp của:
Nguyễn Sĩ Huyên – Phạm Duy Thoại – Trần Quốc Hùng – Trần Hà Anh – Trần Văn Thọ – Trần Nam Bình – Huỳnh Thế Du – Nguyễn Phi Hùng – Nguyễn Minh Thọ
(Có thể click vào tên một tác giả để đọc trực tiếp bài của tác giả đó)
Cảm ơn tất cả các thành viên của nhóm đã làm nên buổi họp mặt trực tuyến thành công và có ý nghĩa. NXX
DIỄN ĐÀN
COVID-19: KINH NGHIỆM THẾ GIỚI
VÀ SUY NGHĨ VỀ VIỆT NAM
Thua các Anh Chi có mặt trong hội thảo của edu-sci hôm nay,
Về cơ bản, chúng ta có thể nhìn thế giới của đại dịch hiện nay trong 2 tình huống:
Thế giới của các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao và thế giới của các quốc gia có mức độ tiêm chủng thấp trong dân số của họ.
Tiêm chủng cao trong thời điểm này, ta tạm thời xem là mức chủng ngừa đã đạt tối thiểu trên dưới ngưỡng 50% dân số với đầy đủ hai liều tiêm chủng.
Ở đây, ta thấy trong lúc này đã có nhiều nước đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao, nhưng trong điều kiện giới hạn của thời gian, tôi xin tập trung chỉ trình bày về diễn tiến dịch bệnh COVID-19 ở hai nước Anh và Đức. Hai quốc gia, mà tôi nghĩ, chúng ta có thể học được nhiều bài học với những gì xảy ra trên đất nước họ trong thời gian dịch bệnh: họ đã phản ứng chống lại dịch bệnh như thế nào, và với những biện pháp gì để họ có thể tiến đến ổn định dịch bệnh, tiến đến “bình thường mới” cuộc sống.
DIỄN TIẾN DỊCH BỆNH COVID-19 TẠI CÁC QUỐC GIA TIÊM CHỦNG CAO
Trước hết tôi xin nói về:
NƯỚC ANH. Kể từ thứ hai, đầu tuần qua, ngày 19.07.2021 đã thả lỏng gần như tất cả các biện pháp cơ bản chống lại lây nhiễm của COVID-19, giử khoảng cách, mang khẩu trang là tự nguyện ở nhiều nơi, và các câu lạc bộ cũng đã mở cửa trở lại (dpa). Scotland, Wales và Bắc Ireland đang có những biện pháp riêng và thận trọng hơn. Hiện nay số người mới mắc bệnh tăng nhanh ở Anh phần lớn là dưới ảnh hưởng lây nhiễm của biến thể delta, đặc biệt sau những lần tụ họp đông người quá mức, trong những trận đấu bán và chung kết giải bóng đá Châu Âu tổ chức tại đây. Cao điểm của lây nhiễm ghi nhận vào ngày 17.7.2021 có 50.250 ca lây nhiễm mới mắc, số ca cập nhập cho ngày hôm nay 25.7.21 là đã giảm xuống 24.913 ca và tử vong vẫn ở mức thấp là 26 trường hợp. Số liệu chủng ngừa ghi nhận vào ngày 25.7.2021 là 55.7% đã có tiêm chủng hai liều đầy đủ, và 69.9% đã có tiêm một liều. Phần lớn thành phần mới nhiễm là giới trẻ và một phần là tái nhiễm COVID-19 ở người đã có chủng ngừa. Chính phủ Anh tin tưởng vào hiệu quả của việc tiêm chủng và sức đề kháng tự nhiên ở người trẻ tuổi chưa được chủng ngừa (1). Nhiều nghiên cứu (2) trên thực tế cũng đã chứng minh rằng tử vong ở thành phần người trẻ là rất thấp (0,01-0,4%).
Diễn tiến dịch bệnh COVID-19 hiện nay tại Anh:
Dịch vẫn phát triển, một phần cũng là thả lỏng những biện pháp phòng chống Corona tạo thuận lợi cho số ca lây nhiễm tăng cao bởi sức lây lan nhanh của biến thể delta, nhưng tử vong và số ca nhập viện điều trị nhờ vào tác dụng bảo vệ hiệu quả của thuốc chủng ngừa vẫn còn trong vòng ổn định.
Hành động của chính phủ Anh trong lúc này như thế nào?
- Tiến hành nhanh công tác chủng ngừa cho những thành phần chưa chủng ngừa còn lại
- Thả lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19 bao lâu không có dấu hiệu quá tải chăm sóc về y tế
- Học cách sống chung với vi rút, nhanh chóng trở lại cuộc sống sinh hoạt xã hội bình thường. Nhưng đây là điều không hoàn toàn đơn giản. Hiện nay, trong tình trạng thả lỏng những biện pháp cơ bản phòng chống COVID-19, nên có rất nhiều người ở Anh hiện đang bị nhiễm corona vi rút vì càng ngày càng có nhiều người tiếp xúc với nó. Hàng triệu người Anh phải tự cô lập, cách ly tại nhà, do đó nhiều công việc trong đời sống công cộng bị đình trệ vì không có người làm. Do sự thiếu hụt nhân sự lớn trong nhiều lĩnh vực, chính phủ Anh đã nới lỏng các quy tắc cách ly corona đối với nhiều nhóm chuyên nghiệp khác. Ở Anh, lái tàu, quan chức biên giới hoặc nhân viên cứu hỏa đã tiếp xúc với những người bị nhiễm corona, hiện được phép tự kiểm tra hàng ngày thay vì phải đi kiểm dịch. Ban đầu, những quy tắc đặc biệt này chỉ áp dụng cho nhân viên của cơ quan y tế và bây giờ là cả cho nhân viên của cung cấp thực phẩm. Chính phủ Anh dự định vào giữa tháng 8, các quy tắc kiểm dịch ở Anh sẽ được nới lỏng cho tất cả những người đã được tiêm chủng đầy đủ (theo báo Tagesspiegel của Đức) (3).
- Một trong những công trình nghiên cứu nỗi bật của nước Anh (UK Consortium, qua hiệp hội các nhà khoa học và cơ quan y tế Vương quốc Anh) là liên tục thử nghiệm và giải trình tự toàn bộ bộ gen Corona vi-rút trong một quy mô lớn, rất quan trọng trong việc theo dõi và đánh giá kịp thời mức độ nghiêm trọng của những đột biến vi-rút mới. Cũng như việc ghi lại tình trạng tiêm chủng trong sổ đăng ký tiêm chủng quốc gia cho phép hồi cứu phân tích chính xác tình hình phát triển dịch bệnh cũng như hiệu quả của tiêm chủng (4).
- Thúc đẩy nghiên cứu và sản xuất thuốc chủng ngừa COVID-19 (ChAdOx1 nCoV-19, AstraZeneca)
Và bây giờ tôi xin được nói về :
NƯỚC ĐỨC. Đức có diện tích đất đai và dân số gần như là tương tự với Việt Nam. Khởi đầu dịch bệnh COVID-19 cũng vào tuần lễ thứ ba của tháng hai như Việt Nam. Con số người nhiễm bệnh cho đến ngày 23.7.2021 là 3.76 triệu, tử vong đợt 1 gần 10.000 ca và đợt 2 trên 80.000 ca (lây nhiễm chủ yếu trong đại dịch đợt 2 là biến thể Alpha từ Anh). Tình hình chủng ngừa cho dân chúng đến ngày 23.7.2021: 48.6% đã tiêm chủng đầy đủ hai liều và 60.7% đã tiêm chủng một liều (vắc xin dùng chủ yếu là của AstraZeneca, Biontech & Pfizer và Moderna), 39.3% vẫn còn chưa được tiêm chủng (thành phần này bao gồm người chưa được tiêm chủng, thành phần cự tuyệt tiêm chủng, một phần trẻ dưới vị thành niên và trẻ em dưới 12 tuổi). Khác với nước Anh, cùng đồng hành với việc thực hiện những quy tắc đã biết – giảm tiếp xúc, giữ khoảng cách ít nhất 1,5 mét, thực hiện các đề nghị kiểm tra, tuân thủ các quy tắc vệ sinh, đặc biệt là trong phòng kín đeo khẩu trang và thông gió (nói chung cũng tương tự như khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế Việt Nam), nước Đức đã ngăn chặn sự lây truyền và làm chậm sự lây lan của COVID-19, số ca lây nhiễm mới vào ngày 23.7.2021, cách đây hai ngày là 2.089 người, tỷ lệ mắc bệnh cập nhật trong 7 ngày cuối là 13.2/100.000 dân, tử vong trong ngày 9 người. Dầu vậy, tình hình cho thấy những ca lây nhiễm mới trong ngày đang tăng dần dưới ảnh hưởng lây nhiễm mạnh của biến thể Delta.
Đặc điểm của tiến triển dịch bệnh COVID-19 tại Đức:
Không thả lỏng những biện pháp cơ bản phòng chống Corona, số ca lây nhiễm tăng chậm, nhưng trong những ngày gần đây có khuynh hướng tăng nhanh trở lại, cho thấy biến thể delta đang dần chiếm ưu thế tại đây. Tử vong và số ca nhập viện điều trị nhờ vào tác dụng bảo vệ hiệu quả của thuốc chủng ngừa vẫn còn trong vòng ổn định.
Mục tiêu cho thời gian sắp đến: đặc biệt là với sự chiếm ưu thế lây nhiễm ngày càng tăng của biến thể Delta, chiến dịch tiêm chủng cần được tiếp tục với cường độ cao cho đến khi ít nhất 85% người từ 12 – 59 tuổi hoặc 90% người 60 và trên 60 tuổi được tiêm chủng COVID-19 đầy đủ (18). Hiện nay con số tiêm chủng đầy đủ hai liều cho người cao tuổi (trên 60 tuổi) ở Đức là đã đạt được 80%. Điều này có nghĩa là 20%, tính ra số là khoảng 5 triệu người chưa được chủng ngừa, một con số, nếu để bị lây nhiễm lan rộng bắt chụp vẫn có thể mang đến tình trạng quá tải cho một nước có chăm sóc y tế hùng mạnh như nước Đức.
Như vậy, từ những trãi nghiệm của hai nước Anh, Đức ta thấy:
- Biến thể Delta lây lan rất nhanh và là mối đe dọa gây tăng tử vong khi lây nhiễm đến các nhóm người trong hệ nguy cơ (người cao tuổi, bệnh nền, suy giảm sức đề kháng).
- Điều mới là những phát hiện cho thấy ngay cả những người được tiêm chủng đầy đủ vẫn bị tái nhiễm với Corona vi-rút và biến thể của nó. Nhưng sự khác biệt rõ ràng đối với những người không được tiêm chủng là những người được tiêm chủng có bảo vệ tốt hơn khỏi bệnh nặng, trong trường hợp tái nhiễm với SARS-CoV-2. Ở đây, cũng cần phải nhắc đến là có một ít khác biệt về hiệu quả giữa thuốc chủng ngừa của Biontech & Pfizer (BNT162b2) und AstraZeneca (ChAdOx1 nCoV-19). Trong phân tích đối chứng trường hợp âm tính, hiệu quả ước tính của vắc-xin chống lại bệnh có triệu chứng với biến thể delta là khoảng 36% với một liều vắc-xin Biontech & Pfizer và khoảng 30% với một liều duy nhất của vắc-xin AstraZeneca; hiệu quả với hai liều vắc-xin Biontech % Pfizer là khoảng 88% và với hai liều vắc-xin AstraZeneca khoảng 67% (5)
- Tiêm chủng ngừa COVID-19 ưu tiên cho thành phần người dân nằm trong hệ nguy cơ (người cao tuổi trên 65 tuổi, bệnh nền, suy giảm hệ miễn dịch) là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả cực kỳ quan trọng cho việc giảm tử vong và giảm áp lực cho nguy cơ quá tải về chăm sóc y tế
- Tử vong có liên quan đến COVID-19 ở người dưới 60 tuổi trước sau vẫn là rất thấp (2).
- Những thông báo khoa học gần đây cho thấy tiêm chủng liều thứ 3 khoảng 6 tháng sau khi được tiêm chủng đầy đủ 2 liều nhằm để bảo đảm kéo dài sức đề kháng chống lại COVID-19 có khả năng lớn là cần thiết (6).
- Có một nhu cầu bức xúc chung trong dân chúng trên nhiều quốc gia là muốn sớm trở về lại cuộc sống bình thường bởi đòi hỏi cần thiết của đời sống sinh hoạt kinh tế tối thiểu để tồn tại hoặc đời sống tâm lý gia đình và xã hội có quá nhiều xung đột không còn chịu đựng nổi bởi tình trạng tù túng của biện pháp cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội …Một vấn đề của người dân mà tôi nghĩ, ai cũng quan tâm. Nhưng với những người có trách nhiệm, nhà nước, cơ quan y tế thì đó là chuyện làm hết sức cân nhắc để một mặt bảo vệ sức khỏe người dân, nhưng mặt khác không để ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt kinh tế hàng ngày của người dân.
DIỄN TIẾN DỊCH BỆNH COVID-19 TẠI CÁC QUỐC GIA TIÊM CHỦNG THẤP
Bây giờ, tôi xin đi vào thế giới của đại dịch với những quốc gia có mức độ chủng ngừa thấp: Tất nhiên ở đây có nhiều quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tuy nhiên, trong giới hạn về thời gian, tôi muốn lấy hai quốc gia Ba Tây và Ấn Độ làm ví dụ, vì hai nước này trong một chừng mực nhất định, có thể được xem là những ví dụ tiêu biểu cho diễn tiến dịch bệnh của nhiều quốc gia khác có hoàn cảnh tương tự, và phần cuối sẽ là Việt Nam.
BA TÂY (Brazil): một quốc gia với khoảng 214 triệu dân. Một trường hợp COVID-19 đầu tiên được báo cáo vào ngày 25 tháng 2 năm 2020, ca tử vong đầu tiên vào ngày 17 tháng 3 năm 2020. Tính đến ngày 23 tháng 7 năm 2021, cách đây 2 ngày, Ba Tây đã có ghi nhận một con số kỷ lục là 19.6 triệu người nhiễm COVID-19 và 548.000 người chết có liên quan đến COVID-19. Ca mắc mới trong ngày 23.7.2021 108.732 người và con số tử vong trong ngày là 1.324 người. Nguyên nhân cho việc lây nhiễm và tử vong tăng cao là sự hoàng hành của biến thể Gamma, một đột biến của SARS coronavirus 2 (còn được gọi là Lineage P.1, 20J / 501Y.V3 hoặc biến thể B.1.1.248). Đột biến này được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2020 ở Manaus, Ba Tây, dễ lây lan và gây tử vong cao hơn 60% so với SARS-CoV-2 nguyên thủy (7). Cùng đồng hành thêm vào đó là biến thể alpha, du nhập từ Anh. Bên cạnh đó là một thảm kịch về xã hội, chính trị và kinh tế làm người dân không còn khả năng chống đỡ lại lây nhiễm dịch bệnh dưới ảnh hưởng của biến thể alpha và gamma. Tình hình chủng ngừa cho dân chúng đến ngày 23.7.2021: 17.5% đã tiêm chủng đầy đủ hai liều và 46.6% đã tiêm chủng một liều.
Ba Tây là một mẫu hình cho phát triển dịch bệnh tối đa không kiểm soát với một xã hội bất ổn và một nền y tế cộng đồng non yếu. Ba Tây, theo tôi, sẽ có một khuôn mẫu diễn tiến dịch bệnh tương tự khuôn mẫu của Ấn Độ. Có nghĩa là, tình hình dịch bệnh sẽ giảm dịu khi đạt tới tình trạng „miễn dịch cộng đồng“ tự nhiên (với một giá trả rất cao về sinh mạng). Và đây, cũng là thước đo của „tình đoàn kết quốc tế“ để trả lời câu hỏi „miễm dịch cộng đồng nào tới trước „ tự nhiên“ hay „chủng ngừa“?
ẤN ĐỘ: một quốc gia với khoảng 1.4 tỷ dân. Bệnh COVID19 đầu tiên được phát hiện vào ngày 30 tháng 1 năm 2020 từ một sinh viên từ Vũ Hán về trở lại quê hương Ấn. Vào ngày 17 tháng 7 năm 2020, sáu tháng sau, đã có ghi nhận 1 triệu trường hợp bị lây nhiễm. Điều này đưa Ấn Độ lên vị trí thứ ba trên toàn thế giới về số ca nhiễm SARS-CoV-2 sau Hoa Kỳ và Ba Tây. Trong năm 2020, khoảng 10 triệu người nhiễm bệnh và gần 150.000 ca tử vong do COVID-19 đã được ghi nhận. Vào tháng 9 năm 2020, số ca mắc ở Ấn Độ bắt đầu giảm và đến cuối tháng 2 năm 2021, chỉ có 13.000 ca nhiễm mới trong ngày được ghi nhận. Sau đó, một “làn sóng thứ hai” kéo đến vào ngày 1 tháng 5 năm 2021, Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ghi nhận hơn 400.000 ca nhiễm mới trong một ngày. Trong thời điểm này, biến thể delta (B.1.617.2) của SARS-CoV-2 là đột biến ưu thế của loại coronavirus mới ở đó. Cũng trong thời điểm này, có 19 triệu người bị nhiễm và 215.000 trường hợp tử vong. Con số thực tế được ước tính gấp nhiều lần hơn vì các xét nghiệm về coronavirus tương đối không hoàn chỉnh và nhiều người bệnh chết tại nhà, không được chăm sóc y tế, đặc biệt là ở các vùng nông thôn (8).
Tính cho đến ngày nay, thì toàn bộ con số lây nhiễm ở Ấn Độ là 31.3 triệu người và số ca tử vong tích lũy là 419.000 người. Con số ca lây nhiễm trong ngày 22.7.2021 vừa qua là 35.342 người, tử vong 483 ca.
Tình hình chủng ngừa cho dân chúng đến ngày 23.7.2021: 6.7% đã tiêm chủng đầy đủ hai liều và 24.6% đã tiêm chủng một liều. Nhưng một điều đáng quan tâm là, các cuộc khảo sát trước đây ở Delhi cho thấy tỷ lệ kháng thể lần lượt là 23,5 và 33% vào tháng 7 và tháng 9 năm 2020. Tại các khu ổ chuột ở Mumbai, tỷ lệ huyết thanh những ca mắc là 54,1%, đo lường vào đầu tháng 7 năm 2020 – bên ngoài các khu ổ chuột, tỷ lệ này chỉ là 16,1% (8). Kết quả nghiên cứu của nghiên cứu Gutenberg COVID-19 của ĐHYK Mainz CHLB Đức (9) cũng cho thấy một tỷ lệ tương tự. Khám nghiệm mới nhất gần đây cho thấy 2/3 người dân Ấn Độ, gồm những người trên 6 tuổi đã từng bị nhiễm vi-rút corona (10). Điều này cho thấy con số người bị nhiễm bệnh thầm lặng (không phát hiện qua test = số đen) ở Ấn Độ so với người có test SARS-CoV-2 dương tính là cao hơn khoảng 28 lần.
Tình trạng chủng ngừa mức độ thấp như đã nêu trên và sự phát hiện kháng thể trong 2/3 dân số Ấn Độ cho thấy việc giảm lây nhiễm hiện nay không phải là kết quả của chủng ngừa mà là kết quả của số đông người dân có miễn dịch tự nhiên sau lây nhiễm COVID-19 và trở thành rào cản cho sự lây lan của corona vi-rút.
VIỆT NAM: Sau một thời gian ổn định đã đi vào đợt dịch mới, bùng phát từ nhiều nơi khác nhau trên hầu như mọi miền đất nước (11). Tin mới nhất cho thấy TP HCM hiện nay có mức độ lây nhiễm cao chưa từng có.
Từ ngày 1.7.2021, thành phố Hồ Chí Minh trung bình ghi nhận trên 1.305 ca nhiễm mỗi ngày, phần lớn trong khu cách ly, phong tỏa. Dữ liệu lây nhiễm trong ngày 24.7.2021 ở TP HCM là 5.396 ca, tổng số ca ghi nhận ở TP HCM là 55.870. Tổng số lây nhiễm trên toàn cả nước ghi nhận ngày 21.7.21 là 78.269 người, tử vong tích lũy 370 người, tử vong trong ngày 36 người. Tình hình chủng ngừa cho dân chúng đến ngày 23.7.2021 là rất thấp: 0.4% đã tiêm chủng đầy đủ hai liều và 4.3% đã tiêm chủng một liều.
Có điều gì khác biệt cơ bản của diễn tiến dịch bệnh ở Việt Nam với các nước đã nói trên?
Sự khác biệt cơ bản của diễn tiến dịch bệnh ở Việt Nam với các nước trên là đợt dịch 1 rất ít ca lây nhiễm và không có tử vong, đợt dịch 2 chủ yếu là dịch bộc phát tại Đà Nẵng với 35 ca tử vong liên quan đến COVID-19 có ghi nhận gia tăng lây nhiễm nhưng không đáng kể. Trong đợt dịch mới hiện nay, ta lại thấy có một sự tương đồng nhất định về diễn tiến dịch bệnh tại Việt Nam và các nước Anh, Đức và Ấn Độ. Sự tương đồng đó là số ca lây nhiễm tăng nhanh, nhưng tử vong thấp. Một hiện tượng chỉ có thể thấy được ở những quốc gia có mức độ chủng ngừa cao hoặc là chủng ngừa thấp nhưng có „miễn dịch cộng đồng tự nhiên“. Việc này nói lên sự kiện là chủng ngừa đã tạo ra phản ứng miễn dịch rất hiệu quả trong phòng chống COVID-19 và „miễn dịch cộng đồng tự nhiên“ cũng là rào cản hiệu quả chống lại lây nhiễm lan rộng của dịch bệnh COVID-19 (xem diễn tiến dịch bệnh tại Ấn Độ) . Nhìn vào diễn tiến dịch bệnh tại Việt Nam, chúng ta sẽ không có giải trình nào khác hơn, trong điều kiện tỷ lệ chủng ngừa cực thấp, để phải đi đến kết luận là dịch bệnh từ Vũ Hán đã qua đường khách du lịch và khách nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc đến Việt Nam rất sớm, lây nhiễm mạnh ở người trẻ không gây triệu chứng và tình trạng hiện nay có khả năng lớn là biểu hiện cho phần lớn dân số đã được miễn nhiễm(12), một tình huống mà ta cũng có thể thấy được ở Ấn Độ hiện nay. Số ca lây nhiễm trong thời gian tới sẽ vẫn tăng dưới ảnh hưởng lây nhiễm lan nhanh của biến thể Delta, trong thành phần người mới nhiễm, theo giả thuyết miễn dịch đã nêu, nhưng một phần sẽ là tình trạng tái nhiễm. Số ca nhiễm không có triệu chứng ở Việt Nam cao bất thường (70-80%) cũng có thể hiểu là một biểu hiện của tình trạng tái nhiễm. Đó cũng là một giải thích cho tử vong thấp.
Từ những nhận thức trên và dựa vào kết quả của nghiên cứu Gutenberg COVID-19 ta có thể ghi nhận một số biện pháp áp dụng cho Việt Nam trong điều kiện dịch bệnh hiện nay:
Quan trọng hàng đầu là việc tiến hành chủng ngừa sớm như có thể được, đặc biệt là trong lúc thuốc chủng ngừa chưa được cung cấp đầy đủ cho dân chúng và thấy trước là sẽ còn khó khăn lâu dài, ưu tiên cho nhóm người có nguy cơ tử vong cao (người trên 65 tuổi, bệnh nền, suy giảm chức năng hệ miễn dịch), qua đó trước mắt giảm thiểu nguy cơ quá tải chăm sóc y tế. Thống kê của nghiên cứu phân tích tổng hợp và riêng rẽ của các quốc gia cho thấy tử vong dưới 65 tuổi là 0.01-0.4% (2). Không chủng ngừa sớm thành phần có nguy cơ tử vong thì khả năng lây nhiễm lan rộng nhanh như hiện nay đến một lúc nào đó, trong thời gian gần, dịch sẽ xâm nhập được vào nhóm nguy cơ và hậu quả sẽ không còn nói trước được nữa.
Theo như phần trình bày trên, thì những con số những người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng ở Việt Nam nhiều gấp bốn lần người bị nhiễm có triệu chứng, theo bài tính của Ấn Độ thì 28 lần nhiều hơn. Cộng thêm vào đó là sức lây nhiễm nhanh của biến thể Delta, ta cũng nên thấy một thực tế là con số lây nhiễm thật sự không còn kiểm tra được nữa. Những phát hiện lây nhiễm hàng ngày chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Vì vậy cách thức phòng ngừa dịch cũng cần thay đổi:
- Gây ý thức cao cho người dân về lây nhiễm dịch bệnh: thấy có triệu chứng bệnh thì tự ra y tế phường hay quận làm test SARS-CoV-2 (điều này nhà nước phải lo cho dân được làm miễn phí). Test dương tính thì cách ly tại nhà 14 ngày có kiểm tra qua điện thoại hay thăm viếng bất chợt của phường hay quận. Nếu vì lý do gì ngại ngùng không muốn làm test thì cũng nên tự ý thức cách ly 14 ngày ở nhà.
- Không nên cách ly người bị lây nhiễm trong cộng đồng, nếu điều kiện sinh sống trong hộ gia đình của họ cho phép (xem phần kết quả Nghiên cứu Gutenberg COVID-19). Chưa kể là ở những khu cách ly, mức độ lây nhiễm theo những báo cáo y tế gần đây, cho thấy là tăng cao hơn ngoài cộng đồng rõ rệt. Trong điều kiện hiện nay với số ca lây nhiễm càng ngày càng tăng, e rằng cũng sẽ không còn cơ sở để chứa, nhìn về mặt dịch tễ học đúng ra cách ly cũng chỉ cần thiết cho một số trường hợp nhất định, không đại trà cho F0 và F1, ví dụ như cách ly khách nhập cảnh vào Việt Nam với test SARS-CoV-2 dương tính để bảo đảm cho theo dõi kiểm dịch từ ngoài vào.
- Giãn cách xã hội chỉ cần thiết khi khả năng chăm sóc y tế có nguy cơ bị quá tải. Trên thực tế, giãn cách xã hội bao giờ cũng làm giảm tình trạng lây nhiễm cấp thời, nhưng cũng đồng thời gây nên bất ổn về đời sống kinh tế và xáo trộn nặng nề về tâm lý xã hội, đặc biệt cho nhóm người dân có thu nhập thấp.
- Do đó, trong tình hình hiện nay với diễn tiến dịch bệnh theo kịch bản 2 (11): lây nhiễm tăng, tử vong thấp và cũng chưa có dấu hiệu quá tải chăm sóc y tế, không nên kéo dài tình trạng giãn cách xã hội. Tạo điều kiện cho người dân trở về lại sớm cuộc sống thường ngày, nhưng đặc biệt phải tuyệt đối tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế, những biện pháp đơn giản nhưng có hiệu quả cao (Nghiên cứu Gutenberg COVID-19 của Đại học Y Khoa Gutenberg Mainz). Cần lưu ý giữ khoảng cách tiếp xúc ngay cả trong gia đình và đặc biệt là đối với người cao tuổi.
- Cần tập trung nhân sự vào việc mở rộng công suất cho điều trị lâm sàng để chống tình trạng quá tải đến bất chợt.
- Tránh tình trạng người dân, vì nhiều lý do khác nhau, rời bỏ trung tâm dịch bệnh về lại quê nhà. Nguy cơ những người trẻ này phát tán dịch bệnh về vùng quê là một đại họa lớn. Ở đây, cần phải có biện pháp test SARS-CoV-2 kiểm tra, cách ly và kiểm dịch nghiêm ngặt. Mặc dầu chúng ta biết, khả năng kiển tra cũng sẽ là rất giới hạn.
- Đề nghị nhà nước tổ chức làm test miễn phí cho người dân tại mỗi quận. Khuyến khích người dân tự ý thức đến kiểm tra và tự cách ly tại nhà (xem phần a.). Đồng thời thực hiện test SARS-CoV-2 theo chiến lược cụm để ngăn chặn siêu lây nhiễm (superspreader).
- Để biết rõ tình trạng miễn dịch, không có cách gì khác hơn là dùng phương pháp xét nghiệm kháng thể để khảo sát, một đầu tư quá nhỏ để có thể có những biện pháp phòng chống dịch bệnh thích nghi giảm thiểu được những tổn thất về kinh tế, xáo trộn đời sống xã hội và sinh mạng người dân. Các biện pháp cách ly hiện nay có thể được nới lỏng mà không gặp rủi ro cao.
- Theo Nghiên cứu Gutenberg COVID-19 thì ảnh hưởng của đại dịch vào thu nhập của người dân nặng nề nhất là vào nhóm người có thu nhập thấp. Vì vậy, sự hỗ trợ tài chánh cho thành phần này trong những giai đoạn căng thẳng của đại dịch là cần thiết. Ở đây, cần ghi nhận hết sức trân trọng là đã có nhiều tổ chức tự nguyện dân sự từ nhiều nơi hoạt động tích cực hỗ trợ cho người nghèo trên nhiều địa phương khác nhau (13,14,15) và nhà nước cũng đã công bố những chính sách hỗ trợ tài chánh cho thành phần thu nhập thấp (16).
- Cuối cùng là một câu hỏi gợi ý để nhận định về thực tại của nền y tế trong nước và hướng vọng về một phát triển của ngành y học nước nhà trong tương lai: điều cần phải thấy là chúng ta cũng cần phải xử lý những số liệu của đất nước mình để hành động chính xác, vì vậy tôi sẽ không ngừng nghĩ để hỏi: khi nào thì chúng ta có được một nghiên cứu PHẠM NGỌC THẠCH về COVID-19? (17).
Xin kết thúc bài nói chuyện và cảm ơn sự quan tâm của các Anh Chị.
Xem thêm bài cùng chủ đề của tác giả và Báo cáo Nghiên cứu Gutenberg ở đây ĐẠI DỊCH COVID-19: GS.TS. NGUYỄN SĨ HUYÊN (CHLB ĐỨC) Dưới đây, trước tình hình bùng phát lại dịch bệnh COVID-19 tại nhiều nơi trên thế giới, ngay cả ở những quốc gia đã được tiêm chủng cao, gây quan ngại trong cộng đồng, tác giả xin trình bài những kinh nghiệm chống dịch tại các quốc gia Anh, Do Thái và Đức để từ đó gợi ra một số biện pháp đối phó thích nghi cho dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam. TÓM TẮT Đợt dịch mới hiện nay tại Việt Nam có một sự tương đồng nhất định với diễn tiến dịch bệnh ở các nước Anh, Do Thái và Đức: số ca lây nhiễm tăng nhanh, nhưng tử vong rất thấp, một hiện tượng chỉ có thể thấy được ở những quốc gia có mức độ chủng ngừa cao. Điều này nói lên, với xác suất rất cao, rằng dịch bệnh từ Vũ Hán đã qua đường khách du lịch và khách nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc đến Việt Nam gây lây nhiễm mạnh ở người trẻ không gây triệu chứng và tạo miễn nhiễm cho họ. Đó cũng là một giải thích cho tỷ lệ ca bị nhiễm không triệu chứng rất cao, 70-80%, gấp 2 lần so với Đức, cũng như số ca tử vong và cần nhập viện điều trị thấp. Bài viết gợi ý: Tập trung tiêm chủng cho những đối tượng nguy cơ (người trên 65 tuổi, hay có bệnh nền) để bảo vệ họ nhằm tránh quá tải về chăm sóc y tế. Tranh thủ có nhiều vắc xin nhanh như có thể. Cách ly và phong tỏa không phải là những biện pháp lý tưởng để kiểm soát F0, F1 trong mọi trường hợp. Giãn cách xã hội chỉ cần thiết khi khả năng chăm sóc y tế có nguy cơ bị quá tải để tránh thiệt hại kinh tế quá lớn. Tạo điều kiện cho người dân trở về lại sớm cuộc sống thường ngày “chung sống với dịch bệnh trong một hình thức sinh hoạt và sản xuất trong xã hội với hậu quả thấp nhất”. Khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế, những biện pháp đơn giản nhưng có hiệu quả cao (chứng thực gián tiếp qua nghiên cứu Gutenberg COVID-19, Đức) còn cần được tuân thủ trong nhiều năm đến. NHỮNG NÉT ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ Diễn tiến của dịch bệnh COVID-19 hiện nay với sự xuất hiện của nhiều biến thể vi rút đáng lo ngại (Viral variants of concern gọi tắt là VOC) (1,2) như Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Ba Tây), Delta plus (Ấn) và đặc biệt trong thời điểm này biến thể Delta (Ấn) đang là một mối lo lớn cho nhiều quốc gia. Nguyên nhân của sự bộc phát lây nhiễm dịch bệnh ngay cả trên những nước có tỷ lệ chủng ngừa cao là sự xuất hiện của biến thể Delta, một biến thể mới có sức lây nhiễm nhanh (khoảng 40-50% lây lan nhanh hơn các biến thể trước đây). Bệnh nhiễm với biến thể Delta có tải lượng vi rút cao do đó dễ phát tán nhanh qua dung khí (Aerosol) trong lúc trò chuyện tiếp xúc gần. Cho đến nay, chưa thấy có chứng cớ là biến thể Delta có sức độc hại (virulence) hơn biến thể Alpha. Sự nguy hiểm của biến thể Delta hiện nay là tính chất lây lan nhanh của nó, qua đó, nó có khả năng làm tăng tỷ lệ tử vong khi lây lan đến nhóm người cao tuổi hay người nằm trong hệ nguy cơ (bệnh nền hay hệ miễn dịch suy yếu). Chúng ta cùng khảo sát diễn tiến dịch bệnh COVID-19 ở một vài nước tiêu biểu đã có mức chủng ngừa cao cũng như diễn tiến dịch bệnh tại Việt Nam, nơi đang có mức độ chủng ngừa rất thấp (1.3% dân số với một liều tiêm chủng, nhỏ hơn 0.1% dân số đã tiêm phòng đầy đủ, thông tin của VNVC, Vietnam vaccine JSC, số liệu ngày 9.6.2021) (3): Anh là nước đầu tiên ở Châu Âu đã tiến hành sớm việc chủng ngừa COVID-19 một cách có hệ thống và hiệu quả, khởi đầu với vắc xin mRNA của Biontech & Pfeizer (Đức và Mỹ), vắc xin vector của AstraZeneca (công ty dược phẩm Anh-Thụy Điển) và vắc xin mRNA Moderna (Mỹ), sau đó thì vắc xin vector của Janssen Pharmaceutica (Bỉ), một công ty con của nhóm y tế quốc tế Johnson & Johnson (Mỹ) cũng được chuẩn y vào danh sách chủng ngừa. Đến đầu tháng sáu 2021 chủng ngừa đầy đủ hai liều tại Anh đã đạt đến 49.5% dân số và một liều cho 75.2% dân số. Ngày 1.6 2021 cũng là ngày được ghi nhận trên nước Anh là ngày không có ca lây nhiễm nào mới. Nhưng chỉ bốn tuần lễ sau đó, ngày 1.7.2021 số ca nhiễm mới đã tăng vọt lên một cách đáng ngại là 22.515 ca trong ngày và có chiều hướng gia tăng. Phần lớn thành phần mới nhiễm là giới trẻ và một phần là tái nhiễm COVID-19 ở người đã có chủng ngừa. Tử vong ghi nhận trong ngày vẫn nằm trong mức độ thấp là 16 ca. Nguyên nhân của tăng vọt lây nhiễm là sự xâm nhập của biến thể Delta vào nước Anh. Nước Anh trong thống kê ngày 15.7.2021 cho thấy con số nhiễm mới trong ngày là 43.861 ca gần gấp đôi số ca lây nhiễm hai tuần trước đó, tử vong là 44 ca. Tổng số ca nhiễm COVID-19 cho đến nay là 4,13 triệu với một con số tử vong tích lũy là 129.000 ca (4). Con số ca nhiễm mới tăng vọt trong những ngày gần đây là hậu quả của những trận đá bóng giải Châu Âu đã diễn ra sôi nổi ở Anh với con số 60.000 người được cho vào sân bóng đá xem trực tiếp mỗi trận bán kết và chung kết. Sự việc những ca nhiễm tiếp tục tăng trong những ngày tới, chắc chắn sẽ là chuyện không tránh khỏi. Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson chấp nhận việc tăng lây nhiễm, bao lâu tử vong và những ca cần nhập viện điều trị vẫn còn nằm ở mức độ thấp. Chính phủ Anh tin tưởng rằng những người bị nhiễm bệnh sẽ không bị bệnh nặng nhờ vào sự bảo vệ của vắc-xin hoặc tuổi trẻ của dân số chưa được chủng ngừa. Bộ trưởng Bộ Y Tế của Anh, ông Sajid Javid tuyên bố „Các loại vắc-xin đang phát huy tác dụng, chúng là bức tường bảo vệ của chúng tôi. Chúng ta phải học cách sống chung với vi-rút” (21). Chiến lược chủ yếu: tập trung chủng ngừa nhanh cho những thành phần còn lại. Đối với việc chủng ngừa, dân số được chia thành mười nhóm ưu tiên, những nhóm này được chủng ngừa lần lượt theo thứ tự nguy cơ tử vong như sau (5): Chú thích: phía trên là đường biểu diễn của số ca lây nhiễm tích lũy. Đồ họa dưới là hiển thị cho con số lây nhiễm hàng ngày. Dữ liệu của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO). Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/COVID-19-Pandemie_im_Vereinigten_K%C3%B6nigreich Chú thích: phía trên là đường biểu diễn của con số tử vong tích lũy. Đồ họa dưới là hiển thị cho con số tử vong hàng ngày. Dữ liệu của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO). Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/COVID-19-Pandemie_im_Vereinigten_K%C3%B6nigreich Ở đây, so sánh hai đồ họa trên, chúng ta thấy rõ ràng số ca tử vong tăng tương ứng theo độ tăng của số người bị nhiễm covid-19 mới trong làn sóng đợt dịch một (04/2020) và hai (10/2020 dưới ảnh hưởng của biến thể Alpha). Nhưng ở làn sóng dịch đợt ba (06/2021) thì tỷ lệ tử vong giảm hẳn (dưới tác dụng của vắc xin chủng ngừa), không tăng theo số lượng ca nhiễm mới đang tăng trở lại dưới ảnh hưởng lây nhiễm nhanh của biến thể Delta. Do Thái: Cho đến thời điểm này (6.7.2021) trên 65% dân số đã được chủng ngừa COVID-19 một liều và khoảng 60% đầy đủ với hai liều vắc xin của Biontech & Pfeizer. Một thành công lớn cần ghi nhận là chính sách chủng ngừa sớm và nhanh gọn của nhà nước Do Thái đã kìm hãm được lây nhiễm COVID-19 hiệu quả. Ngày 16.5.21 con số người mới lây nhiễm COVID-19 được ghi nhận giảm xuống tận cùng là 1 ca. trong ngày. Nhưng con số lây nhiễm COVID-19 mới cập nhập cho ngày 4.7.21 đã tăng lên trở lại là 321 ca trên một dân số là 8.7 triệu dân. Tử vong ghi nhận trong ngày là 0 ca. Nguyên nhân cho sự bùng phát dịch trở lại này là sự xuất hiện mới của biến thể Delta trong quần thể dân Do Thái. Tổng số người nhiễm COVID-19 (có test dương tính với SARS-CoV-2) ở Do Thái được ghi nhận cho đến nay là 843.892 với một con số tử vong là 6.429 ca Điều này tương ứng với tỷ lệ nhiễm bệnh là 9,75% và tỷ lệ tử vong là 0,76%. Theo một nguồn tin đáng tin cậy (xem 6) cho thấy tác dụng vắc xin mRNA của Biontech & Pfeizer thấp hơn khi bị nhiễm biến thể Delta. Nhưng thật ra không có điều gì để hoảng sợ. Thuốc chủng này cho thấy vẫn tiếp tục bảo vệ khỏi diễn tiến bệnh nghiêm trọng với COVID-19. Bộ Y tế Israel cho biết hiệu quả chống lại sự lây nhiễm của biến thể Delta chỉ là 64%, nhưng việc tiêm chủng giúp bảo vệ chống lại việc nhập viện và phát bệnh nghiêm trọng với biến thể Delta là 93%. Điều này giải thích được tại sao con số người bệnh nhập viện và tử vong thấp. Khoảng 50% trong nhóm người được ghi nhận là mới lây nhiễm là người đã được chủng ngừa và khoảng 50% còn lại là người trẻ chưa có chủng ngừa. Chú thích: phía trên là đường biểu diễn của số ca lây nhiễm tích lũy. Đồ họa dưới là hiển thị cho con số lây nhiễm hàng ngày. Dữ liệu của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO). Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/COVID-19-Pandemie_in_Israel Chú thích: phía trên là đường biểu diễn của con số tử vong tích lũy. Đồ họa dưới là hiển thị cho con số tử vong hàng ngày. Dữ liệu của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO). Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/COVID-19-Pandemie_in_Israel So sánh hai đồ họa trên, cùng một khuôn mẫu như ở nước Anh, chúng ta thấy số ca tử vong tăng tương ứng theo độ tăng của số người bị nhiễm COVID-19 mới trong làn sóng đợt dịch một (04/2020) và hai (10/2020 dưới ảnh hưởng của biến thể Alpha). Nhưng ở làn sóng dịch đợt ba (06/2021) thì tỷ lệ tử vong giảm hẳn (dưới tác dụng của vắc xin chủng ngừa), không tăng theo số lượng ca nhiễm mới đang tăng trở lại dưới ảnh hưởng lây nhiễm nhanh của biến thể Delta. Ở Đức, một đất nước có diện tích đất đai và dân số gần như là tương tự với Việt Nam. Khởi đầu dịch bệnh COVID-19 cũng vào tuần lễ thứ ba của tháng hai như Việt Nam. Con số người nhiễm bệnh cho đến ngày 5.7.2021 là 3.74 triệu, tử vong đợt 1 gần 10.000 ca và đợt 2 trên 80.000 ca (lây nhiễm chủ yếu trong đại dịch đợt 2 là biến thể Alpha từ Anh). Tình hình chủng ngừa cho dân chúng đến ngày 13.7.2021: 43% đã tiêm chủng đầy đủ hai liều và 15.7% đang còn tiêm chủng một liều (vắc xin dùng chủ yếu là của AstraZeneca, Biontech & Pfeizer và Moderna), 32.3% vẫn còn chưa được tiêm chủng (thành phần này bao gồm người chưa được tiêm chủng, thành phần cự tuyệt tiêm chủng, một phần trẻ dưới vị thành niên và trẻ em dưới 12 tuổi). Cùng với việc thực hiện những quy tắc đã biết – giảm tiếp xúc, giữ khoảng cách ít nhất 1,5 mét, thực hiện các đề nghị kiểm tra, tuân thủ các quy tắc vệ sinh, đặc biệt là trong phòng kín đeo khẩu trang và thông gió (nói chung cũng tương tự như khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế Việt Nam), nước Đức đã ngăn chặn sự lây truyền và làm chậm sự lây lan của COVID-19, đưa tỷ lệ mắc bệnh ổn định ở mức dưới 10/100.000 dân (cập nhật mới ngày 16.7.21 là 8). Tình hình cho thấy những ca lây nhiễm mới trong ngày đang tăng dần dưới ảnh hưởng lây nhiễm mạnh của biến thể Delta. Mục tiêu cho thời gian sắp đến: đặc biệt là với sự chiếm ưu thế lây nhiễm ngày càng tăng của biến thể Delta, chiến dịch tiêm chủng cần được tiếp tục với cường độ cao cho đến khi ít nhất 85% người từ 12 – 59 tuổi hoặc 90% người 60 và trên 60 tuổi được tiêm chủng đầy đủ COVID-19 (7). Theo những thông tin mới nhất từ nhà chế tạo vắc xin Biontech & Pfeizer thì “dựa vào những dữ kiện thâu nhận được từ chủng ngừa trong thời gian qua, Bộ Y Tế Do Thái cho biết là hiệu quả của thuốc chủng ngừa suy giảm trong việc bảo vệ tái nhiễm COVID-19 và nhiễm bệnh có triệu chứng. Từ cơ sở của những dữ kiện này, cho thấy việc tiêm phòng với liều thứ ba sau sáu tháng đến một năm sau ngày đã được tiêm chủng đầy đủ hai liều vắc xin là cần thiết”. Kết quả nghiên cứu về dữ kiện này đang được chuẩn bị công bố trong một thời gian gần. Theo cơ quan chuẩn y thuốc của Châu Âu thì việc này đang còn được theo dõi, chưa có quyết định vì chưa có đầy đủ dữ kiện (8). Chú thích: phía trên là số ca nhiễm COVID-19 được xác định mỗi ngày ở nước Đức. Đồ họa dưới là hiển thị cho con số tử vong hàng ngày. Dữ liệu của Viện Robert Koch (RKI). So sánh hai đồ họa trên, cùng một khuôn mẫu như ở nước Anh và Do Thái, chúng ta thấy số ca tử vong tăng tương ứng theo độ tăng của số người bị nhiễm covid-19 mới trong làn sóng đợt dịch một (04/2020) và hai (10/2020 dưới ảnh hưởng của biến thể Alpha). Nhưng ở làn sóng dịch đợt ba (06/2021) thì tỷ lệ tử vong giảm hẳn (dưới tác dụng của vắc xin chủng ngừa), số lượng ca nhiễm mới đang có khuynh hướng tăng trở lại dưới ảnh hưởng lây nhiễm nhanh của biến thể Delta, nhưng còn trong mức độ ổn định. Bảng liệt kê con số tử vong tính theo tuổi và giới tính Chú thích: Anzahl Todesfälle: Con số tử vong; Altersgruppen in Jahren: Nhóm tuổi tính theo năm; mänlich: nam; weiblich: nữ Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/COVID-19-Pandemie_in_Deutschland Thống kê về tử vong có liên quan đến COVID-19 ở Đức của viện Robert Koch cho thấy rõ nhóm tuổi nguy cơ có nguy cơ rơi vào tử vong cao là bắt đầu từ nhóm tuổi 70 trở lên và giới nam ở tuổi 60-69 cũng cần phải được lưu ý. Việt Nam sau một thời gian ổn định đã đi vào đợt dịch mới, bùng phát từ nhiều nơi khác nhau trên hầu như mọi miền đất nước (xem 9). Tin mới nhất cho thấy TP HCM hiện nay có mức độ lây nhiễm cao chưa từng có. Từ ngày 1.7.2021, thành phố Hồ Chí Minh trung bình ghi nhận 1.305 ca nhiễm mỗi ngày, hầu hết trong khu cách ly, phong tỏa. Tuy nhiên, ngành y tế vẫn phát hiện ca nhiễm qua xét nghiệm giám sát tại cộng đồng. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết từ 27.4.2021 đến nay thành phố phát hiện 20.411 ca dương tính, 246 ca đang thở máy và 7 ca cần can thiệp ECMO” (xem 10). Dữ liệu lây nhiễm trong ngày 14.7.2021 ở Việt Nam là 2.830 ca, tử vong trong ngày là 6 ca, tử vong tích lũy 138 ca., số ca nhiễm tích lũy là 38.239 (11). Chú thích: phía trên là đường biểu diễn của số ca lây nhiễm tích lũy. Đồ họa dưới là hiển thị cho số ca lây nhiễm mới hàng ngày. Dữ liệu của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO). CÁC BÀI HỌC TỪ NHỮNG DỮ LIỆU TRÊN Những dữ kiện nêu trên và cùng với những diễn tiến dịch bệnh của những nước khác, mà tôi không trình bày ra đây, cho phép ta một số kết luận tóm tắt như sau: KẾT QUẢ CỦA Trước khi đi sâu vào vấn đề, tôi muốn nhân cơ hội này nhắc đến báo cáo kết quả của một nghiên cứu đại diện dân số của Trung tâm Y tế Đại học Mainz, Cộng hòa Liên bang Đức, về đại dịch COVID-19 ở Đức. Đây là một nghiên cứu về COVID-19 trên nước Đức có tính toàn diện nhất từ trước đến nay. Nghiên cứu Gutenberg COVID-19 vừa mới được công bố trực tuyến cách đây hơn một tuần (12). Quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu xin xem chi tiết qua mạng (13). Sau đây là những phần trích dẫn tóm lược về Nghiên cứu Gutenberg COVID-19 từ công bố trực tuyến và trên mạng của Đại học Y Khoa Gutenberg Mainz: Nghiên cứu Gutenberg COVID-19 là một nghiên cứu thuần tập cơ bản dựa trên một mẫu dân số đại diện từ vùng Rheinhessen. Để đảm bảo tính đại diện, những người tham gia được bốc thăm thông qua một mẫu ngẫu nhiên do cơ quan đăng ký cư trú bốc thăm. Nghiên cứu Gutenberg COVID-19 kiểm tra 10.250 người ở Rheinhessen từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm 2022. Dữ liệu toàn diện về tác động của đại dịch COVID-19 đối với sức khỏe cộng đồng được ghi nhận tại hai thời điểm trong khoảng thời gian 4 tháng và trong một cuộc khảo sát tiếp theo sau một năm; đồng thời có một cuộc khảo sát thăm hỏi hàng tuần qua App. Hầu hết những người tham gia đã tham gia vào Nghiên cứu Sức khỏe Gutenberg, nghiên cứu đại diện cho dân số, bắt đầu vào năm 2007. Độ tuổi của những người tham gia là từ 25 đến 88 tuổi. Mục tiêu của Nghiên cứu Gutenberg COVID-19: Mục đích của nghiên cứu Gutenberg COVID-19 là phân tích ảnh hưởng của đại dịch SARS-CoV2 đối với sức khỏe dân số: Nghiên cứu Gutenberg COVID-19 được đặc trưng bởi: Sau đây là phần tóm lược kết quả của Nghiên cứu Gutenberg COVID-19 trên ba phạm vi: Đây chỉ là một phần của nghiên cứu tập trung vào một số điểm chính về đại dịch COVID-19 ở Đức. Những điểm khác trong nghiên cứu chưa có nói đến ở đây. NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP Sự kiện COVID-19, đặc biệt là với biến thể Delta hiện nay đang lây lan mạnh là chuyện không tránh khỏi vì tính chất lây lan mạnh của nó, đặc biệt là trong một xã hội nhiều người trẻ với mức độ di động cao vì điều kiện sinh hoạt cho đời sống kinh tế hàng ngày. Theo kết quả của Nghiên cứu Gutenberg COVID-19 như đã trình bày trên, số ca lây nhiễm ở Đức không có triệu chứng là 42,4%. Như vậy, như đã nói, cứ 10 người bị nhiễm COVID-19 ở Đức có triệu chứng, thì phải tính thêm là có đến 8 người lây nhiễm không có triệu chứng. Theo bài phỏng vấn thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn ngày 14.7.21 trên trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Bộ Y Tế (14) thì con số F0 không có triệu chứng trong thời gian qua tại Việt Nam là 70-80%. Như vậy, cứ 10 người ở Việt Nam bị nhiễm bệnh có triệu chứng thì phải tính đến có thêm 40 người nữa đã có bị lây nhiễm không có triệu chứng! 1000 người bị lây nhiễm, thì con số người lây nhiễm không triệu chứng đi kèm sẽ là 4000 người. Với con số lây nhiễm không triệu chứng trong suy luận trên, hy vọng kiểm soát được F0 trong thời điểm dịch lan rộng bởi biến thể Delta là không thể thực hiện được. Chưa kể là theo thông tin dịch bệnh hàng ngày của Bộ Y Tế con số ghi nhận những ca mới trong ngày phần lớn là xuất phát từ những khu cách ly hay phong tỏa. Đây cũng là những tụ điểm nguy cơ cho biến thể Delta lây mạnh, một khi khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế không thể được tuân thủ nghiêm chỉnh trong tâm trạng hoang mang của người dân bị giữ trong những khu này trước một loạt câu hỏi đặt ra cho họ trong nhiều ngày đến: phải ở lại đây bao lâu, giải quyết vấn đề gia đình con cái ra sao, tiền đâu cho gia đình sinh sống, ăn uống thế nào, vệ sinh cá nhân hàng ngày … Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành biện pháp giãn cách xã hội 14 ngày, bắt đầu từ ngày 9.7.2021. Giãn cách xã hội là một giải pháp triệt để trong phòng chống lây nhiễm dịch bệnh, nhưng không nên quên rằng, biện pháp này tự nó cũng mang đến những hệ lụy về kinh tế xã hội, tâm lý cho người dân chưa lường hết trước được. Trước khi trả lời câu hỏi, Việt Nam trong lúc này cần những biện pháp gì, tôi nghĩ là chúng ta cần ghi nhận một số nhận thức chủ yếu rút ra từ những trải nghiệm của các quốc gia đã nói trên: Từ những nhận thức trên và dựa vào kết quả của nghiên cứu Gutenberg COVID-19 ta có thể ghi nhận một số biện pháp áp dụng cho Việt Nam trong điều kiện dịch bệnh hiện nay: Quan trọng hàng đầu là việc tiến hành chủng ngừa sớm như có thể được, đặc biệt là trong lúc thuốc chủng ngừa chưa được cung cấp đầy đủ cho dân chúng và thấy trước là sẽ còn khó khăn lâu dài, ưu tiên cho nhóm người có nguy cơ tử vong cao (người trên 65 tuổi, bệnh nền, suy giảm chức năng hệ miễn dịch), qua đó trước mắt giảm thiểu nguy cơ quá tải chăm sóc y tế. Thống kê của nghiên cứu phân tích tổng hợp và riêng rẽ của các quốc gia cho thấy tử vong dưới 65 tuổi là 0.01-0.4% (xem 16). Không chủng ngừa sớm thành phần có nguy cơ tử vong thì khả năng lây nhiễm lan rộng nhanh như hiện nay đến một lúc nào đó, trong thời gian gần, dịch sẽ xâm nhập được vào nhóm nguy cơ và hậu quả sẽ không còn nói trước được nữa. Mỗi một tiêm chủng cho người trẻ lành mạnh hiện nay (nguy cơ tử vong 0.01-0.4%) về dịch tễ học là một điều không thể hiểu nổi trong tình hình người cao tuổi trong nhóm nguy cơ phần lớn chưa có được bảo vệ của chủng ngừa. Theo như phần trình bày trên, thì những con số những người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng ở Việt Nam nhiều gấp bốn lần người bị nhiễm có triệu chứng. Cộng thêm vào đó là sức lây nhiễm nhanh của biến thể Delta, ta cũng nên thấy một thực tế là con số lây nhiễm thật sự không còn kiểm tra được nữa. Những phát hiện lây nhiễm hàng ngày chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Vì vậy cách thức phòng ngừa dịch cũng cần thay đổi: a) Gây ý thức cao cho người dân về lây nhiễm dịch bệnh: thấy có triệu chứng bệnh thì tự ra y tế phường hay quận làm test SARS-CoV-2 (điều này nhà nước phải lo cho dân được làm miễn phí). Test dương tính thì cách ly tại nhà 14 ngày có kiểm tra qua điện thoại hay thăm viếng bất chợt của phường hay quận. Nếu vì lý do gì ngại ngùng không muốn làm test thì cũng nên tự ý thức cách ly 14 ngày ở nhà. b) Không nên cách ly người bị lây nhiễm trong cộng đồng, nếu điều kiện sinh sống trong hộ gia đình của họ cho phép (xem phần kết quả Nghiên cứu Gutenberg COVID-19). Chưa kể là ở những khu cách ly, mức độ lây nhiễm theo những báo cáo y tế gần đây, cho thấy là tăng cao hơn ngoài cộng đồng rõ rệt. Trong điều kiện hiện nay với số ca lây nhiễm càng ngày càng tăng, e rằng cũng sẽ không còn cơ sở để chứa, nhìn về mặt dịch tễ học đúng ra cách ly cũng chỉ cần thiết cho một số trường hợp nhất định, không đại trà cho F0 và F1, ví dụ như cách ly khách nhập cảnh vào Việt Nam với test SARS-CoV-2 dương tính để bảo đảm cho theo dõi kiểm dịch từ ngoài vào. c) Giãn cách xã hội chỉ cần thiết khi khả năng chăm sóc y tế có nguy cơ bị quá tải. Trên thực tế, giãn cách xã hội bao giờ cũng làm giảm tình trạng lây nhiễm cấp thời, nhưng cũng đồng thời gây nên bất ổn về đời sống kinh tế và xáo trộn nặng nề về tâm lý xã hội, đặc biệt cho nhóm người dân có thu nhập thấp. d) Do đó, trong tình hình hiện nay với diễn tiến dịch bệnh theo kịch bản 2 (17): lây nhiễm tăng, tử vong thấp và cũng chưa có dấu hiệu quá tải chăm sóc y tế, không nên kéo dài tình trạng giãn cách xã hội. Tạo điều kiện cho người dân trở về lại sớm cuộc sống thường ngày, nhưng đặc biệt phải tuyệt đối tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế, những biện pháp đơn giản nhưng có hiệu quả cao (Nghiên cứu Gutenberg COVID-19 của Đại học Y Khoa Gutenberg Mainz). Cần lưu ý giữ khoảng cách tiếp xúc ngay cả trong gia đình và đặc biệt là đối với người cao tuổi. e) Đề nghị nhà nước tổ chức làm test miễn phí cho người dân tại mỗi quận. Khuyến khích người dân tự ý thức đến kiểm tra và tự cách ly tại nhà (xem phần a.). Đồng thời thực hiện test SARS-CoV-2 theo chiến lược cụm để ngăn chặn siêu lây nhiễm (superspreader). f) Theo Nghiên cứu Gutenberg COVID-19 thì ảnh hưởng của đại dịch vào thu nhập của người dân nặng nề nhất là vào nhóm người có thu nhập thấp. Vì vậy, sự hỗ trợ tài chánh cho thành phần này trong những giai đoạn căng thẳng của đại dịch là cần thiết. Ở đây, cần ghi nhận hết sức trân trọng là đã có nhiều tổ chức tự nguyện dân sự từ nhiều nơi hoạt động tích cực hỗ trợ cho người nghèo trên nhiều địa phương khác nhau (18,19, 22) và nhà nước cũng đã công bố những chính sách hỗ trợ tài chánh cho thành phần thu nhập thấp (20). g) Cuối cùng là một câu hỏi gợi ý để nhận định về thực tại của nền y tế trong nước và hướng vọng về một phát triển của ngành y học nước nhà trong tương lai: khi nào thì chúng ta có được một nghiên cứu PHẠM NGỌC THẠCH về COVID-19? Trích dẫn: click để thu gọn phần tiểu sử ở trên
TỪ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI NGHĨ VỀ MỘT GIẢI PHÁP VIỆT NAM
Các phân tích về diễn tiến dịch bệnh thế giới cụ thể là ở Anh, Do Thái và Đức đã dẫn đến những nhận định cơ bản sau:
Trong những đợt dịch một (04/2020) và hai (10/2020 dưới ảnh hưởng của biến thể Alpha) số ca tử vong tăng tương ứng theo độ tăng của số người bị nhiễm COVID-19 mới. Nhưng ở làn sóng dịch đợt ba (06/2021) thì tỷ lệ tử vong giảm hẳn dưới tác dụng của vắc xin chủng ngừa, không tăng tỷ lệ với số lượng ca nhiễm mới đang tăng trở lại dưới ảnh hưởng lây nhiễm nhanh của biến thể Delta.
TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH COVID-19 THẾ GIỚI HIỆN NAY
2. Người trên 80 tuổi và nhân viên đặc biệt tiếp xúc trong các cơ sở chăm sóc và sức khỏe
3. Nhóm tuổi 75 đến 80
4. Nhóm tuổi từ 70 đến 74 và tất cả những người trên 16 tuổi được coi là có nguy cơ đặc biệt cao (bệnh nhân ung thư, cấy ghép nội tạng, bệnh nhân mắc bệnh phổi nặng)
5. Nhóm tuổi từ 65 đến 69
6. Nhóm 16 đến 64 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo
7. Nhóm tuổi từ 60 đến 64
8. Nhóm tuổi từ 55 đến 59
9. Nhóm tuổi từ 50 đến 54
10. phần còn lại của dân số (từ 16 đến 49 tuổi)
Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/COVID-19-Pandemie_in_Deutschland
(Báo cáo của Viện Robert Koch Đức ngày 6.7.2021)
NGHIÊN CỨU GUTENBERG COVID-19, ĐỨC
10.2020 – 06.2021
Nguyễn Sĩ Huyên
Tài liệu trích dẫn: (xin liên lạc với tác giả)
Si Huyen Nguyen, Prof. Dr.
Phó Chủ nhiệm Khoa Y Việt-Đức Đại học Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh. 2 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. http://www.pnt.edu.vn/
Giáo sư danh dự của Đại học Huế
Ở Đức:
Med. Clinic II/ Cardiology/ Intensive Care Medicine/ Sleep Medicine
HELIOS St. Marienberg Clinic Helmstedt/Academic Hospital of the Otto-von-Guericke-University Magdeburg; Conringstrasse 26, D-38350 Helmstedt, Germany. Tel. 00 49 (0) 5351 148300
Chủ tịch Hội tim mạch Đức-Việt/Deutsch-Vietnamesischer Förderkreis für Kardiologie e.V. (DVFK); www.dvfk.org; e-Mail: [email protected]
⭐⭐⭐
CHỐNG VÀ SỐNG AN TOÀN VỚI VIRUS
Từ hơn năm qua với chiến lược Zero-Covid là quyết liệt truy vết và cách ly tập trung nhằm không những ngăn chặn làn sóng dịch và hạ số người nhiễm xuống 0. Việt Nam đã đạt được mục tiêu này, khi số người nhiễm còn thấp. Tình hình đại dịch Covid-19 nay đang phát triển mạnh với nguy cơ không còn kiểm soát được. Số người nhiễm lên gần 100.000, hàng ngày gần 5000 ca nhiễm mới, trong đó chủ yếu là tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguy cơ tràn lan ra các thành phố khác là thực tế, vì số người nhiễm không triệu chứng đã trộn lẫn trong cộng đồng. Các biện pháp ta đề ra chưa ngăn được dịch và dịch vẫn còn tăng, chưa đến đỉnh.
Trong hoàn cảnh đó ta lại càng phải tỉnh táo, một mặt rút kinh nghiệm từ các nước khác đã trải qua làn sóng dịch dữ dội, mặt khác liên tục theo sát các biện pháp ta đang áp dụng để nhanh chóng uốn nắn, cập nhật. Đến nay không có nước nào trong lúc dịch phát triển theo cấp số nhân mà không lúng túng, phạm nhiều khuyết điểm.
- Thiết lập một luật lệ thông tin và báo động phổ biến theo luật đèn xanh đỏ như trong giao thông
Thay vì truy vết người nhiễm nay truy vết ổ nhiễm. Không chạy theo số người mới nhiễm mà tập trung vào số người có nguy cơ phát bệnh. Xác định khả năng chịu đựng của hệ thống y tế trước tỷ lệ người mắc bệnh (Incidence, số ca mới trong 7 ngày trên 100.000 dân). Các cấp độ biện pháp dựa theo tình huống cần rõ ràng, dễ hiểu cho mọi người mọi cấp. Việt Nam hôm nay 26.07. trung bình có 6475 ca mới mỗi ngày trong tuần qua, Incidence là 46,6 (xem hình).
- Vấn đề lây lan trong cộng đồng
Tưởng cũng nên bình tâm rút kinh nghiệm các nơi. Chúng ta sau một năm đã biết được hơn về tính chất lây nhiễm của Covid-19 dù với biến thể Delta khả năng lây nhiễm mạnh hơn. Trước hết rõ ràng là không phải ai dương tính cũng là người bệnh và không phải ai đã nhiễm cũng lây cho người khác. 80% người mới nhiễm là do 10% người đã nhiễm lây sang. Nói cách khác: Chỉ một thiểu số sẽ lây nhiễm cho đa số những người khác. Thế thiểu số này là ai? Đó là những người đã nhiễm nhưng có tải lược virus cao, là người năng động, tiếp xúc rộng và nếu có môi trường thuận lợi như chỗ đông người gần nhau, không thông thoáng. Chỉ cần một người siêu lây nhiễm sẽ gây thành một ổ nhiễm. Ổ nhiễm (ít nhất 8 người nhiễm gọi là ổ). Có những bài học từ tháng 2 năm ngoái như sau hội nghị BioTech ở Boston, lễ đạo Daegu Nam Hàn, lễ hội Karneval ở New Orleans (Mỹ), Heinsberg (Đức) hay sau trận đá bóng ở Bergamo đã gây ra một Vũ Hán thứ hai bên Ý. Rồi thì các lò mổ thịt ở Đức và Mỹ (trong phòng lạnh, thiếu không khí sạch, người làm việc nặng). Ở Việt Nam cũng có những thí dụ tương tự.
- Không để hệ thống y tế xụp đổ để tránh tử vong
Theo báo chí hiện nay thành phố HCM đang điều trị 36.569 bệnh nhân (bao gồm xét nghiệm PCR và test nhanh dương tính). Trong đó, 562 bệnh nhân nặng đang thở máy và 11 bệnh nhân phải can thiệp ECMO. Số ca tử vong cộng dồn đến nay là 441 trường hợp. Tỷ số bệnh trở nặng trong số bệnh nhân đang điều trị như thế là 1,5% và tỷ lệ tử vong trên tổng số số ca là 0.5%. Nhưng số này sẽ tăng nếu hệ thống y tế quá tải. Cũng từ thí dụ ở Ý, đầu tháng 3.2020 khi y tế bắt đầu quá tải tỷ lệ tử vong là 4%, đến tháng 5 lên đến 16%.
Từ những nhận định trên và trong tình hình nền y tế của Việt Nam chưa vững mạnh: Ta có khoảng 1500 giường chăm sóc tích cực, các nước châu Âu có 10 lần nhiều hơn, Đức lúc cao điểm khoảng 20 lần! Và lực lượng BS và điều dưỡng cũng là một thử thách. Đây là vốn quý, ta cần bảo vệ trước tiên, giữ sức để họ có thể chạy đường dài. Tập trung sức và lực, tránh tràn lan phung phí. Không trải rộng mất nhân lực để “chữa trị” những F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Các ca nhiễm này nên cách ly tại nhà có theo dõi y tế và bảo đảm cấp cứu. Rỡ bỏ ngay các khu cách ly tập trung không có điều kiện chăm sóc đời sống và bảo đảm y tế.
- Miễn dịch cộng đồng sẽ không đạt được. Vì sao?
Với độ lây lan như biến thể Delta, viện Robert Koch (Đức) tính ra là cần tiêm chủng 85% trong cộng đồng, cho nhóm người trên 60 thực ra là 90%. Mà ngay lúc đó, miễn dịch cộng đồng nếu hiểu là triệt tiêu virus thì cũng sẽ không có. Vì virus vẫn tiếp tục tồn tại. Ta chỉ có thể đạt được an toàn xã hội, tránh bệnh nặng và tử vong. Nhóm người trẻ là một nhóm lớn và tiêm chủng trẻ em, thiếu niên còn là một vấn đề tranh cãi. Ngoài ra ở phương Tây khoảng 20-30% không chịu chích. Những nước tiêm sớm và nhiều như Israel cũng mới đạt được 61% tiêm đủ hai liều, Vương quốc Anh 54%, Mỹ 50%, EU 45%, Úc 13%.
Ta sẽ còn sống vơi virus này nhiều năm. Khi Covid tạm thoái trào ở Việt Nam mà còn đại dịch thì vẫn còn nguy cơ đại dịch trở lại. Trước mắt ta tập trung chống dịch nhưng đồng thời tiến hành tiêm chủng, vì vaccine là cách tích cực nhất để sống an toàn với dịch. Kinh nghiệm các nước cho thấy là trong chiến dịch tiêm chủng, có được vaccine và quy trình tiêm chủng đại trà là những thử thách rất phức tạp cần chuẩn bị chu đáo.
Phạm Duy Thoại, Prof. Dr. med., Bệnh viện Đại học Charité Berlin
⭐⭐⭐
LÀM SAO ĐỂ SỐNG CHUNG VỚI COVID-19?
Biến chủng Delta/Covid-19 có khả năng truyền nhiễm cao hơn gấp đôi so với nguyên chủng ở Vũ Hán, chủ yếu là vì có tải lượng vi rút cao hơn 1.000 lần và thời gian ủ bệnh ngắn hơn (từ 6 còn 4 ngày). Hiện nay biến chủng Delta đang hoành hành ở 124 nước và sẽ còn lan ra thêm. Các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội (lockdown) có vẽ bớt hiệu lực hơn năm ngoái. Cụ thể là thành phố HCM đã bắt đầu giãn cách xã hội từ 31/5 theo chỉ thị 15 của chính phủ (CP), tiếp đến là nâng cấp giãn cách ngày 9/7 theo chỉ thị 16, và mới đây kéo dài thời gian giãn cách đến 1/8 với biện pháp mạnh hơn (CT 16+). Thế nhưng độ lây nhiễm vẫn tăng mỗi ngày lên mức kỷ lục, chưa thấy dấu hiệu đạt đến đỉnh.
I. CHUYỂN TỪ SÁCH LƯỢC “ZERO COVID” THÀNH “SỐNG CHUNG VỚI DỊCH”
Trong tình hình như thế—với mức lây nhiễm Delta tăng cao nhưng suất nhập viện và tử vong thấp hơn trước nhiều—đa số nước ở châu Á đang tính chuyển sách lược đối phó từ “zero Covid” (bằng biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội và đóng cửa biên giới để dập dịch) thành “sống chung với Covid”. Nhưng sống chung với dịch là như thế nào?
Có một số mô hình đối phó với Covid-19/Delta để tham khảo và học kinh nghiệm.
. Anh: có suất tiêm chủng cao (70% dân tiêm một liều, 55% hai liều) đã bỏ hoàn toàn các quy định của CP về giãn cách xã hội ngày 19/7 sau 6 tháng giãn cách với nhiều mức độ khác nhau. Trong 5 ngày sau khi bỏ giãn cách, số ca nhiễm mới giảm xuống còn 29.173/ngày so với hơn 46.000 ngày 20/7…tuy nhiên còn quá sớm để kết luận là chính sách này thành công hay không—cần phải chờ 1-2 tuần để xem các cuộc tụ tập thể thao hay giải trí rất đông người có làm lây nhiễm bệnh tăng bột phát không.
. Úc: có suất tiêm chủng thấp (khoảng 30% dân tiêm một liều, 12,6% hai liều) và số ca nhiễm Delta đang tăng cao, nên một số thành phố lớn như Sydney và Melbourne đã tái áp dụng giãn cách xã hội…nhưng sau hơn hai tuần, số ca lây nhiễm tăng lên mức kỷ lục trong năm nay ở bang New South Wales. Các nước đang phát triển nói chung chậm triển khai tiêm ngừa (chủ yếu là vì không có vắc xin), tỷ lệ dân được tiêm hai mũi rất thấp từ vài phần trăm đến dưới 20%, nên độ lây nhiễm các biến chủng mới tăng cao với số tử vong cao ở một số nước. Trong thời gian tới, các nước này bắt buộc phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.
. Israel và Singapore là hai trong số ít nước có suất tiêm chủng cao nhất thế giới (Israel 64% một liều, 57% hai liều; Singapore 74% và 51%), nhưng vẫn áp dụng biện pháp kềm chế mềm mỏng chứ không bãi bỏ giãn cách hoàn toàn như Anh. Tương tự như thế, Đức có suất tiêm chủng khá cao (61% một liều, 49% hai liều) nhưng vẫn giữ giãn cách xã hội.
. Đặt biệt là Serbia đã triển khai tiêm chủng rất sớm từ tháng Giêng năm nay, dùng nhiều loại vắc xin khác nhau (nhiều nhất là Sinopharm, sau đó là Sputnik V, Astra Zeneca và BioNTech/Pfizer) đạt mức 49% dân tiêm một liều, 38% hai liều. Nhờ tiêm chủng sớm, Serbia có số nhiễm bệnh Covid-19 và tử vong dưới mức trung bình ở châu Âu; việc lây nhiễm Delta rất thấp—chỉ 3% so với đỉnh thay vì 71% ở Anh và 84% ở Nga. Ngoài ra, Serbia bị tác động kinh tế tiêu cực ít nhất so với các nước châu Âu.
Theo kinh nghiệm các nước này và cả trên thế giới, rõ ràng là việc tiêm ngừa Covid đóng vai trò quyết định: suất tiêm chủng cao cho chính phủ nhiều chọn lựa các biện pháp đối phó (như giảm mức độ, hay bỏ, phong toả); suất tiêu chủng thấp trong khi lây nhiễm tăng cao thì CP không có nhiều chọn lựa (phải dựa vào phong toả và giãn cách xã hội để bớt lây nhiễm nhưng phải chịu ảnh hưởng tiêu cực lên kinh tế và xã hội). Nói chung, chọn các các biện pháp đối phó sao cho thích hợp cần dựa trên và cân bằng ba yếu tố sau đây.
. Tiến độ lây nhiễm bệnh và suất nhập viện và tử vong so với khả năng y tế, nhất là bệnh viện—để bảo đảm tránh tình trạng quá tải. Cần để ý là ngay khi suất nhập viện và tử vong thấp, nhưng nếu độ lây nhiễm cao trong thời gian dài thì số nhập viện và tử vong vẫn lên cao. Như ở TP HCM, khả năng y tế và bệnh viện các cấp đang bắt đầu bị quá tải; vì vậy TP đang tính đến việc đưa các người lây bệnh F0 nhưng không có triệu chứng về cách ly tại nhà, và mở rộng ra toàn thành phố việc để người bệnh F1 cách ly ở nhà. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng trong việc giảm tải bệnh viện là phải bảo đảm theo dõi người bệnh F0, F1 cách ly tại nhà (bằng mọi phương tiện kể cả sử dụng các app y tế điện tử) và có khả năng đưa xe cấp cứu chuyển họ vào bệnh viện khi cần thiết.
. Tiến độ tiêm ngừa dịch để đạt mức miễn nhiễm cộng đồng (ít nhất là 85% dân số…để an toàn hơn chứ không phải là dập dịch hoàn toàn). Hiện nay VN đã nhận được hơn 13 triệu liều vắc xin (65% là Astra Zeneca); đến cuối năm có 105 triệu liều đã ký hợp đồng và có cam kết. Ngoài ra CP cũng đang đàm phán và có khả năng ký hợp đồng nhập 70 triệu liều nữa. Như thế, dự tính đến cuối năm nay/đầu năm 2022 sẽ có khoảng 175 triệu liều (và hơn thế nữa khi Nanocovax của VN được cấp giấy phép sản xuất). Tuy nhiên hiện nay cả nước chỉ mới tiêm khoảng 4,4 triệu liều. Tốc độ tiêm như thế quá chậm. Từ đầu tháng 7 đến nay chỉ tiêm được 20.000-40.000 liều/ngày—với tỷ lệ tiêm ngừa rất thấp: 4,3% dân đã tiêm một liều và 0,4% hai liều. Để so sánh, Thái Lan đặt chỉ tiêu tiêm ngừa 500.000 liều một ngày và trong thời gian qua đạt khoảng 200.000-300.000 liều/ngày. Nhờ đó Thái Lan đạt tỷ lệ tiêm một liều là 17,4%, hai liều 5,2%. VN phải tăng tốc độ tiêm ngừa lên ít nhất 250.000 liều/ngày (và 7 ngày một tuần) thì mới hy vọng đạt chỉ tiêu tiêm ngừa 70% dân số vào tháng Tư/2022 mà CP đã đặt ra—và ngay chỉ tiêu này cũng còn xa mới tới mức miễn nhiễm cộng đồng.
. Đánh giá khả năng chịu đựng của nền kinh tế và xã hội với dịch bệnh và các biện pháp phong toả, giãn cách xã hội—lây nhiễm cao và kéo dài, phong toả và giãn cách xã hội nghiêm nhặt và kéo dài thì sẽ làm tê liệt các hoạt động kinh tế và thương mại, làm xáo trộn đời sống dân chúng, gây tâm lý khủng hoảng bất an trong xã hội.
Cần phải cân nhắc ba yếu tố nói trên để có quyết định đúng đắn về các biện pháp đồng bộ về tiêm chủng, phong toả và giãn cách xã hội với các mức nghiêm nhặt thích hợp cũng như đủ linh hoạt để giúp các hoạt động sản xuất cần thiết và cung cấp nhu yếu phẩm, trợ cấp cho dân. Như thế thì mới có thể cầm cự lâu dài với Covid-19 được—hay nói cách khác là sống chung với dịch. Đặc biệt cần cấm các vụ việc tụ tập hay đi lại quá đông người có khả năng truyền nhiễm cực cao (superspreading events) trong một thời gian dài cho đến khi có miễn nhiễm cộng đồng—ở tất cả các nước, lây nhiễm bệnh thường bột phát mạnh sau các vụ việc như thế.
II. COVID-19 NGUY HIỂM HƠN DỊCH CÚM MÙA
Khi nói đến sống chung với dịch, có người so sánh Covid-19 với dịch cúm mùa thông thường. Ý nghĩ này sai lầm và rất tai hại. Covid-19 nguy hiểm vì hai lý do.
Thứ nhất, vi rút SARS-Cov-2 dễ biến thể nhiều lần vì được cấu tạo bằng RNA đơn dòng (ít ổn định hơn vi rút DNA hai dòng xoáy nhau), vì thế có thể gây nhiều đợt sóng lây nhiễm, truyền từ nước này sang nước khác. Các biến chủng như Alpha, Beta và Delta đều có khả năng truyền nhiễm cao hơn nguyên chủng. Trước mắt, ngoài Delta, VN cần phải đề phòng biến chủng Delta-plus và Lambda hiện đang lây nhiễm ở một số nước và có khả năng đe doạ cao.
Delta-plus có thể lây nhiễm cao hơn Delta, bám chặt hơn vào protein thụ thể ACE2 trên tế bào phổi và có thể trốn tránh các kháng thể do vắc xin hay nhiễm bệnh gây ra. Bộ Y Tế Ấn Độ đã coi Delta-plus là biến chủng đáng lo ngại (variant of concern) nhưng Tổ Chức Y Tế Quốc Tế WHO chưa công nhận đánh giá này. Biến chủng này hiện mới bắt đầu lây nhiễm ở một số nước như Ấn Độ, Nepal, Canada, Đức, Nga, Nhật, Anh và Mỹ.
Biến chủng Lambda hiện đang lây nhiễm ở 29 nước phần lớn ở châu Mỹ Latinh đặc biệt là Peru—chiếm 90% ca nhiễm mới ở nước này. Peru cũng dựa vào các biện pháp giãn cách xã hội để kềm chế Covid và chậm triển khai tiêm chủng. Đến nay chỉ có 21% dân số tiêm một liều và 12% hai liều. Peru có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới—5848 ca chết/1 triệu dân. WHO đã coi Lambda là biến chủng cần chú ý (variant of interest).
Thứ hai, cần lưu tâm đến Covid mãn tính (long Covid). Theo nghiên cứu mới nhất, khoảng 25% số người bị Covid sau khi lành bệnh vẫn có các triệu chứng hậu-Covid trong thời gian dài—như mệt mỏi, thở gấp, đầu óc không sáng suốt (brain fog) v.v.. Các chuyên gia đã ghi nhận khoảng 200 triệu chứng hậu Covid trên các bộ phận nội tạng như nảo, phổi, tim, gan, ruột v.v. Các triệu chứng này hiện được cho là thể hiện tình trạng rối loạn hệ miễn dịch (autoimmune disorders) do Covid kích thích gây ra—nhiều người bị Covid mãn tính có lượng autoimmune antibody cao trong huyết thanh; các kháng thể này tấn công protein của các bộ phận nội tạng.
Nếu Covid mãn tính được xác nhận là một dạng autoimmune disorders thì tình hình rất phức tạp—không thể chữa lành bệnh hoàn toàn và sẽ có tác động không tốt và lâu dài trong sinh hoạt và hoạt động sản xuất của những người bệnh; và nếu nhiều người bị sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung. Vì thế, tuy biến chủng Delta có suất nhập viện và tử vong thấp, nhưng vì suất truyền nhiễm cao, cần phải giảm sự lây nhiễm của nó chứ không lơ là được.
Hậu quả lâu dài của Covid mãn tính cho thấy quan điểm cứ để lây nhiễm bệnh lan tràn để đạt mức miễn nhiễm cộng đồng một cách tự nhiên là nguy hiểm. Hơn thế nữa, một số nhà khoa học cho rằng không thể đạt đến tình trạng miễn nhiễm cộng đồng hoàn toàn vì độ lây nhiễm cao của biến chủng Delta và các biến chủng khác; nhiều người đã tiêm hai liều vẫn bị nhiễm dịch (tuy nhẹ và ít tử vong); và có khoảng 20%-30% dân chúng ở nhiều nước không muốn tiêm ngừa vì nhiều lý do khác nhau.
III. TÌM HÌNH THỨC SINH HOẠT VÀ SẢN XUẤT THÍCH HỢP
Nếu không dập tắt dịch được mà phải sống chung với nguy cơ Covid trong thời gian dài, cần phải tìm hình thức sinh hoạt và sản xuất trong xã hội thích hợp, với hậu quả thấp nhất có thể chịu đựng được. Trong thời gian trước mắt, không thể chỉ chú ý vào việc tập trung người nhiễm bệnh để chữa trị, mà còn phải tăng tốc độ tiêm ngừa, duy trì giãn cách xã hội ở các mức độ nghiêm nhặt khác nhau thích hợp với hoàn cảnh, để sinh hoạt xã hội không bị xáo trộn quá lâu, và áp dụng các biện pháp hỗ trợ của CP để duy trì các sản xuất cần thiết, cung cấp nhu yếu phẩm cho dân chúng và trợ cấp các hộ gia đình nghèo.
Một cách cụ thể, VN cần tăng bội chi ngân sách nhiều hơn để tài trợ các chương trình chống dịch, yểm trợ sản xuất nhu yếu phẩm và cứu trợ dân chúng—nhằm giới hạn hậu quả tiêu cực lâu dài trên nền kinh tế và xã hội. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), để đối phó với Covid, VN tăng bội chi rất ít—chỉ có 2,1% GDP trong năm 2020 (bội chi ngân sách tăng từ -3,3% năm 2019 lên -5,4% GDP năm 2020). Để so sánh, châu Á tăng bội chi bằng 5% GDP, châu Âu 7% và Mỹ 10%. Trong năm 2021, dự tính giảm bội chi 0,7% GDP (bội chi giảm từ -5,4% xuống -4,7% GDP trong năm nay). CP cần thay đổi chính sách tài chính, tăng bội chi ngân sách lên khoảng -8% đến -9% GDP trong năm 2021 để có thể đối phó với dịch Covid-19/Delta hiện nay. VN hoàn toàn có khả năng tăng bội chi ngân sách như đề nghị vì tỷ lệ nợ công/GDP trong 2021-2022 trung bình là 39%, thấp hơn so với các nước cùng xếp hạng tín dụng (credit rating) BB như VN (theo Fitch) có tỷ lệ nợ trung bình là 60%.
Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị tinh thần để đối phó với cảnh huống không những không hoàn toàn dập tắt dịch Covid mà cũng không thể đạt tình trạng miễn dịch cộng đồng vì nhiều lý do khoa học và xã hội như đã đề cập ở phần trên.
Nhìn xa hơn, nên tìm mọi cách để đẩy mạnh chuyển đổi kỹ thuật số trong xã hội và kinh tế VN, nhất là phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng viễn thông, vừa giúp tăng khả năng chống dịch vừa giúp phát triển kinh tế. Trong năm 2020, tỷ lệ người dân tiếp mạng Internet tăng lên tới 70,4% so với 46,5% năm 2018; phủ sóng di động đạt 99,7%; nhưng số hộ gia đình có kết nối Internet mới được 47%. Để phát triển nhanh các dịch vụ y tế điện từ nhằm nâng cao hiệu năng chống dịch (nhất là theo dõi các người nhiễm đang cách ly tại nhà và triển khai việc tiêm chủng), có thể trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo để kết nối Internet. Theo đà đó, cần nâng cao dịch vụ chính phủ điện tử (e-government) đã bắt đầu phát triển. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc (LHQ) trong các nước thành viên, VN đứng thứ 86 (2020) so với thứ 99 (2014) với số điểm cao trên trung bình.
Trong khi năm học mới sắp bắt đầu, cần phát triển các dịch vụ dạy và học trực tuyến để có thể thực hiên việc chia phiên học sinh, mỗi ngày một nửa học tập trung tại lớp trong khi nửa kia học qua mạng, góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm dịch khi mở cửa trường học. CP có thể trợ cấp cho các học sinh nghèo để có điều kiện học trực tuyến.
Nói chung cần thúc đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử—trong năm 2020 đã đạt kim ngạch $11,8 tỷ hay 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá tiêu dùng trong cả nước, với 53% người dân sử dụng ví điện tử và thanh toán qua mạng.
Những bước phát triển các dịch vụ công quyền và thương mại điện tử sẽ góp phần nâng cao hiệu năng và tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế, giúp bù trừ phần nào các thiệt hại kinh tế do dịch Covid gây ra; và trước mắt giúp cải thiện năng lực chống dịch.
VI. KẾT LUẬN
Tóm tắt lại, VN cần thay đổi sách lược đối phó với Covid-19; không chỉ chú ý vào việc tập trung người nhiễm bệnh để chữa trị, mà còn phải tăng tốc độ tiêm ngừa và tăng bội chi ngân sách để tài trợ các chương trình yểm trợ sản xuất cần thiết, cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân và cứu trợ người nghèo; nhằm giúp ổn định một phần đời sống dân chúng, giảm việc phải phong toả quá lâu. Đồng thời cũng phải xây dựng cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu năng của nền kinh tế—như việc mạnh dạn chuyển đổi kỹ thuật số để thúc đẩy các dịch vụ công quyền và thương mại điện tử. Làm được như thế mới có thể sống chung lâu dài với dịch.
Trần Quốc Hùng
Nonresident Senior Fellow, Atlantic Council (Mỹ), nguyên là Executive Managing Director,
Institute of International Finance và Deputy Director, International Monetary Fund.
26/7/2021
⭐⭐⭐
Góp ý tại buổi gặp mặt trực tuyến của Nhóm
Edu-Sci thảo luận về dịch Covid-19 (25-7-2021)
Tóm tắt nội dung
Bài phát biểu này phân tích nguyên nhân việc tổ chức giản cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại TpHCM từ ngày 9-7-2021 đã không đạt kết quả như mong muốn và góp ý kiến về những giải pháp cần bổ sung trong chủ trương phòng chống dịch khi biến thể Delta đã chiếm giữ vai trò thống trị trong dịch bệnh Covid hiện nay. Biến thể Delta có tốc độ lây lan rất nhanh và vòng lây nhiễm ngắn giải thích vì sao các biện pháp phòng chống hiện hành không còn hiệu quả như trước khi nó xuất hiện. Giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình hiện nay là nâng cao tốc độ các khâu truy vết và phát hiện các F0 và nâng cao tính hiệu quả của các biện pháp cách ly, điều trị.
Sự khó khăn của các chiến dịch phòng chống Covid ở thời biến chủng Delta
Từ khi Virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2020, Nhà nước và nhân dân ta đã sớm nhận thức sự nguy hiểm của nó. Trong quá trình chống dịch Covid, Nhà nước ta đã dần hoàn chỉnh một hệ thống quy chế hướng dẫn phòng chống dịch với những nguyên tắc bảo vệ cá nhân (5K rồi 5K+Vaccin) và một số Chỉ thị (15, 16, …) để hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại những khu vực có điều kiện nguy cơ khác nhau. Với những kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình chống dịch, các biện pháp đó dần được bổ sung, cải tiến để việc phòng chống dịch trở nên tinh vi hơn, phù hợp hơn với mục tiêu kép – vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế thành công – và có sự quan tâm nhiều hơn đến những yêu cầu cơ bản của cuộc sống trong tình hình dịch bệnh. Những kết quả đạt được đã chứng minh tính hiệu quả và tính phù hợp của các biện pháp kiểm soát dịch Covid ở nước ta trước thời điểm biến chủng Delta xuất hiện.
Tuy nhiên trong đợt dịch mới nhất hiện đang hoành hành ở TpHCM và nhiều tỉnh phía Nam do biến chủng Delta mới, việc áp dụng các biện pháp phòng chống trước đây đang gặp nhiều khó khăn phức tạp. Sau 14 ngày thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị 16, TpHCM vẫn chưa làm chủ được tình hình và phải quyết định tiếp tục giản cách thêm một số ngày với Chỉ thị 16+, nghĩa là có bổ sung thêm một số biện pháp.
Những đặc điểm của biến thể Delta gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách phòng chống dịch
Chúng ta cần nghiên cứu các đặc tính của biến thể Delta để tìm ra những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đã thành công trước đây. Những tính chất của biến thể Delta hiện nay đã được hiểu biết khá rõ. Chúng ta biết: một là nó rất dễ lây lan (nếu không có biện pháp hạn chế lây nhiễm thì trung bình một bệnh nhân sẽ lây bệnh cho 5 người khác – ta ký hiệu là HSN1 = 5 và đọc là hệ số nhân sau một vòng lây nhiễm bằng 5), hai là nó phát triển nhanh trong cơ thể người bệnh (vòng lây nhiễm có thời gian ngắn, bằng 2 đến 4 ngày, ký hiệu: VLN = 2 – 4).
Với các số liệu này, ta có thể tính hệ số nhân sau một thời gian nhất định. Kết quả tính cho thấy nếu lấy HSN1 = 5, VLN = 2, thì kết quả tính hệ số nhân sau 14 ngày (7 VLN) sẽ là: HSN7 = 341.000 (số tròn). Đây là trường hợp không có tác động gì để ngăn cản lây nhiễm. Nếu can thiệp để giảm bớt lây nhiễm, ví dụ đưa HSN1 = 4, thì HSN7 = 16.400. Nếu can thiệp hiệu quả hơn nữa, HSN1 = 3, thì HSN7 = 3.190. Nếu phấn đấu tốt, ta có thể đạt HSN7 < hoặc = 1, khi đó ta sẽ cầm chắc thắng lợi.
Các tính toán cho thấy lợi ích to lớn của những biện pháp hạn chế lây nhiễm. Chúng càng hiệu quả thì hệ số nhân sau 14 ngày càng nhỏ. Lý tưởng là đạt đến KSN1 < 1 và mọi chính sách phòng chống phải hướng tới lý tưởng đó để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh. Muốn được như vậy, không có cách nào khác là phát hiện và cách ly hiệu quả người bị nhiễm bằng những biện pháp thích hợp. Nếu không xử lý hết sức nhanh chóng (siêu thần tốc) mọi việc, thì những biện pháp phòng chống sẽ không thắng được tốc độ phát triển thần tốc của virus chủng Delta. Ta sẽ không truy vết, phát hiện và cách ly người nhiễm bệnh kịp thời và để cho người ấy có thì giờ lây lan cho những người khác với một tốc độ chóng mặt. Chúng ta phải truy vết nhanh hơn (nhất thiết phải dựa vào công nghệ thông tin!), phải phát hiện nhanh hơn (các xét nghiệm định kỳ phải được thực hiện với tần suất cao hơn), và phải cách ly có hiệu quả hơn (không để cho người bị nhiễm chậm được phát hiện và tiếp tục lây cho những người khác; thực hiện nghiêm chỉnh 5K và các qui chế cách ly, đặc biệt trong các cơ sở cách ly tập trung hoặc trong các khu vực phong tỏa). Tóm lại, ta phải sử dụng những biện pháp siêu thần tốc để truy vết và phát hiện các ca bệnh tiềm tàng, và khi họ đã được công nhận F0 thì phải cách ly họ có hiệu quả. Không làm nhanh hơn và không cách ly có hiệu quả hơn thì ta không thể thắng được Covid-19 với biến chủng Delta.
Mặt khác, chúng ta cũng biết những người bị nhiễm với biến chủng Delta thường có nồng độ virus tập trung nhiều trong họng, và khi ho hoặc hắt hơi, thậm chí khi thở thì họ phát ra ngoài những giọt bắn và những son khí chứa nồng độ virus cao hơn nhiều so với trường hợp chủng gốc và các biến chủng khác. Hơn nữa virus chủng Delta có khả năng bám vào tế bào tiếp nhận của cơ thể dễ dàng hơn, do đó khi tiếp xúc với người bị nhiễm virus này trong một thời gian không lâu (chẳng hạn dưới 10 giây, thời gian chưa đủ để thăm hỏi sức khoẻ của nhau) là có thể đã hít phải một lượng virus đủ để bị lây bệnh!. Do vậy, cần xem lại một số quy định về khoảng cách nguy hiểm và thời gian tiếp xúc nguy hiểm vì các quy định hiện hành có thể không còn đủ an toàn. Nếu phải thay đổi các định nghĩa này để duy trì mức an toàn như trước, thì tiêu chí “tiếp xúc gần” (kết hợp khoảng cách tiếp xúc với thời gian tiếp xúc) cần được thay đổi để công tác truy vết được chính xác hơn. Tiêu chí về thời gian tiếp xúc an toàn phải ngắn hơn đáng kể, và tiêu chí về khoảng cách an toàn có thể phải xa hơn nhằm không để lọt những người đáng lẽ phải được xếp vào F1 nhưng vẫn tiếp tục sống ngoài cộng đồng vì đã lọt sổ khi qua truy vết.
Đến đây, tôi muốn nêu lên một vấn đề đặc biệt quan trọng, đối với các đợt xét nghiệm định kỳ, dù là trong các bệnh viện, các cơ sở cách ly tập trung hoặc các địa điểm cách ly khác, hay trong các khu vực phong toả. Nếu biến chủng Delta là thống trị trong dịch Covid, thì quy định chu kỳ xét nghiệm 3 hoặc 4 ngày là quá chậm, không đủ để chống lại sự tiến triển của dịch, vì đã để lọt những người đã bị nhiễm mà vẫn có thời gian tiếp tục tiếp xúc gần với những người chưa bị nhiễm nếu 5K và các quy định cách ly, như thường xảy ra, vẫn chưa được tuân thủ nghiêm ngặt do thiếu ý thức và do kiểm tra kém chặt chẽ. Tôi nghĩ đây là một nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh đã qua 14 ngày của chương trình giản cách xã hội áp dụng chỉ thị 16 trên toàn Thành phố mà vẫn chưa làm chủ được tình hình lây nhiễm quan trọng hiện nay. Và số lượng lây nhiễm mới hàng ngày cho thấy chính những khu vực cách ly tập trung, các khu vực phong toả, các vùng giản cách và các khu công nghiệp là những nơi lây nhiễm nhiều nhất. Tôi rất tán thành khi được biết TpHCM sẽ tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16+ trong đó có ý định giảm bớt thời gian giữa các lần xét nghiệm định kỳ. Nếu điều kiện cho phép, theo tôi nên xét nghiệm mỗi ngày, và không nên quá tiết kiệm trong mục chi tiêu này, vì đây có thể là yếu tố quyết định thắng lợi trong tình hình căng thẳng hiện nay.
Ngoài ra tôi cũng tán thành những biện pháp nhằm tránh bẻ gãy các dây chuyền sản xuất và xem đó là tích cực để phục vụ mục tiêu kép, nhưng tuyệt đối không nên chấp nhận để công nhân làm việc trong những môi trường không an toàn Covid. Nơi cư trú của công nhân, nếu là phòng trọ cũng phải có biện pháp cách ly để không gây “lây nhiễm chéo” giữa các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một địa bàn. Những sự quan tâm hiện nay của lãnh đạo TpHCM mà tôi được biết đang đúng theo các hướng vừa nêu, là rất đáng hoan nghênh. Vấn đề còn lại là tổ chức kiểm tra kỹ các điều kiện an toàn trước khi cho làm việc và giám sát thường xuyên để bảo đảm các điều kiện đó được duy trì liên tục.
Xin cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các bạn, và cũng xin được thông cảm vì sự vắng mặt của tôi do một vấn đề sức khoẻ mà tôi hy vọng là nhất thời. Xin cảm ơn anh Nguyễn Xuân Xanh đã nhận lời đọc bài phát biểu giúp tôi. Chúc các anh chị trong nhóm được nhiều sức khoẻ và bình an trong làn sóng dịch hiện nay.
Trần Hà Anh
TSKH, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
Đà Lạt, ngày 23-7-2021
⭐⭐⭐
CẦN NHỮNG BIỆN PHÁP CÓ TÍNH CÁCH TÂN VÀ
THỰC HIỆN MỤC TIÊU KÉP VỚI NỘI DUNG MỚI
Trong tình hình dịch bệnh đang lan rộng, mục tiêu khẩn cấp hiện nay là phải ngăn chặn lây lan, giữ ổn định cuộc sống của dân chúng, giữ cho dây chuyền cung cấp các sản phẩm thiết yếu không bị dứt gãy và khẩn cấp tăng lượng cung vac-xin. Nguồn lực về vac-xin, về cơ sở và nhân lực y tế có giới hạn nên phải đưa ra một thứ tự ưu tiên trong việc tiêm chủng. Bộ máy hành chánh các cấp vốn rất kém hiệu suất, khó có thể cải thiện ngay nên cần thêm những biện pháp có tính cách tân (như việc thực thi các gói hỗ trợ của chính phủ thông qua hoạt động của các đoàn thể thiện nguyện, thông qua các hiệp hội doanh nghiệo, v.v..) để ứng phó với tình hình rất khẩn trương hiện nay.
- Chính phủ hỗ trợ người dân gặp khó khăn thông qua hoạt động của các tổ thức thiện nguyện:
Lao độngtự do tại các tỉnh, thành phố có dịch là đối tượng bị tổn thương, đang chịu ảnh hưởng trực tiếp về giảm thu nhập, mất việc làm. Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021, có khoảng 12,8 triệu người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó 66,4% bị giảm thu nhập vốn đã rất thấp. Chính phủ đã công bố các chính sách hỗ trợ nhưng số người nhận được hỗ trợ còn ít. Trong lúc đó, rất mừng là nhiều tổ chức thiện nguyện ra đời và hoạt động rất tích cức. Chính phủ cần tạo điều kiện để những tổ chức ấy hoạt động có hiệu quả và tốt hơn nữa là trực tiếp phân bổ một phần ngân sách hỗ trợ cho các tổ chức này.
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn cũng cần những biện pháp mới:
Chính phủ đã quyết định chính sách cứu giúp doanh nghiệp qua việc hoãn thuế, cho vay không lãi hoặc lãi suất thấp, miễn nhiều loại phí, v.v.. nhưng việc thực thi chậm chạp, còn nhiều nhiêu khê. Trước đây, ngay cả the chưa có dịch, các gói hỗ trợ của chính phủ nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp hỗ trợ cũng không được thực thi hiệu quả vì thủ tục nhiêu khê, vì cán bộ quản lý thiếu tinh thần trách nhiệm, v.v.. Tình trạng này không thể cải thiện ngay. Trong tình trạng khẩn cấp hiện nay, cần nghĩ thêm các biện pháp mới, chẳng hạn cán bộ phụ trách của chính quyền địa phương cùng hành động với các hiệp hội doanh nghiệp khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ của chính phủ. Tôi chưa nghĩ ra được các biện pháp gì hay hơn, ở đây chỉ đưa ra vấn đề để cùng suy nghĩ.
- Khẩn cấp tăng cung cấp vac-xin:
Từ tháng 4/2021 trở về trước VN tương đối thành công trong mục tiêu kép là vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Nhưng cũng do sự thành công đó mà ta thiếu cảnh giác, không yêu cầu dân chúng triệt để phòng lây nhiễm (bằng giãn cách, bằng đeo khẩu trang,…), không cân nhắc và quản lý chặt chẽ việc cho chuyên gia nước ngoài trở lại làm việc, để một số trong nhũng người đó mang theo dịch bệnh Covid19 làm lây lan nhanh từ tháng 5 đến nay. Một thất bại từ sự thành công của năm ngoái là ta đã không sớm chuẩn bị các nguồn cung cấp vaccine để bây giờ tỉ lệ người được tiêm chủng trên tổng dân số mới chỉ vài phần trăm.
Bây giờ nhà nước phải khẩn cấp động viên mọi nguồn lực, kể cả ngoại giao ở cấp lãnh đạo cao nhất. để nhanh chóng tăng lượng cung vaccine. Trường hợp Nhật Bản, thủ tướng Suga Yoshihide tự mình thương lượng trực tiếp (nhiều lần qua điện thoại và hội đàm) với Tổng giám đốc công ty Flizer của Mỹ. Thấy tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại ông Suga đã thương lượng lại, đề nghị cung cấp đủ trong tháng 8 thay vì tháng 10 năm nay như kết quả thương lượng trước đây. Được biết chính phủ VN cũng đã nỗ lực trong việc nầy và đã có kế hoạch để từ nay đến tháng 3 sang năm mua, tiếp nhận 150 triệu liều vac-xin. Vấn đề là phải nỗ lực tiếp để việc cung cấp được bảo đảm và thực hiện nhanh hơn. Các dự án đầu tư công về cơ sở hạ tầng có thể hoãn lại để ưu tiên ngân sách cho việc mua vaccine.
- Trước mắt và trong ngắn hạn, thực hiện mục tiêu kép với nội dung mới:
Trước tình hình dịch bệnh quá nghiêm trọng, cần cải thiện việc quản lý của chính quyền các cấp về việc cách ly, việc chống dịch, và ổn định cuộc sống của dân. Mục tiêu của việc quản lý này là ngăn chặn được lây lan, tránh tình trạng quá tải của hệ thống y tế, và ổn định, khôi phục sản xuất, lưu thông các hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men, dụng cụ y tế v.v.. Từ quan điểm này ta thấy tuy hiện nay chống dịch là nhiệm vụ cần ưu tiên nhưng vẫn phải duy trì sản xuất và lưu thông những mặt hàng thiết yếu, và sau đó là hồi phục xuất khẩu.
Với lượng cung cấp vac-xin còn hạn chế và chỉ tăng dần, chính phủ cần đặt ra thứ tự ưu tiên các đối tượng được tiêm: Thứ nhất là những người phục vụ ở các cơ sở y tế và những cán bộ nhân viên phụ trách những việc phải tiếp xúc với dân. Ưu tiên tiếp theo là công nhân viên, lao động trong sản xuất và lưu thông các mặt hàng thiết yếu cho đời sông của dân. Thứ ba là người cao tuổi, người có bệnh nền và công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp để duy trì sản xuất cho xuất khẩu vì các thị trường xuất khẩu chính của VN như Mỹ, Trung Quốc, v.v..dịch bệnh đang được khắc phục, kinh tế đang phục hồi, như vậy vừa giữ được thị trường vừa duy trì công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động.
Trong ý nghĩa đó trước mắt và trong ngắn hạn, ta vẫn phải thực hiện mục tiêu kép nhưng với nội dung mới, không phát triển kinh tế nói chung, không đặt mục tiêu tăng GDP, mà phát triển kinh tế với trọng điểm là sản xuất và lưu thông các mặt hàng thiết yếu, tiếp theo là khu vực xuất khẩu.
5. Trong dài hạn, ta phải đặt tiền đề là sẽ phải sống chung với đại dịch lâu dài:
Kinh tế thế giới sẽ phải thay đổi và tư duy phát triển của Việt Nam cũng phải khác với suy nghĩ từ trước. Các quan hệ như tập trung và phân tán, đô thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp, nội địa và toàn cầu hóa, truyền thống và hiện đại sẽ chuyển theo hướng khác hoặc có điều chỉnh so với những gì đã thấy trong quá khứ. Tiến bộ kỹ thuật theo hướng giảm nhanh nhu cầu lao động, nhất là lao động giản đơn. Đại dịch thúc đẩy công việc, việc làm thực hiện xuyên biên giới nên việc xuấy khẩu lao động sẽ giảm nhiều. Với dân số và lao động đông, VN sẽ trực diện với vấn đề đào tạo lại và bảo đảm công ăn việc làm cho một lực lượng lao động lớn. Nhưng đây là những vấn đề chưa cấp bách, chưa cần bàn trong lúc này. Ở đây nêu ra để nói một ý là ta phải sẵn sàng sống chung với dịch và sẽ phải có chiến lược phát triển trong bối cảnh mới.
Trần Văn Thọ
Nguyên Giáo sư Đại học Waseda
Tokyo, 26/7/2021
⭐⭐⭐
VÀI GÓP Ý NGẮN GỌN CHO CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG
COVID-19 CHO CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Rất nhiều người trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau (y tế, kinh tế, xã hội, vv) đã đóng góp ý kiến cho công việc phòng chống covid19 và phục hồi kinh tế tại Việt Nam. Từ quan điểm một nhà kinh tế học thuật ở Úc, tôi xin phép có vài nhận xét và ý kiến tổng quan ngắn gọn như sau:
1) Sự tương tác giữa chính sách kinh tế và chính sách y tế
Trong hoàn cảnh bình thường, các mục tiêu kinh tế sẽ ảnh hưởng lên chính sách y tế. Nhưng trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, các biện pháp kinh tế phải chịu ảnh hưởng của các biện pháp y tế thích hợp. Thật ra, các mô hình kinh tế vĩ mô, vi mô chỉ giúp chúng ta với các biện pháp kinh tế rất chung chung, ví dụ như kích cầu. Vì thế, chính sách phòng chống covid-19 cơ bản phải dựa vào các ý kiến và đề xuất của các chuyên gia y tế (vi rút học hay dịch tễ học). Ngoài ra, hậu quả của covid-19 có rất nhiều chiều kích khác nhau. Do đó, các ý kiến và đề xuất của các nhà xã hội học hay tâm lý học cũng nên được chú ý hơn.
2) Đánh đổi chính sách và tư duy kinh tế
Trong chính sách công, luôn luôn có sự đánh đổi. Ở trong mục tiêu kép hiện nay của chính phủ (phòng chống dịch và duy trì phát triển kinh tế) đã có hàm ý đánh đổi giữa sình tồn và sinh kế. Trong bối cảnh hiện nay, Quốc hội và Chinh Phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vv, ngay lúc này, nên chính thức đồng loạt tuyên bố giảm dự báo tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2021. Chỉ với một tư duy chấp nhận thực tiễn kinh tế như vậy, chính phủ mới có thể cương quyết đối phó với đại dịch covid-19 bằng việc thực thì các biện pháp y tế thích hợp. Xin lưu ý là việc giảm dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 hoàn toàn phù hợp với các dự báo kinh tế quốc tế mới nhất.
̣(3) Hai chính sách thích hợp
Hai biện pháp phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại là chích ngừa và kích cầu. Việc chích ngừa đã có sự đồng thuận của tất cả chuyện gia nên không cần nói nhiều thêm. Hai điểm quan trọng là (i) một kế hoạch đồng bộ chích nhanh mà không phí phạm với mục tiêu chính ngửa hai mũi cho 2/3 dân số trong vòng 12 tháng sắp tới, (ii) ngăn ngừa các nhóm lợi ích lợi dụng cơ hội trục lợi. Về kích cầu, cơ bản tôi đồng ý với đề xuất của TS Huỳnh Thế Du: kích cầu qua việc cung cấp mội gói hàng hoá cần thiết cho toàn hộ dân Việt Nam, không phân biệt giàu nghèo. Ngoài tác động kinh tế, gói kích cầu này có thể giúp việc ổn định tâm lý quần chúng, Dĩ nhiên, cũng nên tính trước biện pháp ngăn ngừa các tiểu cực có thể xảy ra ở cấp địa phương, phường khóm.
(4) Chia sẻ gánh nặng của đại dịch
Trong nhiều thập kỷ phát triển kinh tế vừa qua, bất bình đẳng thu nhập và tài sản tại Việt Nam tiếp tục gia tăng. Sự phân hóa giữa thành thị và thôn quê, giữa người giàu và người nghèo càng lúc càng nhiều. Đại dịch covid-19 này đã và đang làm sự bất bình đẳng này rõ nét hơn. Có nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ, người trẻ tuổi và người ít tài sản bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề nhất. Chi phí đối phó với đại dịch (chương trình chích ngừa cho dân chúng, các gói kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp, vv) là những áp lực lớn và lâu trên ngân sách nhà nước. Theo nguyên tắc công binh xã hội của chính sách công, những người có thu nhập hay tài sản cao, phải gánh chịu một tỷ lệ cao của gánh nặng chi phí này. Hệ thống thuế, nhất là thuế thu nhập cá nhân, ở Việt Nam hiện nay chưa thực hiện được việc này một cách nghiêm túc và cái tổ chính sách thuế theo chiều hướng tăng công binh xã hội là chuyện cần phải nghĩ tới.
Trần Nam Bình
Giáo sư, UNSW Business School, UNSW Sydney
27/7/2021
⭐⭐⭐
MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHỐNG DỊCH COVID Ở VIỆT NAM
I – NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH
Việt Nam chỉ thực sự gặp phải thách thức kể từ đợt dịch tháng tư khi số ca nhiễm ngày một tăng cao và dần vượt ngưỡng khả năng chịu đựng của hệ thống y tế và cả xã hội. Từ thực tiễn của các nước khác cho thấy đỉnh dịch của Việt Nam vẫn còn ở phía trước. Số liệu cập nhật đến ngày 24/7 trên ourworldindata cho thấy, số ca nhiễm trên một triệu người của Việt Nam là gần 100 ca và bình quân 7 ngày là 64 ca. Trong tình huống xấu nhất, từ trường hợp của các nước, thì số ca trên một triệu dân có thể ở mức 400 người như Malaysia, ngần 300 như Ấn Độ và Băng-la-đét, hay gần 200 ca như Indonesia hay Thái Lan. Số tử vong có thể ở mức 300-600 người/ngày cho 100 triệu dân. Thậm chí có thể còn cao hơn nữa. Kịch bản 20-40 nghìn ca nhiễm mới và 300-600 ca tử vong một ngày là rất có thể xảy ra đối với Việt Nam.
Hình 1. Số ca nhiễm hàng ngày trên một triệu dân của một số nước
Nguồn: https://ourworldindata.org/covid-cases
Mọi thứ đã thay đổi rất nhanh. Những kinh nghiệm hay bài học Việt Nam đã làm trong hơn một năm từ trước thời điểm đợt dịch vừa rồi bùng phát gần như không còn tác dụng ở thời điểm hiện tại. Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm các nước khác, đã gặp phải tình trạng tương tự.
II – MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Ở bối cảnh hiện tại, mục tiêu đối cần phải rõ ràng và thực tế. Ba mục tiêu cụ thể gồm: (1) đảm bảo dịch không bùng phát quá mức; (2) có đủ nhu yếu phẩm và những sản phẩm dịch vụ thiết yếu cho người dân trong giai đoạn giãn cách; và (3) bảo tồn năng lực sản xuất, không để các chuỗi sản xuất và giá trị bị đứt gãy hoặc bị mất hợp đồng bởi các nước khác dẫn đến khó khăn cho giai đoạn phục hồi. Thách thức là ba mục tiêu trên có sự xung đột hay phải đánh đổi. Ở thời điểm hiện tại, các chính sách được đưa ra cần cụ thể và rõ ràng với tính khả thi. Chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý cho ba mục tiêu trên.
Thứ nhất, ưu tiên cho việc chống dịch. Việc quan trọng nhất của nhà nước hiện nay là huy động và sử dụng hiệu quả nhất hệ thống y tế cho việc chống dịch. Phải đảm bảo các vật tư, trang thiết bị y tế cần thiết cho nhu cầu và huy động đội ngũ những người làm y tế để giảm đến mức tối đa những tắc nghẽn, căng thẳng và quá tải. Việc có được vắc xin càng sớm càng tốt, đương nhiên, là hết sức quan trọng lúc này. Nhà nước cần sử dụng ngay ngân sách cho việc mua vắc xin và có chế độ đãi ngộ hợp lý cho những người đang ở tuyến đầu.
Thứ hai, phát tiền cứu trợ cho tất cả các hộ gia đình. Có ngay gói ngân sách có quy mô đáng kể để phát tiền cho các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ khó khăn, có thu nhập thấp để đảm bảo việc chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu trong khoảng 3-6 tháng. Khả năng áp dụng Chỉ thị 16 hoặc mạnh hơn cho nhiều tỉnh thành và tình hình có thể kéo dài đến 6 tháng hoặc lâu hơn nữa (cho đến khi đạt được miễn dịch cộng đồng). Một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất là đời sống người dân. Để việc thực thi các quy định được nghiêm và người dân yên tâm ở nhà hơn, Nhà nước cần có ngay gói hỗ trợ cho toàn dân tương đương với nhu cầu lương thực thực phẩm và tiêu thụ điện trong 6 tháng của nhóm có thu nhập thấp nhất.
Dựa vào mức tiêu thụ bình quân các mặt hàng thiết yếu trong điều tra của Tổng cục thống kê năm 2020, thông báo giá ngày 5.7 của Sở Tài chính Cà Mau và ước tính 68% số hộ tiêu thụ điện dưới 200 kwh/tháng (giả định mỗi hộ 4 người) thì nhu cầu chi tiêu tối thiểu hàng tháng cho các hàng hóa thiết yếu 567.000 đồng/tháng, tương đương 3,4 triệu đồng/6 tháng. Như vậy, tổng gói hỗ trợ cho 6 tháng là 334.000 tỉ đồng, tương đương với 5% GDP ước tính cho năm 2021 của cả nước. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu gánh nặng ngân sách trước mắt, có thể chọn phương án trước mắt hỗ trợ 3 tháng sẽ tương đương với 2,5% GDP. Nếu muốn giảm nữa có thể giảm số thịt tiêu thụ còn một nửa (phần này chiếm gần 40% tổng chi tiêu), như vậy gói hỗ trợ tương đương với 2% GDP ước tính năm 2021.
Bảng 1. Tính toán mức hỗ trợ cần thiết
Ghi chú:
-Lượng tiêu thụ lấy từ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2020 của TCTK.
-Giá hàng hóa theo Thông báo số 217/TB-STC ngày 5/7/2021 của Sở Tài chính Cà Mau.
-Số liệu điện ước tính 68% hộ gia đình tiêu thụ điện dưới 200 Kwh và tính cho 4 người.
Nguồn: Tính toán của tác giả
Thứ ba, đảm bảo việc cung cấp nhu yếu phẩm và những hàng hoá dịch vụ thiết yếu cho cả xã hội được vận hành một cách tốt nhất. Đảm bảo không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng nghiêm trọng. Cần có các chính sách đề việc cung ứng các nhu yếu phẩm thiết yếu được lưu thông một cách thông suốt. Tạo điều kiện để thị trường có thể vận hành, từ khâu nuôi trồng, sản xuất đến phân phối đến người tiêu dùng từng ký gạo, ký thịt hay con cá, quả trứng, bó rau… Khi siết Chỉ thị 16, vai trò của nhà nước là tạo điều kiện cho các hoạt động đó diễn ra theo “trạng thái bình thường mới”, tức là sản xuất, cung ứng thực phẩm đảm bảo chuỗi cung ứng không bị tắc nghẽn nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo các quy tắc giãn cách để chống dịch một cách hiệu quả.
Sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh sẽ không gặp nhiều khó khăn khi áp Chỉ thị 16, mặc dù vẫn có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, nhưng thấp do khoảng cách lớn và tương tác giữa người với người thấp. Cái khó nhất là dây chuyền thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến đến bảo quản, vận chuyển, bán đến tay người tiêu dùng. Vậy không chỉ nông dân làm việc, mà công nhân bốc vác hàng hóa, tài xế vận chuyển, nhân viên hậu cần, tiểu thương, siêu thị, thậm chí các khu chợ (lưu động), nhân viên giao hàng… đều phải vào cuộc.
Như vậy, trước hết phải ưu tiên tiêm vaccine và các thiết bị bảo hộ y tế (khẩu trang, sát khuẩn) cho những người này. Thứ hai, phải tổ chức lại các quy định kỹ thuật về mua bán. Quy định phòng dịch với tài xế xe, nhân viên giao hàng; quy định về tổ chức sơ đồ mua bán trong chợ, siêu thị đảm bảo 5K; đánh giá đúng mức độ nguy cơ để biết đóng/mở cửa chợ/siêu thị kịp thời; tổ chức luồng xanh cho xe thực phẩm; khuyến khích mua hàng trực tuyến…
Thêm vào đó, cần có ngay những chính sách miễn giảm những khoản đóng góp theo nghĩa vụ (thuế và các khoản khác) để giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp và người dân.
Thứ tư, đưa ra những chính sách và sự hỗ trợ cần thiết để các hoạt động chung tay của cộng đồng, của xã hội cho những đối tượng yếu thế được phát huy và duy trì. Cần lên danh sách những tổ chức có uy tín và khả năng (kể cả các cơ sở tôn giáo) cung cấp các bữa ăn hay nhu yếu phẩm miễn phí (hoặc có giá không đáng kể) để bố trí ngân sách cho họ tiếp tục công việc vì khả năng đóng góp trong thời gian tới của xã hội sẽ giảm đi đáng kể do ngân sách nhà ai cũng bị bào mòn. Thêm vào đó, cộng đồng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuân thủ các quy định hay chính sách của nhà nước nếu có sự đồng thuận.
Thứ năm, tổ chức cung cấp các bữa ăn miễn phí hoặc nhu yếu phẩm cho các đối tượng yếu thế, không có thu nhập để duy trì các nhu cầu cần thiết. Đây là điều hết sức quan trọng đối với các địa phương, nhất là các địa phương có đông lực lượng lao động là người nhập cư, công nhân các nhà máy vì lực lượng lao động và số người phụ thuộc bị ảnh hưởng bởi giãn cách, các doanh nghiệp đóng cửa hoặc giảm quy mô hoạt động. Việc này có thể kết hợp với nhóm giải pháp thứ tư nêu trên.
Thứ sáu, bảo tồn năng lực sản xuất, không để các chuỗi sản xuất và giá trị bị đứt gãy hoặc bị mất hợp đồng bởi các nước khác dẫn đến khó khăn cho giai đoạn phục hồi. Cần theo dõi một cách sát sao tình hình để có thể cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất ngay khi có thể. Đối với các doanh nghiệp có thể tổ chức hoạt động thì tạo điều kiện hay tìm các giải pháp để duy trì các hoạt động ở mức cao nhất có thể, vừa đảm bảo giảm thiểu việc lây lan của dịch bệnh, vừa đảm bảo không bị đứt gãy các chuỗi sản xuất.
Huỳnh Thế Du
⭐⭐⭐
Nguyễn Phi Hùng & Nguyễn Minh Thọ
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
A. Bối cảnh
- Tình hình dịch bệnh Covid-19
Theo trang tin của Bộ Y tế Việt Nam [1], tính đến hết ngày 26/7/2021, Việt Nam có trên 100.000 số ca nhiễm Covid-19, tử vong 509 người. Tình hình dịch đang diễn biến rất phức tạp, xảy ra ở quy mô rộng trên hầu hết các vùng miền của Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh, thành đông dân cư, tập trung nhiều khu công nghiệp và dân lao động như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bắc Giang, Bắc Ninh,… Trong khi đó, tốc độ tiêm chủng vaccine Covid-19 của Việt Nam còn rất chậm, tỉ lệ người dân được tiêm chủng hiện còn rất thấp. Tính đến ngày 24/7/2021, Việt Nam chỉ đạt 4,26% dân số đã tiêm chủng vaccine COVID-19 (đa số trong số đó mới được tiêm chủng 1 mũi) [2].
- Khó khăn
Nhiều vùng đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Chính phủ. Sản xuất bị đình trệ, lưu thông bị gián đoạn, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy… đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế – xã hội, trong đó có giáo dục phổ thông.
Tại hầu hết các trường học Việt Nam, hoạt động dạy học buộc phải chuyển từ hình thức trực tiếp truyền thống (in person) sang trực tuyến (online). Trong thời kỳ đầu, dạy học online đã được xem như một biện pháp ứng phó thích đáng với yêu cầu giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, sự kéo dài biện pháp thay thế này đã và đang dẫn đến hệ lụy là làm suy giảm rõ rệt chất lượng dạy và học, do nhiều điểm hạn chế bộc lộ của dạy học online có thể kể ra như sau:
i) Ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý học sinh và cả giáo viên (GV). Mất đi sự tự nhiên vốn có của lứa tuổi học sinh phổ thông là được sống/vận động trong môi trường hòa nhập, hợp tác, chia sẻ, yêu thương,… Từ đó, gia tăng các chứng bệnh về tâm lý trong lứa tuổi học sinh như trầm cảm, tự kỷ, ngại giao tiếp,…
ii) Sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau, giữa giáo viên với đồng nghiệp… bị giảm đi đáng kể. Điều đó dẫn đến khả năng truyền đạt kiến thức của GV cho học sinh cũng như trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp bị ảnh hưởng;
iii) Khó quản lý, giám sát người học;
iv) Phương thức kiểm tra/thi chưa phù hợp dẫn đến kết quả đánh giá không đảm bảo thực chất, khách quan;
v) Không thực hiện được đối với các môn học cần thí nghiệm, thực hành, trải nghiệm;
vi) Khó khăn để học sinh rèn luyện các kỹ năng cần thiết khác;
vii) Điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, đường truyền internet… không đồng đều giữa các vùng miền; nhiều gia đình ở vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn, thiếu thốn;
viii) Gây khó khăn cho phụ huynh học sinh, vì họ phải dành thời gian ở nhà để quản lý con cái, ảnh hưởng đến việc làm và sinh kế.
ix) Do đối diện với khủng hoảng dịch bệnh khá bị động, nên nhiều kế hoạch giáo dục đã bị phá vỡ, xô lệch. Hầu hết tiến độ dạy học trong nhà trường bị thay đổi. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học năm 2021 đã bị chia thành 2 đợt: đợt 1 đã thi từ ngày 6-8/7, đợt 2 dự kiến sẽ thi từ ngày 5-7/8. Việc chia làm 2 đợt thi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và áp lực của học sinh, đến tính công bằng và khách quan của kỳ thi. Đó là chưa kể, tính khả thi về đợt 2 của kỳ thi đang bị đe dọa do diễn biến dịch Covid-19 còn rất phức tạp, do học sinh và phụ huynh ngại tập trung để thi trong thời điểm này.
Lộ trình áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới (ban hành theo Thông tư 32/2018/BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo [3]) đang được thực thi tại Việt Nam cũng gặp phải khó khăn, trở ngại lớn giữa bối cảnh dịch bệnh. Trong một thời gian ngắn, giáo viên vừa phải tham gia bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ (cũng chủ yếu theo hình thức online), vừa phải thực hiện chương trình giáo dục hiện hành đồng thời tiếp cận thực hiện chương trình giáo dục và sách giáo khoa mới với nhiều thay đổi. Vì vậy, chất lượng và hiệu quả đổi mới giáo dục có nguy cơ không đạt được như kỳ vọng.
B. Góp ý, đề xuất
- Phải xác lập cho giáo dục phổ thông Việt Nam một trạng thái bình thường mới đảm bảo tính bền vững, linh hoạt, thích ứng và “sống chung” với diễn biến dịch bệnh
i) Cả xã hội đang nổ lực để cùng nhau sớm thiết lập trạng thái miễn dịch cộng đồng. Nhưng trước khi có miễn dịch cộng đồng, dịch bệnh có thể khó lường, không biết chắc lúc nào kết thúc; nhưng “dòng chảy” giáo dục thì vẫn phải lưu thông như một nhu cầu thiết yếu của nhân loại, trường học thì không nên đóng cửa;
ii) Xem giáo viên, nhân viên giáo dục là đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine (như ngành y tế), vì họ tiếp xúc nhiều với số lượng lớn học sinh;
iii) Kế hoạch giáo dục, dạy học nên linh hoạt, nên được dự kiến nhiều kịch bản dựa trên các yếu tố phân tích, đánh giá rủi ro một cách nghiêm túc và sát thực tế. Do yếu tố bất khả kháng của dịch bệnh, cần thiết có điều chỉnh lộ trình áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hướng cẩn trọng trong nội dung đổi mới, giãn thời gian thực hiện… để đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục.
- Không nên quá lệ thuộc và lạm dụng dạy học online
i) Kết hợp dạy trực tuyến và trực tiếp (blended learning): theo từng thời điểm, theo tính chất của môn học. Tận dụng những ưu điểm của dạy học online cho các môn học mang tính lý thuyết, thuyết giảng. Các môn học cần thảo luận, thí nghiệm, thực hành, trải nghiệm, trang bị kỹ năng… thì phải tìm cách thực hiện trực tiếp;
ii) Hình thành các lớp học “giãn cách” để thuận lợi hơn bằng hình thức trực tiếp, qua một số cách như: tăng số phòng học, tăng ca dạy, tăng tuyển dụng giáo viên, giảm sĩ số học sinh/lớp,…
3. Cải tiến thi cử
i) Tạo các ngân hàng đề thi phong phú cho các môn học của các cấp học trong giáo dục phổ thông. Tăng cường tính khoa học, khách quan, công bằng trong thi cử;
ii) Xem thi cử là hoạt động đo lường kết quả học tập của người học, như một trong những biện pháp cải tiến chất lượng dạy học. Giảm dần tư tưởng “khoa bảng”, gây tâm lý nặng nề cho các kỳ thi, dễ dẫn đến gian lận trong thi cử (đã xảy ra ở nhiều nơi với mức độ nghiêm trọng);
iii) Cải tiến các kỳ thi quốc gia. Đối với kỳ thi đại học: nên chuyển sang phương thức thi đánh giá năng lực (thi online thường kỳ mà không cần tập trung), kết quả thi được dùng chung để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
- Tận dụng “cơ” trong “nguy”
i) Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục: phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật; kiến tạo nền tảng giáo dục tương thích, áp dụng hiệu quả các thành tựu của thời đại số;
ii) Cải tiến, thay đổi phương pháp, phương thức dạy học theo hướng kết hợp giữa giá trị truyền thống với xu thế hiện đại, khai phóng;
iii) Đẩy mạnh truyền bá tri thức: mở rộng ảnh hưởng của các giáo viên xuất sắc, sự thể hiện chính kiến của học sinh… thông qua chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội;
iv) Tạo lập sự công bằng trong giáo dục: đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin cho các vùng miền còn khó khăn; phát triển và chia sẻ các nguồn học liệu mở chất lượng đến các thành phần nghèo, yếu thế;
v) Phát triển giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời, đào tạo gắn kết với nhu cầu xã hội.
Ngày 26 tháng 7, 2021
Nguyễn Phi Hùng, Phó Giáo sư, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục, Trường Đại học Quy Nhơn, [email protected]
Nguyễn Minh Thọ, Emeritus Professor, Department of Chemistry, University of Leuven, Belgium; [email protected]
Tham khảo
[2] https://ourworldindata.org/covid-vaccinations?country=VNM
[3] https://moet.gov.vn/van-ban/vanban/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=1301